Phân tích AMM hệ sinh thái Solana – Xu hướng nào trong lĩnh vực AMM

0
227 views

Hệ sinh thái Solana thời gian gần đây đã thu hút được rất nhiều dòng tiền đồ về trong hệ sinh thái này. Các dự án trong hệ, đặc biệt là các dự án về AMM ( Auto Market Maker ) thì dòng tiền sẽ đổ về đó trước bởi vì đó là nơi tập trung thanh khoản của toàn hệ và cũng là nơi thu hút rất nhiều user. Chưa kể những AMM lớn nhất cũng là những nền tảng có tiềm lực mạnh nhất để mở rộng sang những lĩnh vực khác.

Dưới đây là bài phân tích về AMM trên hệ sinh thái Solana, anh em có thể đọc và theo dõi để nhận biết sớm các xu hướng và dòng tiền của thị trường cũng như là tìm được các dự án AMM tốt để thanh khoản trong hệ sinh thái Solana.

Tổng quan về AMM và vài trò của AMM với DeFi

Trước khi AMM phổ biến trong thị trường DeFi thì người dùng chỉ có thể giao dịch các cặp coin/token trên các sàn giao dịch phi tập trung như Binance, Huobi, OKEx… Với những rào cản như vậy thì các dự án và các nhà phát triển không có những tiếp cận người dùng một cách tự do và hiệu quả. Điều này trái với sự phi tập trung của mà người dùng mong muốn. 

Để hướng đến một thị trường tài chính phi tập trung, một số sàn giao dịch đã ra đời như Binance, Huobi.. Tuy nhiên, cơ chế orderbook lại có rất nhiều các nhược điểm như thanh khoản kém cũng như và spread cao. Điều này cũng là một rào cản rất lớn khiến cho người dùng chưa tiếp cận được đại đa số người dùng.

Định nghĩa AMM

Để giải quyết các vấn đề tồn tại trên thị trường, thì có một cơ chế mới đó là AMM

AMM ( Auto Market Maker ) là sự kết hợp giữa AMMsàn giao dịch phi tập trung (DEX). Để hoạt động, AMM cần được cung cấp thanh khoản bởi các Liquidity Provider vào các Liquidity Pool. Khi người dùng (Trader) thực hiện các lệnh giao dịch, tài sản của họ sẽ được swap trong Liquidity Pool theo sự tính toán của Smart Contract thay vì khớp lệnh theo cơ chế sổ lệnh ở các Order-book.

Vai trò của các AMM

Với việc AMM ra đời đã giải quyết được nhiều Pain point của thị trường và những vấn đề mà AMM đã giải quyết cũng chính là vai trò của AMM trong thị trường DeFi. AMM đã giải quyết được các vấn đề về thanh khoản, quyền lợi và đảm bảo tài sản cho cộng đồng.

• Tạo ra Pool thanh khoản dồi dào cho thị trường

• Phân bổ quyền lợi cho cộng đồng 

• Đảm bảo an toàn tài sản

Hơn hết, việc AMM tạo ra một môi trường phi tập trung thực sự giúp cộng đồng có thể “đóng góp” và “nhận” giá trị từ đó. Nổi bật nhất trong việc đóng góp vào quá trình vận hành của một AMM  là:

• Developers có thể tự do cung cấp thanh khoản cho token và tiếp cận người dùng lớn mà không cần phải thông qua sự chấp thuận từ các sàn CEX.

• Token holder có thể đề xuất, biểu quyết đối với cơ chế hoạt động của các AMM và ngoài ra họ còn có thể nhận được lợi ích đối với một số AMM có cơ thế chia thưởng cho những người nắm giữ  token.

• Liquidity Provider là các bên cung cấp thanh khoản cho AMM và họ sẽ nhận được phí giao dịch khi người dùng trade or swap trên các AMM.

Đặc điểm và rào cản khi người dùng AMM

Đặc điểm

Một số điểm nổi bật của AMM là:

• Tính ấn danh: Đối với các sàn CEX, anh em bắt buộc phải KYC cho sàn giao dịch thì mới có thể giao dịch được, điều này sẽ dễ gây lộ thông tin cá nhân người dùng. Còn đối với các AMM, tính ẩn danh được ưu tiên hàng đầu khi chủ sở hữu không cần phải tiết lộ bất kỳ thông tin nào ngoài địa chỉ ví anh em kết nối với sàn.

• Tính minh bạch: Đối với các CEX, họ có thể không minh bạch thông qua việc điều chỉnh giá để chiếm lợi từ người dùng. Tuy nhiên, đối với các sàn AMM thì mọi thứ đều minh bạch thông qua Smart Contract.

