Defi có phải là tương lai? Hệ sinh thái DeFi trên Ethereum có gì nổi bật? – part 1

0
184 views

DeFi hay CeFi mới là tương lai của tài chính thế giới? Liệu DeFi có thể thay thế CeFi hoàn toàn không? Đó là những câu hỏi mà chúng ta băn khoăn. Defi giống như một cuộc các mạng trong thế giới tài chính vậy. Nó làm thay đổi hoàn toàn cách nền tài chính hiện tại đang hoạt động. Thậm chí nó còn “đe doạ” sẽ loại bỏ đi nền tài chính tập trung hiện tại (CeFi) nữa. Tài chính phi tập trung – DeFi hiện tại được coi là tương lai của tài chính thế giới và là tiền đề để chúng ta bước vào nền Tài chính mở Open Finance. Bài viết này sẽ giúp anh em tìm hiểu về hệ sinh thái DeFi được xây dựng Ethereum – nền tảng blockchain hàng đầu với tổng vốn hóa đứng thứ 2 thị trường Cryptocurrency chỉ sau Bitcoin.

Tổng số tài sản được quản lý trong các dự án DeFi chạy trên mạng lưới Ethereum lần đầu tiên gần chạm 86,77 tỷ USD vào ngày 12/5 vừa qua. Hiện có 8,5 triệu ETH, với tổng trị giá 47,31 tỷ USD, được khóa trong các Dapp này trong khi tổng giá trị Bitcoin đã tăng lên 144,9 K, tương đương 4,9 tỷ USD. Ethereum đang là network đi đầu và là “khuôn mẫu” cho các blockchain ra đời sau tham khảo và phát triển. Hệ sinh thái Tài chính phi tập trung – DeFi trên Ethereum đang gần hoàn thiện với đầy đủ các mảnh ghép giống như thị trường tài chính truyền thống.

DEXs

Các sàn DEX phổ biến trên Ethereum hiện tại chủ yếu sử dụng mô hình AMM. Mặc dù vấn đề của AMM là price slippage (trượt giá) – điều này diễn ra khi có một lệnh mua token X quá lớn so với lượng thanh khoản đang có trong pool và trader có thể sẽ phải mua token ở giá cao hơn kì vọng ban đầu. Tuy nhiên, với lợi thế là người đi đầu (first mover), có nhiều cặp token giao dịch cộng với việc Ethereum đang là network hàng đầu thì các DEX này cũng sở hữu cho lượng người dùng lớn.

Uniswap:

Uniswap là sàn DEX lớn nhất theo khối lượng giao dịch hiện tại – $36.55B trong tháng 4, volume 24h đạt $1.82 B, TVL: $5.21B với 2544 cặp token và 7 triệu lượt truy cập. Tổng quan lại tình hình phát triển của Uniswap từ trước đến nay:

Năm 2017, dự án đã phát triển Uniswap V1, cho phép tạo Pool của 1 token với ETH ⇒ pool ERC20-ETH.

Năm 2020, dự án phát triển Uniswap V2, với điểm nổi bật là cho tạo Pool giữa 2 token bất kì với nhau ⇒ Pool ERC20-ERC20.

Năm 2021, ra mắt Uniswap V3, với mục tiêu là tối đa hóa nguồn vốn “Capital Efficiency”. Mở ra những tính năng mới như Tối đa hóa nguồn vốn, giảm rủi ro khi cung cấp LP, đặt lệnh limit order,….

Có thể thấy, dù là 1 trong những AMM đầu tiên và luôn giữ vững vị trí là DEX số 1 thị trường, nhưng Uniswap vẫn luôn liên tục phát triển và cải thiện bản thân dự án.

Curve Finance

Curve Finance có cách hoạt động theo mô hình tương tự như UniSwap tuy nhiên Curve không tập trung vào giao dịch token-to-token mà nó dựa vào stablecoin làm cơ sở để trao đổi. Hiện tại, Curv đang dẫn đầu các sàn DEX về tổng giá trị bị khóa với TVL đạt $6,64B, volume giao dịch trong tháng 4 vừa qua đạt $6,61B; volume 24 là $688.06M với 58 cặp stable coins và 456 nghìn lượt truy cập.

