Hệ sinh thái Polkadot và những mảnh ghép quan trọng trong hệ

0
550 views

.

Polkadot là hệ sinh thái thế hệ tiếp theo được ra đời nhằm khắc phục những hạn chế mà Ethereum và các blockchain khác đang gặp phải. Bao gồm khả năng tương tác, mở rộng, tốc độ giao dịch chậm, phí gas cao. Với sứ mệnh trở thành một nơi giúp các cá nhân có thể dễ dàng xây dựng các blockchain riêng biệt. Polkadot còn giúp trao đổi dữ liệu minh bạch giữa các blockchain khác nhau. 

Trong bài viết sau, anh em hãy cùng GTA Research tìm hiểu chi tiết hơn về những ưu điểm cũng như hạn chế, cách thức hoạt động. Và phân tích những mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái Polkadot nhé. 

Polkadot là gì?

Polkadot (DOT) là một nền tảng blockchain giúp kết nối nhiều blockchain riêng biệt thành một mạng thống nhất. Từ đó cho phép trao đổi dữ liệu xuyên chuỗi và tận dụng tối đa nguồn lực của toàn hệ sinh thái.

Do đó, Polkadot được xem như là một blockchain của nhiều blockchain. Dự án này sẽ giúp các nhà phát triển có thể xây dựng blockchain riêng trên hệ thống Polkadot một cách dễ dàng. Tương tự như các nền tảng như Ethereum hay Binance Smart Chain.

Ưu điểm nổi bật của Polkadot 

Một số ưu điểm nổi bật của Polkadot có thể kể đến như: 

  • Khả năng tương tác 
  • Khả năng mở rộng
  • Tính cá nhân hóa
  • Khả năng nâng cấp dễ dàng
  • Khả năng xử lý nhiều giao dịch nhanh và cùng một lúc 
  • Có thể tự quản lý hệ thống mạng lưới của mình 

Trong khi hệ sinh thái Ethereum đã khá hoàn thiện và có những dấu hiệu chững lại thì Polkadot đang tự xây dựng cho mình một hệ sinh thái trải dài rất nhiều mảng. Thay vì định vị bản thân là đối thủ cạnh tranh của Ethereum. Polkadot lại hướng tới mục tiêu trở thành đối tác bổ trợ cho mọi nền tảng blockchain khác nhau. Nơi mà các nền tảng đến để kết nối và hợp tác. 

Nhược điểm của Polkadot 

Polkadot là một hệ sinh thái đầy tiềm năng hứa hẹn. Tuy nhiên nó vẫn còn tồn động một số vấn đề cần cải thiện. Một trong số đó chính là Sharding. 

Sharding là một loại phân vùng để chia cơ sở dữ liệu thành các phần nhỏ hơn nhằm tiện cho việc quản lý. Thực hiện sharding sẽ thay thế được việc phải kiểm tra giao dịch bởi tất cả các node trên mạng. Khi đó, Sharding sẽ tiếp nhận hàng ngàn giao dịch trên mỗi giây thay vì phải chờ đợi để trải qua hàng loạt quá trình phức tạp. 

Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động này có khả năng gây ra các lỗ hổng trong chuỗi. Khi một node bị hỏng thì đồng thời cả hệ thống chuỗi cũng sẽ bị hư hại nghiêm trọng.

Cách thức hoạt động của Polkadot

Để giải quyết những vấn đề trên, Polkadot đã thiết kế một nền tảng với 3 thành phần chính. Bao gồm: Relaychain, Parachains, và Bridge.

  • Relaychain đóng vai trò là “trái tim” của Polkadot. Nó chịu trách nhiệm trong việc bảo mật mạng, đồng thuận và tương tác cross-chain. Đây chính là nơi tất cả các giao dịch đều được xác thực. Relay chain sẽ phân tách, bổ sung các giao dịch mới trên chuỗi và hành động xác thực chúng. Từ đó tạo điều kiện cho các giao dịch diễn ra nhanh hơn. 
  • Parachains: Đây là một giải pháp mở rộng mạng lưới của Polkadot. Parachains có thể là một Dapp hay một Data Structure. Miễn sao nó có thể cung cấp bằng chứng có thể xác thực bởi trình xác thực. Nó sẽ đảm nhiệm hầu hết các tính toán của mạng Polkadot.
  • Bridges: Bridges là một blockchain đặc biệt. Đóng vai trò như là cầu nối của Polkadot với các blockchain khác như Ethereum hay Bitcoin,…

Tổng quan hệ sinh thái Polkadot 

AMM DEX

Các parachain trong hệ sinh thái Polkadot được thiết kế để phục vụ các chức năng xác định. Trong đó, một số dự án DEX nổi bật trong hệ có thể kể đến như: 