• Quyền kiểm soát tài sản: Đối với các CEX, anh em không được kiểm soát 100% tài sản do phải deposit lên các sàn để giao dịch. Đối với AMM thì tài sản được lưu trữ trong ví thông qua private key và chỉ được rút ra để giao dịch khi người dùng chấp thuận.

Rào cản

Các AMM cũng có những rào cản riêng của mình, nên vì thế khối lượng giao dịch hiện tại vẫn đang ở rất nhiều các sàn DEX.

• Tắc nghẽn mạng: AMM chạy trên blockchain nào thì sẽ phải có phí của cơ sở hạ tầng đó. Các vấn đề về tắc nghẽn mạng lưới trên một số blockchain như Ethereum là một vấn đề chưa giải quyết được, fee gas thì quá đắt làm cho người dùng mới không thể tiếp cận được thị trường DeFi.

• Hack & Rug-Pull: Việc này vẫn đang là rào cản lớn và khiến người dùng còn e ngại. Hacker trộm đi các tài sản của người dùng trong Liquidity Pool còn Rug-Pull là hành động rút thanh khoản đột xuất khiến cho giá của các token bị ảnh hướng rất lớn.

• Impermament loss: là tổn thất tạm thời mà người dùng phải gặp khi cung cấp thanh khoản cho pool trên các sàn AMM khi giá token bị biến động rất lớn.

Các chỉ số quan trọng của AMM

Đối với bất kỳ AMM vào thì các chỉ số dưới đây là các chỉ số mà anh em cần đặc biệt quan tâm và chú ý đến nó:

TVL/ Total Value Lock: Thể hiện số lượng tài sản được cung cấp thanh khoản trong sàn AMM. TVL càng lớn thì sàn càng có nhiều thanh khoản -> giao dịch ít trượt giá hơn => trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Trading Volume: Trading Volume là khối lượng giao dịch của các AMM, thường được thống kê trong 24h. Trading Volume càng cao ⇒ Tạo ra fee càng nhiều ⇒ Thu hút Liquidity Provider cho AMM.

Market Cap/TVL: Đây là chỉ số so sánh giữa Market Cap và TVL của các AMM để định giá AMM nào đang được người dùng tin tưởng, deposit fund vào nhiều hơn nhưng Market Cap vẫn còn bé hơn so với những AMM khác (chỉ số càng thấp càng tốt).

Daily Active User (DAU): Đây là chỉ số thể hiện số lượng người dùng hằng ngày tại các nền tảng. DAU có thể được sử dụng kèm với chỉ số Trading Volume và TVL để tăng thêm.

Number of Pair & Token: Số lượng tài sản và các cặp tài sản là chỉ số thể hiện mức độ đa dạng và độ thu hút của AMM đó với các Project (Asset Creator) và User (Trader). Đa số các project trên thị trường sẽ chọn list tài sản trên các Liquidity Center của mỗi hệ sinh thái.

Capital Utilization Ratio: Đây là chỉ số được tính bằng [Trading Volume] / [TVL], chỉ số này sẽ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của các nền tảng AMM. Đồng nghĩa với cùng một số vốn (TVL) thì nền tảng nào có Trading Volume cao hơn cưng như tạo ra được nhiều Fee hơn cho Liquidity Provider (chỉ số càng cao càng tốt).

Những AMM nổi bật trong hệ sinh thái Solana

Solana sử dụng một cơ chế đồng thuận duy nhất để xác nhận thứ tự giao dịch được gọi là Proof of History (PoH), cũng như một số cải tiến đột phá khác để cho phép mạng mở rộng với tốc độ của Định luật Moore. Các node cần ít thời gian hơn để xác thực giao dịch và thời gian của block thấp nhất là 400 mili/giây, so với 15 giây của Ethereum. Do đó, Solana có thể xử lý thông lượng hơn 50.000 giao dịch mỗi giây (TPS), thay vì khoảng 30 TPS trên Ethereum.

Trạng thái toàn cầu duy nhất của Solana đảm bảo khả năng kết hợp giữa các dự án. Tuy nhiên, khả năng mở rộng layer 1 của Solana cung cấp các mức khả năng kết hợp không thể thực hiện được khi mở rộng các giao dịch Ethereum trên các layer hoặc phân đoạn khác nhau, điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng defi.

