Solana Network là gì? Thông tin chi tiết về hệ sinh thái Solana

0
680 views
solana-ecosystem

Solana là một trong những dự án blockchain đáng chú ý nhất trong năm 2020. Tính đến thời điểm hiện tại năm 2021 với sự tăng trưởng chóng mặt của Solana. Đây được xem là nền tảng Blockchain với giải pháp mở rộng cực kỳ thành công cho đến thời điểm hiện tại. Tốc độ tăng trưởng và phát triển Solana có thể cạnh tranh với Binance Smart Chain về hệ sinh thái trong thời gian tới. Tuy ra đời không lâu nhưng số lượng dự án chạy trên blockchain của Solana tăng lên chóng mặt đã chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ của Solana. 

Trong bài viết này, anh em hãy cùng GTA đi tìm hiểu về Solana Network –  một hệ sinh thái đầy tiềm năng và được xây dựng trên kinh nghiệm của các công ty sáng tạo hàng đầu trên thế giới.

Solana Network là gì?

Solana là nền tảng blockchain hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh với hiệu suất cao. Solana có trụ sở tại San Francisco và được thành lập bởi các kỹ sư của Qualnumm, Intel… vào năm 2017.

Solana là một giao thức blockchain base-layer công khai được xây dựng cho mục đích tối ưu hoá cho khả năng mở rộng, không bị kiểm soát (permissionless), hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh.

Mục tiêu của nó là cung cấp nền tảng cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng phi tập trung (dApp) mà không cần thiết kế xung quanh các điểm nghẽn về hiệu suất.

Solana dự định sẽ làm nổi bật các giao dịch đặt lệnh tự động, thời gian thanh toán nhanh tính bằng giây, chi phí giao dịch thấp và hỗ trợ các ngôn ngữ hợp đồng thông minh tương thích LLVM.

Solana hoạt động giao thức Proof-of-Stake (PoS), cung cấp khả năng mở rộng mà vẫn có khả năng phân cấp hoặc bảo mật cao. Hiện tại, Solana có khả năng mở rộng lên đến 710,000 TPS (transactions per second) và thời gian khối 650ms. Phí giao dịch trên nền tảng Solana xếp hạng rẻ nhất, chỉ khoảng $0.00005.

Tại sao Solana ra đời?

Dự án Solana lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2017 bởi người sáng lập Anatoly Yakovenko. Ông từng có kinh nghiệm nhiều năm làm việc cho Qualcomm. Anatoly còn là người rất am hiểu và hứng thú với các thuật toán nén khi còn hoạt động tại Dropbox.

Ngoài trong đội ngũ phát triển dự án còn phải kể đến Eric Williams Greg Fitzgerald. Một quy trình xử lý mới đã được họ đặt ra để xử lý các bất cập trên chuỗi khối của Bitcoin và Ethereum. 

Nhìn thấy rõ tiềm năng của Solana, những tên tuổi lớn trong làng công nghệ như Qualcomm, Google, Microsoft,.. Đều đang đứng sau hỗ trợ cho dư luận này. Một số quỹ đầu tư lớn như Foundation Capitan, CMCC Global, Multicoin Capital,.. Cũng đang chú ý theo dõi kỹ lộ trình phát triển của Solana.

Solana đối mặt trực diện với một trong những thách thức lớn nhất trong thế giới của các nền tảng blockchain – khả năng tăng quy mô hệ thống (scalability). Đây vốn luôn là trở ngại khiến tiền điện tử chưa thể được ứng dụng trên quy mô lớn. Với thông lượng giao dịch thấp, tiền điện tử không thể cạnh tranh hoàn toàn với các hệ thống thanh toán như Paypal hoặc Visa. Và đây là lý do tại sao Solana được phát triển. 

Cách vận hành của Solana Network?

Greg Fitzgerald, CTO của Solana và Eric Williams đã lên ý tưởng giải pháp cho vấn đề thông lượng trên cả blockchain Bitcoin và Ethereum. Họ đã hình dung ra một giao thức phân tán, cho phép khả năng mở rộng quy mô hệ thống nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tính phi tập trung. 

Giải pháp chính có tên là Proof of History (PoH), bộ tính giờ thay thế cho thuật toán PoW trên hệ thống Bitcoin. Hệ thống PoH nhúng bản ghi lịch sử của các giao dịch blockchain để chứng minh rằng các giao dịch thực sự đã xảy ra trước khi chúng được đưa vào sổ cái phân tán. Điều này được thực hiện bởi thuật toán Verifiable Delay Function. Trên blockchain Solana, các giao dịch được đánh dấu thời gian giúp thiết lập chuỗi sự kiện đã diễn ra trước khi cập nhật trạng thái mới nhất của blockchain trên toàn mạng lưới.