HydraDX (HDX): Đây là một giao thức thanh khoản cross-chain được xây dựng dựa trên Substrate của Polkadot. Dự án HydraDX cho phép thanh khoản tất cả các loại tiền điện tử bằng cách xây dựng nhóm thanh khoản đa tài sản đầu tiên trong không gian tiền điện tử – HydraDX Omnipool. HydraDX được xây dựng với tầm nhìn cho phép mở ra giá trị về mặt thanh khoản cho tất cả loại tài sản trên thị trường crypto. Ngoài ra, dự án còn giúp xây dựng một cơ chế mở trung lập, có khả năng tự động cung cấp thanh khoản cũng như mở ra một giải pháp cho nền tài chính toàn cầu thế kỷ 21.

Zenlink (ZLK): Đây là một sàn giao dịch phi tập trung cross-chain được xây dựng trên hệ sinh thái Polkadot. Bằng cách tích hợp Module Zenlink DEX. Zenlink có thể cho phép các parachains nhanh chóng sở hữu các khả năng DEX và chia sẻ thanh khoản với các parachains khác. Ngoài ra, Zenlink còn có thể kết nối được với tất cả các DApp DEX trên Polkadot. 

Polkaswap (PSWAP): Polkaswap là một AMM DEX không giám sát ( non-custodial) được thiết kế dành riêng cho hệ sinh thái Polkadot. Dự án hướng đến sự tiện lợi, tính thanh khoản, bảo mật và giao diện thân thiện với người dùng sao cho người dùng có thể trao đổi tài sản của mình một cách dễ dàng. Polkaswap được xây dựng trên mạng SORA ( XOR) 2.0. Một trong những substrate của hệ sinh thái Polkadot. 

Lending & Borrowing

Lending & Borrowing là một mảng rất quan trọng trong DeFi. Nếu như DEX là bước đầu tiên giúp thúc đẩy dòng tiền lưu chuyển thì Lending & Borrowing là công cụ giúp người dùng có thể chi tiêu nhiều hơn số tiền họ sở hữu. Lending & Borrowing được ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dùng. Người cho vay kiếm được khoản lãi suất từ khoản tiền cho vay. Còn người đi vay có thể sử dụng nhiều vốn hơn để tối đa hóa lợi nhuận từ việc đầu tư của họ. 

Một số dự án thuộc mảng Lending & Borrowing tiêu biểu trong hệ sinh thái Polkadot có thể kể đến như: 

Acala (ACA): Acala là sự kết hợp giữa Lending Pool và một giao thức Liquid Staking Derivatives. Với Acala, người dùng sẽ gửi tài sản được cho phép làm tài sản thế chấp. Và có thể rút aUSD hoạt động ở các giao thức khác. Ngoài ra, Acala cũng tham gia vào khá nhiều mảng khác nhau trong hệ sinh thái của Polkadot. 

Konomi (KONO): Konomi là một Lending Pool cho phép người dùng vay và cho vay tài sản. Người dùng gửi tài sản vào giao thức và nhận lãi suất. Người đi vay có thể vay tối đa tầm 50% – 75% giá trị tài sản deposit vào giao thức và phải chi trả lãi suất cho khoản vay của mình. 

Smart Contracts

Moonbeam (GLMR): Moonbeam là một nền tảng hợp đồng thông minh cung cấp môi trường tương thích với Ethereum để xây dựng các ứng dụng phi tập trung. Moonbeam được thiết kế để phục vụ người dùng có thể sử dụng tài khoản trên đa dạng các blockchain. Dự án Moonbeam cũng chia sẻ tính năng bảo mật từ Relay Chain. Và kết hợp với nhiều parachain khác trong mạng lưới Polkadot. 

Clover Finance (CLV): Clover là dự án phát triển layer nền tảng để hỗ trợ cho các ứng dụng DeFi hoạt động một cách liền mạch. Dự án đặt mục tiêu giảm tối thiểu những cản trở cho các ứng dụng trên các layer nằm trên layer nền tảng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các layer không cần phí giao dịch để đơn giản hóa trải nghiệm người dùng và cung cấp một loạt các công cụ dành cho nhà phát triển.