Cách vận hành các AMM Liquidity trong hệ sinh thái Solana có chút khác biệt với các hệ sinh thái khác. Solana sẽ không phân bổ thanh khoản ở nhiều AMM, thay vào đó, họ sẽ lấy Serum làm trung tâm thanh khoản cho toàn bộ hệ sinh thái. Cách làm này cũng có những ưu và nhược điểm nhất định.

Ưu điểm: Các nền tảng AMM có thể tận dụng được nguồn thanh khoản dồi dào từ Serum, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho trader.

Nhược điểm: Các nền tảng AMM sẽ không Capture được nhiều vào value cho native token vì Serum là bên thu fee của trader.

Sau cú bứt phá ngoạn mục của SOL, dòng tiền hiện cho thấy xu hướng chảy mạnh về hệ sinh thái Solana. Các token trong hệ sinh thái này cũng đã tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, các AMM trên hệ Solana đang tăng trưởng rất mạnh mẽ, dưới đây là một số AMM nổi bật trong hệ.

Serum (SRM)

Serum là một nền tảng hoàn toàn phi tập trung, đồng thời là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) được xây dựng trên Solana blockchain. Serum được hỗ trợ bởi các cố vấn nổi tiếng trong cộng đồng tiền điện tử như: Robert Leshner (Nhà sáng lập Compound), Sam Bankman Fried (CEO FTX và Alameda Research), Gary Wang (CTO FTX). 

Serum được tạo ra để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực DeFi hiện nay. Có thể kể đến các trở ngại lớn nhất mà Serum đã tìm ra lời giải như:

  • Phụ thuộc vào một oracle tập trung để phân phối dữ liệu (như Chainlink)
  • Tốc độ chậm, chi phí đắt đỏ
  • Phụ thuộc vào các stablecoins bên ngoài
  • Chuỗi chéo cross-chain
  • Tạo sổ lệnh để sàn DEX

SRM là token gốc của Serum với các chức năng: Quản trị, Trả phí giao dịch trên cross-chain, và Staking để nhận thưởng. 

Serum muốn tạo một hệ sinh thái DeFi mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất . Được xây dựng trên blockchain Solana nên giải quyết được các lỗ hổng tồn tại trong không gian DeFi hiện tại.

Tỷ giá token Serum

Raydium (RAY)

Raydium là một nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) được xây dựng trên hệ sinh thái Solana. Mục tiêu của Raydium là trở thành sàn giao dịch phi tập trung (DEX) trung tâm của Solana, mang tới khả năng giao dịch nhanh chóng cùng nhiều tính năng mới để tạo ra lợi nhuận. Không giống các giao thức AMM DEX và DeFi khác, Raydium cung cấp tính thanh khoản trên chuỗi cho limit order book trung tâm của Serum DEX, có nghĩa là người dùng có thể truy cập vào tất cả dòng lệnh và tính thanh khoản trên Serum.

Các giao dịch trên nền tảng Raydium nhanh và rẻ hơn các nền tảng khác do tận dụng hiệu quả lợi thế của blockchain Solana. 

Ngoài ra, Raydium có giao diện giao dịch tiện lợi cho phép nhà đầu tư phân tích thị trường qua TradingView, đặt lệnh giới hạn và có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với giao dịch của mình trên Raydium.

Hiện Raydium đã triển khai các tính năng: Quy đổi (Swap), Giao dịch (Trade), Cung cấp thanh khoản (Pools).

Ray là token gốc của hệ sinh thái Raydium với các chức năng: Quản trị, Nhận phí giao dịch và Nhận thưởng tại các pool hoặc staking.

Tháng 8 này là một tin vui cho các holder RAY khi Raydium vẫn giữ được vị trí dẫn đầu về TVL trong hệ sinh thái Solana. Đồng thời, Ray cũng là token mã gốc SPL đầu tiên được list trên Binance.

Khối lượng giao dịch trên Raydium đã đạt con số 10 tỷ đô và là con số lớn nhất từ trước đến nay. Thành quả của Raydium thời gian qua không thể kể đến việc ra mắt 9 pool dung hợp cặp Ray năng suất kép với một trong số những pool lớn nhất trên Solana.

Tỷ giá token RAY

Saber (SBR)

Saber là nền tảng AMM DEX dành riêng cho stable coin trên Solana, cho phép người dùng hoán đổi các tài sản trên chuỗi khối Solana với mức trượt giá thấp nhất.