Thông tin giao dịch được nhập vào các khối thông qua các hàm băm (hash) không thể thay đổi được. Các hàm băm này sau đó được sử dụng làm đầu vào cho giao dịch tiếp theo. Sau đó, các mục đã nhập này được đánh dấu thời gian để ghi lại trình tự thực tế của chúng để tiết kiệm thời gian phải xác thực lại từng hàm băm một.

Điều này cho phép Solana xử lý 50-65 000 giao dịch mỗi giây với giới hạn lý thuyết là hơn 70000 giao dịch mỗi giây (so với 7 TPS của Bitcoin và 15 TPS của Ethereum) trong mạng gigabit tiêu chuẩn và 28.4 triệu giao dịch/giây trong mạng gigabit 40. Trái ngược với các dự án tương tự khác như Polkadot và Ethereum 2.0 (sau khi nó được phát hành), Solana là một blockchain đơn chuỗi và không ủy quyền hoạt động cho các chuỗi đính kèm khác (lớp 2).

Với giải pháp kỹ thuật của mình, Solana hỗ trợ các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung (dApps) tăng quy mô hệ thống. 

Sứ mệnh của Solana là hỗ trợ tất cả các ứng dụng blockchain đạt được hiệu suất cao và tăng trưởng mạnh, đồng thời dân chủ hóa hệ thống tài chính của thế giới. Solana hứa hẹn đem tới:

  • Khả năng mở rộng quy mô hệ thống: Solana có khả năng hỗ trợ hơn 50.000 giao dịch mỗi giây, đồng thời duy trì thời gian khối là 400 mili giây.
  • Phi tập trung hóa: Với việc sử dụng giao thức truyền khối Turbine, nền tảng có thể hỗ trợ hàng nghìn nút mạng trong khi vẫn hoạt động hiệu quả và có thể mở rộng.
  • Tiết kiệm chi phí: Chi phí giao dịch trên mạng lưới Solana ước tính khoảng 10 USD cho 1 triệu giao dịch.

Solana đã thu hút một số đơn vị đề xuất ứng dụng tiền điện tử bao gồm cả sàn giao dịch FTX. 

Các tính năng đặc biệt của Solana ?

Solana cung cấp 8 tính năng chính và đặc biệt. Những tính năng này giúp Solana tạo ra sự khác biệt giữa những nền tảng blockchain khác trong CryptoCurrency.

Proof of history (PoH)

Proof of History (PoH) là một nguồn mã hóa thời gian để xác minh thời gian và trình tự xảy ra giữa các sự kiện. PoH thực hiện việc đánh dấu thời gian giao dịch khi được thêm vào Solana Block. Một khối mới trên Solana được tạo sau mỗi 650 mili giây.

PoHVerifiable Delay Function (VDF) hiểu nôm na là một tính năng trễ có thể xác nhận, yêu cầu một số bước tuần tự cụ thể để đánh giá, nhưng tạo ra một output duy nhất có thể được xác minh hiệu quả và công khai.

VDF này lấy một loạt dữ liệu (input) và đưa ra (output) có kích thước cố định. Bằng cách sử dụng hàm này trong một vòng lặp, lấy output trước đó làm input, các phần thông tin này cùng nhau đại diện cho cấu trúc dữ liệu cho biết lượng thời gian trôi qua.

Solana tuyên bố tạo ra một nguồn thời gian mã hoá không tín nhiệm (trustless) và an toàn được gọi là Proof of History.

Do đó, do thứ tự đáng tin cậy về mặt mật mã của các sự kiện được mã hóa trong blockchain, tất cả các node đều có thể nhận và tin cậy thứ tự của cấu trúc mà không cần phải xác minh lại hoặc chứng kiến trực tiếp. Điều này có thể làm giảm chi phí truyền tải và cung cấp khả năng tối ưu hóa cao.

Cơ chế đồng thuận Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT)

Tower Byzantine Fault Tolerance (BFT) là cơ chế đồng thuận mà Solana sử dụng POH làm đồng hồ trước đồng thuận để giảm chi phí. Sau khi ⅔ người xác thực đã bỏ phiếu cho một số thứ tự sự kiện, Tower BFT sẽ đưa ra quyết định cuối cùng. Nó được chuẩn hóa và không thể khôi phục lại.