DATA

  • HOPR Protocol (HOPR): Đây là một dự án tiên phong trong bảo mật dữ liệu Web3. Dự án dựa trên công nghệ blockchain và thực hiện trao đổi giá trị thông qua HOPR token. HOPR sử dụng mạng độc lập, ngang hàng, phi tập trung do người dùng quản lý nên không bị quản lý bởi bất kì bên nào.
  • SubQuery (SQT): Lấy cảm hứng từ sự phát triển của các giao thức dữ liệu phục vụ lớp ứng dụng, SubQuery ra đời với nhiệm vụ chính là “làm cho dữ liệu phi tập trung của thế giới dễ tiếp cận hơn”. Dự án cung cấp dữ liệu dưới dạng dịch vụ tổng hợp và sắp xếp dữ liệu từ các dự án trên Polkadot và Substrate. SubQuery sẽ cho phép người dùng trích xuất, chuyển đổi, duy trì và truy vấn dữ liệu ban đầu, cũng như kết nối và trình bày dữ liệu trong tương lai.
  • Bluzelle (BLZ): Bluzelle là một mạng lưu trữ phi tập trung cho nền kinh tế sáng tạo. Dự án giúp cung cấp dịch vụ lưu trữ database dành cho các Dapp. Nó mang đến tính bảo mật cao, tính khả dụng độc lập và có khả năng chống kiểm duyệt. Nó sẽ giúp bảo vệ dữ liệu của người dùng cho dù họ là ai, lượng dữ liệu của họ cho dù có nhiều như thế nào Bluzelle cũng đều có thể đáp ứng được ngay lập tức cho người dùng.

Oracles

  • Kylin Network (KYL): Kylin Network là dự án nhằm mục đích xây dựng một nền tảng cross-chain cung cấp năng lượng cho nền kinh tế dữ liệu trên Polkadot. Kylin sẽ giúp giải quyết vấn đề về nhu cầu truy vấn dữ liệu và phân tích dữ liệu hay các Oracle kế thừa phải chịu chi phí cao và khó khăn trong việc cung cấp dữ liệu off-chain. 
  • Paralink (PARA): Paralink là một nền tảng Oracle đa chuỗi dành cho các ứng dụng DeFi thuộc hệ sinh thái Polkadot. Paralink giải quyết những vấn đề đang gặp phải trong việc truy cập dữ liệu hiện tại bằng cách sử dụng dữ liệu thế giới thực trong các ứng dụng DeFi thông qua ngôn ngữ lập trình PQL. Việc được xây dựng trên Polkadot sẽ giúp Paralink tăng khả năng tương tác cross-chain cũng như khả năng mở rộng của mình.

Identity

  • Litentry (LIT): Litentry là một công cụ tổng hợp danh tính phi tập trung được xây dựng trên Substrate của Polkadot. Nó cho phép liên kết toàn bộ danh tính của người dùng trên nhiều mạng lưới khác nhau. Litentry tương thích với các quy chuẩn DID và được cung cấp bởi một nguồn dữ liệu đáng tin cậy.

Bridge

  • PolkaBridge (PBR): PolkaBridge là một nền tảng được thiết kế như một cây cầu kết nối Polkadot với các blockchains khác. Sản phẩm nổi bật nhất của PolkaBridge là PolkaBridge DEX – sàn giao dịch phi tập trung cho phép người dùng hoán đổi các token trên Polkadot sang các token trên các nền tảng blockchain khác và ngược lại mà không cần phải qua bất kỳ bên trung gian nào.
  • PolkaBTC: Đây là cầu nối giữa Bitcoin – Polkadot, cho phép người dùng mint các tài sản được back bởi Bitcoin với tỉ lệ 1:1 vào Polkadot. 

NFT / Gaming

  • Bit.Country (NUUM): Bit.Country là một nền tảng phi tập trung được xây dựng dựa trên Substate của Polkadot. Khác với những dự án về Metaverse khác, Bit.Country hứa hẹn mang đến trải nghiệm “cho phép người dùng phát triển các Metaverses và Games của riêng họ” mà không cần bất kỳ kiến ​​thức kỹ thuật nào. Dự án còn cho phép người dùng sử dụng các thành phần sẵn có của nền tảng này như là Token, Economy, Marketplace.

Asset Management

  • Centrifuge (CFG): Centrifuge có chức năng là thúc đẩy cơ hội kinh tế, giảm chi phí vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Centrifuge cho phép các doanh nghiệp trao đổi hoá đơn và mã hoá các tài sản để có quyền truy cập tài chính nhiều hơn.  Bên cạnh đó, Centrifuge cũng cung cấp cho các nhà đầu tư Defi một nguồn lợi nhuận ổn định kể cả khi thị trường biến động.