Dù mới ra mắt được một thời gian, tuy nhiên Saber lại đang là AMM lớn thứ 2 trong hệ với TVL gần 900 tỷ đô, chỉ sếp sau Raydium. Saber mới đây đã hợp tác với Allbridge, một dự án về mảng bridge để tạo ra pool tài sản đấy tiên kết nối giữa Polygon tới Solana. Việc này sẽ mang ý nghĩa rất lớn vì điều đó chứng tỏ rằng Saber có thể hỗ trợ nhiều pool từ các chain EVM trong tương lai.

Bên cạnh việc hỗ trợ cung cấp thanh khoản từ một phía, Saber mới đây cũng ra mắt Vipers để các dev có thể dễ dàng phát triển trên Solana. Cùng với việc chuẩn bị ra mắt staking SBR thì trong thời gian tới Saber có thể cạnh tranh trực tiếp vị trí dẫn đầu trong hệ Solana với Raydium. 

Tỷ giá token Saber

Orca (ORCA)

Orca hoạt động với phương châm lấy cộng động làm trung tâm. Tận dụng được ưu thế của Solana với tốc độ nhanh và chi phí rẻ Orca đang xây dựng 1 bộ máy về lâu dài chứ không phải dưới hình thức fomo. 

So với các AMM khác thì Orca cũng có các tính năng tương tự như swap, liquidity, collectibles… 

Bản thân Orca cũng là một AMM DEX thân thiện với người dùng và Orca cũng đạt được thành tích AMM cũng cấp lợi suất stablecoin (USDC-USDT) cao nhất trên Solana.  

Tỷ giá token Orca

Mercurial (MER)

Mercurial Finance cũng là một AMM dành cho stable asset như Saber. Mục tiêu của Mercurial là xây dựng các dynamic vaults đầu tiên của DeFi cho các tài sản ổn định. 

Mercurial có các đặc điểm như:

Giảm độ trượt giá trong các giao dịch stablecoin, 

Cải thiện lợi nhuận của các Liquidity Provider bằng cách biến đổi chi phí giao dịch tuỳ theo điều kiện thị trường.

Phân bổ vốn linh hoạt cho những dự án khác như lending hay yield farming để tối ưu hoá lợi nhuận.

Tuy nhiên, trọng tâm của Mercurial là họ chú trọng vào mảng stablecoin bởi đây là một miếng bánh béo bở trong thị trường DeFi của bất cứ hệ sinh thái nào.

Tỷ giá token Mercurial Finance

Cyclos (CYS)

Cyclos là một Automator Market Maker (AMM) mang tính thanh khoản tập trung theo kiểu Uniswap V3 cho Solana. Không giống với các AMM khác, Cyclos cho phép LPs chọn phạm vi giá cho thanh khoản của họ.

Được xây dựng trên hệ sinh thái Solana nên Cyclos giúp người dùng giao dịch tài sản một cách nhanh chóng cùng với phí giao dịch rẻ. Cyclos được hiểu là một dự án xây dựng bên trên Serum nên sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm AMM quen thuộc cho người dùng DeFi trên Solana.

Cyclos tạo nên sự khác biệt so với các AMM khác bằng tính năng tập trung thanh khoản được áp dụng giống như Uniswap V3. Điểm mạnh của Cyclos là được xây dựng trên hệ sinh thái Solana nên người dùng sẽ không phải chịu cảnh nghẽn mạng và phí giao dịch cao. 

Khi các AMM cạnh tranh để thực hiện các lệnh trên Serum thì hai yêu tố quan trọng nhất đó là : 

Order Volume : Giao dịch với khối lượng cao hơn nghĩa là lợi nhuận sẽ cao hơn cho LP, bằng cách triển khai vốn ở khoảng giá đã chọn , LP tạo điều kiện cho các lệnh lớn hơn, dẫn đến tăng phần thưởng.

Order Distribution : Lợi nhuận chỉ thu được khi lệnh hoàn thành, đặt tính thanh khoản ở những khoảng giá tối ưu làm tăng việc sử dụng tiền của LP.

Đặc điểm của Cyclos

Thanh khoản tập trung (AMM) cho phép LP phân bổ tài sản trong một tùy chỉnh phạm vi giá, tối ưu hóa vốn hiệu quả và định giá tài sản.

• Thị trường tăng cường hợp lý để giao dịch LP khuyến khích mở vị trí mà họ tin tưởng thanh khoản tốt nhất.

• Các nhà giao dịch tiếp cận thanh khoản tốt hơn, LP kiếm được sản lượng cao hơn.

• Lệnh giới hạn phạm vi LP sẽ cung cấp một mã thông báo duy nhất trong một tùy chỉnh phạm vi giá trên hoặc dưới giá hiên tại của thị trường.