Mainnet Solana dự định vận hành theo delegated Proof-of-Stake (dPoS), token holder có thể tham gia vào quá trình sản xuất block và kiếm phần thưởng bằng stake token và trở thành một validator.

Turbine

Với các nền tảng khác, khi số lượng Node tăng lên sẽ làm tăng thời gian truyền tải dữ liệu. Turbine là phương thức truyền tải dữ liệu sinh ra để giải quyết vấn đề này.

Turbine sẽ chia nhỏ các thông tin thành nhiều phần nhỏ, chuyển giao thông tin cho các vùng lân cận (Neighborhood). Các Neighborhood tiếp tục nhận và truyền dữ liệu đến các Neighborhood tiếp theo.

Nếu mỗi neighborhood có 200 nodes, thì một mạng lưới 3 cấp bắt đầu với một leader duy nhất từ đầu có thể đạt tới 40.000 validators trong 2 bước.

Gulf Stream

Đối với mỗi quy trình sản xuất block, các network leader tiếp theo cũng sẽ được xác định tùy theo stakes của họ. Clients và validators có thể chuyển tiếp các giao dịch đến leader dự kiến trước thời hạn.

Điều này cho phép validators thực hiện các giao dịch trước thời hạn, giảm thời gian xác nhận, chuyển đổi leaders nhanh hơn và giảm áp lực bộ nhớ đối với validators từ pool giao dịch chưa được xử lý.

Sealevel

Sealevel là một công cụ xử lý giao dịch song song (hyper-parallelized) được thiết kế để mở rộng quy mô theo chiều ngang trên GPU và SSD. So với các blockchains khác đều xử lý đơn luồng thì Solana là chuỗi duy nhất hỗ trợ thực hiện giao dịch song song.

Sealevel có thể tìm tất cả các giao dịch không chồng chéo xảy ra trong một block và thực hiện chúng song song đồng thời tối ưu hóa cách đọc và ghi trạng thái được sắp xếp trên một dãy RAID 0 SSD.

Sealevel là VM sắp xếp lịch giao dịch, nó không thực hiện các giao dịch trong VM. Thay vào đó, Sealevel xử lý các giao dịch được thực thi trên phần cứng bằng cách sử dụng mã bytecode gọi là Berkeley Packet Filter (BPF). Nó được thiết kế cho các bộ lọc gói hiệu suất cao, có thể xử lý 60 triệu packets/giây trên mạng 40 gigabit trong một thiết bị chuyển mạch duy nhất.

Pipeline

Pepeling trong Solana là quá trình xử lý giao dịch gọi là The Transaction Processing Unit (TPU). Quá trình này đảm bảo tất cả các phần của phần cứng luôn hoạt động hiệu quả.

Trên Solana network, Transaction Processing Unit (TPU) hiểu đơn giản là bộ xử lý giao dịch tiến hành thông qua việc tìm nạp dữ liệu tại kernel, xác minh chữ ký tại GPU, banking ở CPU level và các ghi chép ở phần kernel.

Vào thời điểm TPU bắt đầu gửi các block tới các validators, nó đã được tìm nạp trong các gói tiếptheo, xác minh chữ ký và bắt đầu gửi tokens.

Cloudbreak

Cloudbreak là bộ nhớ mở rộng theo chiều ngang. Nó được thiết kế để tối ưu hóa khả năng đọc và ghi đồng thời. Mỗi ổ đĩa bổ sung thêm vào dung lượng lưu trữ có sẵn cho các chương trình on-chain, đồng thời tăng số lượng đọc và ghi nhớ đồng thời chương trình có thể thực hiện

Archiver

Trên Solana, việc lưu trữ dữ liệu được giảm tải từ validators đến mạng lưới của các Nodes được gọi là trình lưu trữ (Archivers). Trình lưu trữ không tham gia vào việc đồng thuận.

Điểm lợi và hạn chế của Solana?

Ưu điểm :

Solana được phát triển định hướng tập trung vào việc cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, nó là một dự án mã nguồn mở được xây dựng trên toàn cầu mang tới khả năng mở rộng mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật. Đi cùng với đó là một số ưu điểm:

  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình: bạn có thể phát triển Solana bằng các ngôn ngữ C, C++, Rust, Move, tích hợp máy chủ ảo linh hoạt.
  • Tốc độ giao dịch và tạo khối cực nhanh.
  • Không lo ngại về vấn đề mở rộng của blockchain.
  • Bảo mật cấp độ doanh nghiệp.