Social Network

  • Subsocial (SUB): Đây là một nền tảng mở cho phép mọi người khởi chạy các mạng xã hội và thị trường chống kiểm duyệt phi tập trung của riêng họ. Subsocial sẽ giúp người dùng tạo phiên bản phi tập trung của riêng mình cho các trang web phổ biến ngày nay. Chẳng hạn như Medium, Twitter, Reddit, Instagram, Discourse, Patreon, OnlyFans,…

Wallet

  • Polkadot.js: Đây là nơi được sử dụng để lưu trữ các token thuộc hệ sinh thái Polkadot. Đây không phải là ứng dụng hay ví trực tuyến, mà là một tiện ích trên các trình duyệt thông thường như: Chrome, Brave, Cốc Cốc, FireFox,… Ngoài lưu trữ, ví Polkadot.js còn cho phép staking DOT.
  • PolkaWallet: Đây là ứng dụng dành riêng cho thiết bị di động. Loại ví này phù hợp với các nền tảng thuộc hệ sinh thái Polkadot như Laminar, Kusama, Acala và các đồng tiền khác chạy trên Polkadot. Polkawallet có giao diện thân thiện với người dùng. Đây là một lựa chọn tốt cho người mới bắt đầu. Với Polkawallet, người dùng có thể lưu trữ, nạp gửi DOT cũng như staking hoặc dùng vote cho nền tảng Polkadot một cách thuận tiện và đơn giản.

Đánh giá chung về hệ sinh thái Polkadot

Những thành tựu trong năm 2021

Hệ sinh thái Polkadot đã có những bước tăng trưởng cực kì tốt và đạt được nhiều thành tích trong năm 2021: 

  • Tính tới thời điểm hiện tại của bài viết này, Polkadot đã hoàn thành 6 phiên đấu giá, Kusama đã hoàn thành 25 phiên đấu giá parachain trên mạng lưới của mình.
  • Vào cuối 2021, 31 mạng chính dựa trên Substrate hiện đã hoạt động. Các parachains khác nhau trên Polkadot và Kusama có gần 3 triệu tài khoản người dùng được tạo và đang được điều hành bởi 6.000 trình xác thực. 540 bản nâng cấp không cần fork hiện đã được quản lý, hầu hết đều thông qua các quy trình quản trị phi tập trung.

Đánh giá

Polkadot vẫn đang là một hệ sinh thái non trẻ. Hiện nay, trên Polkadot đã có những dự án DeFi cốt lõi như: Stablecoin, DEX, Oracle, Lending and Borrowing, Yield Farming,… Những dự án này sẽ đặt nền móng cho sự phát triển trong tương lai của Polkadot.

Hệ sinh thái Polkadot hiện đang có rất nhiều dự án mới đang trong giai đoạn nghiên cứu. Nhiều nhà đầu tư đang chờ đợi những dự án mô phỏng và cải tiến theo các ứng dụng DeFi của Ethereum được xây dựng trên Polkadot. 

Mặc dù có nhiều đặc tính giống Ethereum 2.0 nhưng Polkadot đã không đi theo con đường cạnh tranh với hệ sinh thái này mà lựa chọn kết nối với nó qua bridge. Polkadot mong muốn là đối tác bổ trợ cho những blockchain khác, nhằm mở rộng mạng lưới DeFi cross-chain, nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Chính vì vậy, Polkadot sẽ có rất nhiều đất diễn để phát triển và sẽ ngày càng nhiều blockchain tìm đến Polkadot để kết nối mạng lưới của họ.

Kết luận

Với ưu điểm là giải pháp duy nhất trong số các giải pháp blockchain hàng đầu trong việc cung cấp khả năng mở rộng thông qua sharding, bảo mật tổng hợp của chuỗi chuyển tiếp trung tâm và sự đồng thuận có thể thích ứng và khả năng tương tác của mạng đa chuỗi. Polkadot cũng cung cấp khả năng tương thích với các nền tảng hiện có như Ethereum, mà không cần phải chọn một mạng blockchain biệt lập với mạng khác, với quản trị cộng đồng được xác định rõ ràng và nâng cấp tự động.

Polkadot mang đến một kỷ nguyên mới về khả năng tương tác cross-chain, bổ sung cho hệ sinh thái tiền điện tử rộng lớn hơn để tăng thêm tiện ích của Web3, thay vì một loạt các giao thức độc lập trước đây. 

Có thể nói tiềm năng của Polkadot là rất lớn. Tuy nhiên Polkadot cần đẩy nhanh thời gian phát triển cũng như mở rộng việc thu hút các dự án nhanh hơn nữa trên nền tảng của mình khi mà các chính Ethereum và các hệ sinh thái khác cũng đang trong một cuộc đua về mở rộng mạng lưới blockchain với layer 2.

Hy vọng với những thông tin trên, anh em đã có những thông tin hữu ích về hệ sinh thái Polkadot, giúp góp phần có thêm những lựa chọn trong quyết định đầu tư của mình.

Anh em có thể tham gia thảo luận cùng GTA Team tại:

Website | Facebook | Twitter | Trading | Research | Youtube