Sushi Swap:

Được biết đến là bản fork của Uniswap. TVL: $2.42B, Volume tháng 4: $11.1B, volume 24h: $657.12M và 432 cặp token được giao dịch và 250 nghìn lượt truy cập sàn.

Mặc dù có lợi thế “First Mover” và có lượng người dùng lớn, tuy nhiên do phí gas trên mạng lưới Ethereum quá cao có lúc lên đến 50$/ transaction khiến cho các nhà giao dịch dần dần đi tìm những giải pháp khác. Pancake Swap chạy trên Binance Smart Chain Network hiện đang bám sát và đe dọa “vị trí thống trị” của Uniswap.

Stablecoins

Stablecoin là loại tiền điện tử được thiết kế với mục đích giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng của sự biến động giá (volatility). Giá trị của Stablecoin thường sẽ neo theo một loại tài sản có giá trị ổn định khác như tiền thật (fiat money), hàng hoá (vàng, bạc…) hoặc có thể là một đồng tiền điện tử khác.

  • USDT – Tether: Market Cap: $62.6B, Volume 24h: $108.2B – Fiat-collateralized
  • USDC – MC: $25.2B, Vol: $4.42B – Fiat-collateralized
  • BUSD – MC: $9.84B, Vol: $8.59B – Fiat-collateralized
  • MakerDao (DAI) – MC: $4.81B, Vol: $1.05B – Crypto-collateralized
  • TUSD MC $1.43B, Vol: $135.38M – Fiat-collateralized

Stablecoins là cầu nối giữa thị trường tiền điện tử với thị trường tài chính truyền thống, bên cạnh đó, stablecoins cũng là nơi trú ẩn cho các nhà đầu tư trong mỗi đợt “bão giá” của thị trường. Hiện tại, các stablecoin phổ biến, có volume giao dịch và market cap lớn đều chạy trên nền tảng Ethereum, cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hệ sinh thái này.

Lending & Borrowing

Lending & Borrowing là một trong những sector rất quan trọng với DeFi.

Maker Dao – TVL $5.94B

Maker là một hệ thống sử dụng cơ chế thể chấp quá mức (Over – Collateral) được vận hành nhằm tạo và giữ giá cả ổn định cho đồng Stablecoin DAI.

Tính năng chính của cả hệ thống Maker là Deposit tài sản thế chấp vào Maker Vault và Tạo CDP để nhận DAI Token. Phần tính năng còn lại đa số là các cơ chế bổ sung để giúp việc vận hành của MakerDAO trơn tru, hiệu quả và giữ giá $DAI ổn định quanh mức 1$.

TVL của Maker Dao đã đạt mức cao nhất vào tháng 4 nhờ nhiều yếu tố bao gồm việc nâng cấp công cụ thanh lý và khả năng mở rộng danh sách tài sản thế chấp được thông qua bỏ phiếu và TVL hiện đạt $5.94B, khiến nó trở thành nền tảng DeFi dựa trên Ethereum được xếp hạng số một về TVL.. Giao thức Maker tạo ra stablecoin DAI, đã chứng kiến ​​nguồn cung lưu hành của nó đạt mức cao mới là $4.8B. Với việc các công ty, tổ chức lớn hiện đang tham gia vào lĩnh vực tiền điện tử và thể hiện sự quan tâm lớn đến mạng Ethereum, hệ sinh thái MakerDAO và stablecoin DAI của nó có thể sẽ có người dùng và TVL tăng thêm trong tương lai, khi nó là một trong những giao thức DeFi lâu năm và có nhiều app phát triển trên ETH.

Aave – TVL $7.87B

Aave là một Money Market Protocol. Mọi người có thể tưởng tượng Aave như Sushiswap và Compound như Uniswap. Một bên có ưu thế là người đi trước và dẫn đầu cuộc đua, một bên đi sau nhưng luôn tích cực nghiên cứu & phát triển tích hợp các tính năng hữu ích vào nền tảng để thu hút người dùng mới và giữ chân người dùng cũ.

Điểm nổi bật:

Flash loans: Anh em có thể hiểu đơn giản là vay và trả lại khoản vay đó trong 1 giao dịch. Đây là điểm độc đáo giúp Aave tách biệt với các nền tảng Lending khác. Đã có thời điểm khối lượng giao dịch Flash loans lên tới 1 tỷ USD trong vòng 1 tuần đã cho thấy nhu cầu rất cao của loại giao dịch này.