Solana đáp ứng tất cả các yêu cầu về khả năng mở rộng cao, độ trễ thấp, phí thấp, giải pháp quy mô rõ ràng. Có độ phức tạp của ứng dụng/sharding/layer-2 ở mức tối thiểu… và thật sự Solana đang đáp ứng tiêu chí đó :

  • Khả năng mở rộng cao: Solana hiện hỗ trợ hơn 50,000 giao dịch mỗi giây. Đồng thời duy trì thời gian khối là 400 mili giây mà không cần các giải pháp phức tạp như sharding hoặc layer 2.
  • Độ trễ thấp: ~ 1 giây.
  • Phí thấp: Ước tính 10 đô la cho 1 triệu giao dịch. Nhờ sử dụng thuật toán PoS, phí giao dich của Solana chỉ 0.00001$
  • Rust là ngôn ngữ lập trình hàng đầu (cũng hỗ trợ C, C ++ và Libra’s Move).

Hạn chế

  • Solana (SOL) được niêm yết và được quan tâm lại không phải đến từ yếu tố nền tảng họ xây dựng, mà là tâm lý FOMO chủ yếu của đám đông nhà đầu tư mới.
  • Nhà đầu tư chỉ mong giá tăng nhanh trong khoảng thời gian vài tháng để “xả” chứ không muốn gắn bó lâu dài với dự án.

Solana Coin ( SOL ) là gì?

Solana ( SOL )Navite Token của nền tảng blockchain có khả năng mở rộng cao Solana.

SOL có những mục đích sử dụng đặc trưng của một nền tảng blockchain như :

  • Fees: SOL sẽ được sử dụng để thanh toán các phí trong mạng lưới blockchain của Solana như transactions fee, smart contract fee…
  • Rewards: SOL được dùng làm phần thưởng cho các Stakers/Nodes nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của mạng lưới.
  • Governance: SOL sẽ được dùng để voting quản trị trong tương lai.

Thông tin cơ bản về đồng Solana (SOL) ?

Thông tin cơ bản về đồng Solana (SOL)

  • Tiker : SOL
  • Blockchain : Solana
  • Consensus : Proof of Stake (PoS)
  • Consensus Mechainism : Tower BFT
  • Token Type : Utility Token
  • Subunits : Lamport (1 Sol = 2^34 Lamport)
  • Block time : 400ms
  • Avg Transaction Time : 700,000 – 710,000 TPS
  • Max Supply : 1,000,000,000 SOL
  • Initial Total Supply : 500,000,000 SOL
  • Current Total Supply :  …
  • Circulating Supply : 272,637,427.58 SOL ( 16/5/2021 )
  • Market Cap : 12,571,126,500$

Token Allocation 

Tổng cung ban đầu của Solana là 500 triệu SOL và được phân bổ theo từng phần bên dưới:

  • 16.23% được bán qua vòng Seed Sale.
  • 12.92% được bán ở vòng Founding Sale.
  • 5.18% bán ra ở vòng Validator Sale.
  • 1.88% được bán qua Strategic Sale.
  • 1.64% bán thông qua hình thức đấu giá trên CoinList.
  • 12.79% do đội ngũ phát triển nắm giữ.
  • 10.46% thuộc về Solana Foundation.

•  38.89% làm ngân sách cho các hoạt động Community. 

Token Sale 

Solana đã raised được 25.55 triệu đô sau nhiều vòng token sale trong khoảng thời gian từ 05/04/2018 đến 23/03/2020.

Chi tiết từng vòng như sau:

  • Seed Sale: Solana đã bán 16.23% token để gọi thành công 3.17 triệu đô với giá mỗi token là $0.04 từ ngày 05/04/2018.
  • Founding Sale: Bán 12.92% tổng cung token tại giá $0.2/SOL, Solana thu về được $12.63 triệu đô.
  • Validator Sale: Tháng 07/2019 Solana gọi thành công 5.7 triệu đô tương đương 5.18% tổng cung token tại giá $0.225/SOL.
  • Strategic Sale: Bán 1.88% tokens tại giá $0.25/SOL và thu về 2.29 triệu đô.
  • CoinList Sale: 1.76 triệu đô được gọi thành công qua hình thức đấu giá 1.64% token với giá trung bình $0.22/SOL.

Token Release Schedule

Số lượng lưu hành ban đầu của Solana là 16,350,633 SOL (3.27%) và 11,365,067 SOL (2.27%) tokens đã được đốt và loại bỏ khỏi nguồn cung.

Như vậy, Solala sẽ vesting 472,284,300 SOL (94.46%) chi tiết như sau:

  • Token Sale: 100% token được vested vào ngày 07/01/2021.
  • Team: Vào ngày 07/01/2021, team token sẽ bắt đầu được unlock với số token là 31,250,000 SOL và ½ số token còn lại sẽ được vesting dần dần qua 24 tháng.
  • Community: Bắt đầu Vesting từ 01/05/2020 với 8,000,000 SOL mỗi tháng và kết thúc vào 07/01/2021.
  • Foundation: Được mở khóa toàn bộ vào 07/01/2021. Fully unlocked on Jan 7th, 2021.

Như vậy, ngày 07/01/2021 tổng lượng unlock của Solana (SOL) là 91.47% chưa tính số token lạm phát (inflationary rewards).

Tất cả số liệu trên đều dựa trên Initial Total Supply – 500 triệu SOL.  Max Supply của Sol sẽ đạt 1 tỷ token trong vòng 10 năm.

Token Economics

Solana là Native Token của Solana blockchain và thường được với một số mục đích sau đây :

Staking và thanh toán phí :

Solana sử dụng thuật toán đồng thuận Delegated Proof of Stake để khuyến khích các token holder xác thực giao dịch. Tất cả các khoản phí sẽ được thanh toán bằng SOL và sẽ được burn để giảm tổng cung của Solana.

Cơ chế giảm lạm phát này khuyến khích nhiều holder tham gia hơn, dẫn đến tăng cường bảo mật mạng lưới.

Quản trị ( Governance )

Được sử dụng với mục đích voting (bầu chọn) trong tương lai.

Chẳng hạn, nếu các sản phẩm tài chính được xây dựng trên giao thức Solana, SOL sẽ đóng vai trò thế chấp cơ bản cho các ứng dụng (tương tự như MakerDAO dùng ETH để thế chấp cho DAI).

Team & Advisor

Advisor

Từ 6/2018 tới 3/2021, Solana đã nhận được tổng giá trị đầu tư lên tới 56,1 triệu Euro đến từ gần 20 nhà đầu tư. Trong đó có những cái tên như Kosmos Capital, Passport Capital, Foundation Capital, Slow Ventures, Kevin Rose, Rockaway Capital, Coinlist, Block Dream Fund,..

Team 

Solana được build bởi dàn đội ngũ all-star, giàu kinh nghiệm từ những công ty lớn tầm cỡ như Google, Apple, Intel, Twitter, Dropbox, Microsoft…etc.

Đội ngũ phát triển Solana đều là những cá nhân có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và bảo mật:

•  Anatoly Yakovenko (CEO): Cựu kỹ sư phần mềm tại Dropbox và Mesosphere, Giám đốc kỹ sư cao cấp tại Qualcomm Boulder, đồng sáng lập Alescere.

Greg Fitzgerald (CTO): Cựu kỹ sư phần mềm cao cấp tại Qualcomm Boulder, Kỹ sư phần mềm hệ thống tại Alescere.

•  Raj Gokal (COO): Nhà đầu tư mạo hiểm tại General Catalyst, Cựu Giám đốc Sản phẩm tại Odama Health, Doanh nhân cư trú tại Rock Health, CEO và đồng sáng lập của Sano.

•  Eric Williams (Chief Scientist): Cựu Giám đốc dữ liệu và đồng sáng lập tại Motion, VP của Data Science & phân tích tại Odama Health, Rearcher tại CERN.

Sát cánh cùng với những cái tên nổi bật trên là một số thành viên tới từ các quốc gia khác như: Stephen Akridge, Michael Vines, Tyera Eulberg, Carl Lin,…

Tình hình hiện tại, quan hệ với các đối tác của Solana & Roadmap?

Lộ trình và thành tích trước năm 2020

Năm 2018

  • Quý 1: Phát hành Whitepaper
  • Quý 2 : Phát hành Testnet riêng lẻ
  • Quý 3: Phát hành SDK thanh toán và SDK hợp đồng thông minh

Năm 2019

  • Quý 1: Phát hành chương trình trực tuyến.
  • Quý 2: Triển khai máy ảo Move do Libra phát triển. Phát hành đa vùng, multi cloud testnet. Phát hành Smart Contracts Engine.
  • Quý 3: Phát hành Incentivized Testnet

Lộ trình cập nhật năm 2020

Quý 1 năm 2020

  • Phát hành phiên bản cải tiến của API RPC JSON
  • Mainnet Beta.