Rate Switching: Một tính năng độc đáo khác của Aave là cho phép người vay (borrowers) chuyển đổi tỷ lệ lãi suất cố định hoặc biến động. Do lãi suất trên thị trường DeFi biến động rất khó lường, nên đây là tính năng khá độc đáo giúp nhà đầu tư có thể tính toán được chi phí vốn dễ dàng hơn trong trường hợp vay vốn dài hạn.

Tại thời điểm viết bài, lượng Liquidity của AAVE đạt $17.278 B. Sự phát triển trong hệ sinh thái AAVE thực sự bắt đầu vào giữa tháng 4 sau khi dự án khởi chạy trên mạng Polygon nhằm mở rộng giao thức trong khi vẫn duy trì trên mạng Ethereum. Sự di chuyển của AAVE sang mạng Polygon và khả năng mở rộng tăng lên đang tiếp tục thu hút người dùng mới.

Lượng giao dịch Flash loans trên AAVE tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2021 làm cho phần phí AAVE thu được từ các giao dịch này tăng lên hơn $600k vào tháng 4. Tuy nhiên, rào cản hiện tại khiến cho tính năng này vẫn chưa thực sự ấn tượng có lẽ đến từ việc phí Gas trên Ethereum quá cao khiến cho giao dịch chênh lệch giá trở nên khó khăn hơn bao giờ hết (khi mức lãi cho ra thường khá nhỏ không đủ bù đắp phí gas và lãi vay).

Compound – $6.14B

Compound là một Money Market Protocol, gồm các nhóm tài sản có lãi suất thả nổi được tính theo thuật toán dựa trên cung và cầu đối với tài sản đó. Compound được xem là dự án tiên phong trong mảng này, có thể ví nó là Uniswap trong mảng AMM.

Compound là nền tảng chỉ triển khai một sản phẩm đó là cho vay và đi vay. Compound đang là nền tảng Lending top 3 trên Ethereum với TVL $6,14B. Điều này cho thấy Compound đang có tác động mạnh mẽ đến thị trường DeFi, TVL liên tục tăng và chưa có dấu hiệu suy giảm trong 1 năm trở lại đây.

Yield Aggregator

yEarn.Finance: TVL – $3.94B

yEarn Finance là liquidity aggregator dành cho các nền tảng cho vay, giúp người dùng đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình tương tác smart contract.

yEarn là platform Yield Farming phổ biến trên Ethereum network với TVL liên tục tăng từ năm 2020 đến nay. Hiện tại TVL của yEarn Finance đạt $3.94B.

Alpha Homora: TVL – $938.4M

Alpha Homora là sản phẩm cho phép người dùng farm yield sử dụng đòn bẩy. Hiện tại TVL của Alpha Homora là $938.4 M

Nhìn biểu đồ thể thấy Alpha Homora từng có một giai đoạn tăng trưởng rất mạnh, nhưng từ sau vụ hack và khiến Cream – đối tác của Alpha, phải chịu thiệt hại nặng nề. TVL của Alpha Homora đã điều chỉnh gần 50% trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên về cơ bản, Alpha Homora là một sản phẩm đột phá và hiện tại đang gần như độc quyền về mảng yield farming sử dụng đòn bẩy. Nên sau đợt giảm sâu, TVL của Alpha lại tiếp tục tăng, đạt $1.82B vào giữa tháng 5.

Tổng kết

DeFi ecosystem trên Ethereum hiện nay có thể được coi như một nền tài chính thu nhỏ với nhiều mảnh ghép tương tự như Thị trường tài chính truyền thống (Cefi) và có tiềm năng thay đổi cách thị trường tài chính đang hoạt động như cách email đã “xóa sổ” việc thư tay và bưu điện.

Trên đây là 4/8 mảnh ghép trong hệ sinh thái Defi được xây dựng trên Ethereum. Để hiểu hơn về hệ sinh thái Defi, cũng như tiềm năng và sự phát triển của những mảnh ghép còn lại trong hệ hãy theo dõi part 2 của seri Defi – Ethereum nhé!

*Số liệu được lấy từ : Defipulse , DappRadarDune Analytics