Quý 2 năm 2020

  • Phát hành các tính năng Hợp đồng thông minh.
  • Binance ra mắt công chúng.
  • Kích hoạt lạm phát mã thông báo và phí giao dịch

Quan hệ đối tác và tiến độ phát triển

•  Civic: Đây là một hệ sinh thái nhận dạng phi tập trung cho phép xác minh danh tính một cách an toàn và tiết kiệm chi phí. Civic hợp tác với Solana để tích hợp giải pháp nhận dạng phi tập trung của họ.

•  Hummingbot: Hummingbot Hummingbot đang hợp tác với Solana để tích hợp giải pháp Khai thác thanh khoản của họ để những người khai thác / thương nhân có thể kiếm được phí bằng cách cung cấp thanh khoản cho Solana trên nhiều sàn giao dịch khác nhau .

•  Chainlink: Cùng với Chainlink, Solana dự định phát triển một Oracle tần số cao có thể được sử dụng để giao dịch tùy chọn nhị phân.

•  Akash: Akash đang tích hợp cơ sở hạ tầng siêu máy chủ không cần máy chủ của mình vào Solana để cho phép người dùng dễ dàng triển khai các máy chủ mạnh mẽ và chi phí thấp để chạy các nút hoặc mở rộng ứng dụng của họ.

•  LoanSnap: LoanSnap đang tích hợp token HomeCoin của mình vào Solana để cung cấp cho người dùng cách kiếm phần thưởng cho chủ sở hữu HomeCoin để đổi lấy việc cung cấp thanh khoản cho các khoản vay.

•  Fortmatic: Fortmatic tích hợp SDK của mình vào Solana để cung cấp các lựa chọn thay thế dễ sử dụng cho ví web3 (MetaMask) cho người dùng cuối và nhà phát triển.

•  dFuse: dFuse đang triển khai giải pháp API của mình vào Solana để cho phép các nhà phát triển xây dựng và duy trì các ứng dụng hiệu suất dễ dàng trên giao thức.

•  Pocket Network: Dự án sẽ được tích hợp với Solana để giúp kích hoạt cho một ngăn xếp web3 mới, chống kiểm duyệt.

Hoạt động và phát triển

Kho lưu trữ github công khai:

  • Solana: Web-Scale Blockchain cho các ứng dụng và thị trường phi tập trung.
  • Web wallet: Solana Web-based Wallet
  • Whitepaper

Tỷ giá Token Solana (SOL) hiện tại

Mua – Bán Token Solana (SOL) ở đâu

Hiện tại Solana đang được list trên tất cả các sàn lớn như Binance, Huobi, OKEx, MXC, Hoo, Gate.io …

Community 

Kết luận 

Solana đang trên đà phát triển mạnh mẽ để song hành cùng Ethereum Blockchain và những blockchain khác với những giải pháp tối ưu có lợi cho người dùng.

Solana cũng là dự án mình đánh giá rất tốt về mặt công nghệ và có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai. Hệ sinh thái Solana sẽ tập trung cho các dự án về DeFi trước tiên và sau đó sẽ chuyển hướng qua các mảng khác như Game và NFT… trong tương lai.

Trong tương lai đây có thể là một trong những blockchain platform có thể cạnh tranh với Ethereum hay EOS. Solana là một coin chất lượng tốt nhưng không có tính bùng nổ như các coin DeFi, thích hợp cho những người có mục tiêu đầu tư dài hạn,đặc biệt là sau thành công của Hackathon, bắt đầu các dự án tổ chức IDO, phát triển nền tảng trên Solana và hứa hẹn còn tiêp tục đi xa hơn nữa trong thời gian tới.

Sol được phát triển và xây dựng bởi dàn đội ngũ giàu kinh nghiệm và từng làm việc cho các công ty rất lơn như Google, Apple, Intel, …Vấn đề còn lại là thời gian và những kế hoạch phát triển sắp tới của Solana với cộng đồng. Phát triển mạnh mẽ hơn mảng NFT để hệ sinh thái của Solana ngày càng phát triển.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà GTA Research team đã nghiên cứu về dự án Solana Network và không phải là lời khuyên đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được các thông tin cần thiết và đưa ra được nhận định cá nhân của mình về dự án.

Góc tiền ảo