• Tối ưu Impermanent Loss cho LP.

• Cyclos được phát triển trên Solana, cung cấp nhiều khả năng mở rộng.

Cách vận hành của Cyclos

LPing to Cyclos: LP cung cấp thanh khoản bằng cách khóa tài sản của một cặp giao dịch ở một tỷ lệ xác định tự do, trong một phạm vi giá cụ thể. Phạm vi giá này được mô phỏng bởi một tập hợp các vị trí rời rạc, khác biệt với nhau bởi giá trị gia tăng nhỏ nhất có thể, gọi là “tick”.

Aggregating liquidity: Tính thanh khoản của tất cả các LP riêng lẻ được tổng hợp trên cơ sở từng “tick”.

LPing to Serum: một tập hợp con của tất cả các “tick” tổng hợp được gửi vào Order-book trên Serum. Mặc dù con số chính xác có thể thay đổi, nhưng hiện tại là khoảng 10 đến 15 “tick” trên mỗi bên mua/bán.

Distribution fee: Phí sẽ chia đều thành 4 phần:

• Cyclos Treasury.

• Token Buy-back.

• CYS Stakers.

• Người cung cấp thanh khoản.

Update positions: Khi thị trường di chuyển và các lệnh được lấp đầy, có khả năng sự phân bổ thanh khoản đồng đều ban đầu trở nên nghiêng về một phía. Sẽ có một hệ thống để điều tiết lại vấn đề thanh khoản này mỗi vài giây. Điều này phục vụ hai mục đích: Đảm bảo tính thanh khoản được phân phối đồng đều và đảm bảo rằng lượng thanh khoản tối đa được sử dụng tích cực.

Cyclos là một dự án tương tự như Uniswap V3 trên blockchain Solana. Đây cũng là dự án mà team dev đạt rất nhiều giải trong các đợt Hackathon trên Solana. Cyclos raise được 1 triệu đô từ các quỹ lớn như CMS, Hashkey, GTA Ventures, Solana Capital, Huobi Ventures, Coin98 Ventures, MXC, Gate.io, Illusionist Group, Skyvision Capital, and Petrock Capital.

Dự án hiện đang diễn ra vòng IDO trên Solanium. 

Hướng dẫn tham gia IDO Cyclos trên Solanium.

Dự phóng về các AMM trong hệ sinh thái Solana

Dựa trên các thông số mà mình vừa phân tích ở trên thì phần này mình sẽ dự phóng về các AMM trong hệ sinh thái Solana theo quan điểm cá nhân mình.

• AMM là thị trường cạnh tranh rất cao, cho dù có nhiều AMM ra đời đi nữa, rất khó để họ flip các nền tảng AMM lớn hiện tại.

• Các AMM lớn sẽ có xu hướng mở rộng sang DeFi Station để tạo thêm giá trị cho protocol: Raydium có AcceleRaytor … 

• Xu hướng trong lĩnh vực sắp tới có thể là Derivative và Margin thay vì chỉ Spot như các AMM hiện tại. Các dự án về Derivative trên hệ Solana có thể kể đến như Mango Markets, Psy Option … 

• Các  AMM tập trung thanh khoản và cho phép LPs lựa chọn phạm vi giá cho thanh khoản của họ như Cyclos…

Tổng kết

Anh em có thể thấy trong hệ sinh thái Solana hiện tại thì các dự án AMM đều có lượng TVL ( total value locked ) lớn và đều xếp top đầu trong hệ như Raydium, Saber. Lý do mà các dự án AMM có lượng TVL tăng cao đến thế là vì dự án đều có mô hình hoạt động rất hiệu quả và thu hút user. Dòng tiền cũng đang đổ về hệ Solana nên các dự án trong hệ đều được hưởng lợi rất lớn. Anh em hãy follow dòng tiền đang đi đâu, bởi vì các hệ sinh thái sẽ không nổi lên cùng một lúc mà nó sẽ di chuyển từ hệ sinh thái đang bão hòa sang hệ sinh thái đã có cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng làn sóng DeFi. 

Tương tự với các dự án AMM, sau khi xác định được dòng tiền ở hệ sinh thái nào, anh em có thể “take a bet” đối với các nền tảng AMM lớn nhất của hệ sinh thái đó, bởi vì đó là nơi sẽ tập trung dòng tiền và user. Chưa kể những AMM lớn nhất cũng là những nền tảng có tiềm lực mạnh nhất để mở rộng sang những lĩnh vực khác. 

Hiện tại trên hệ sinh thái Solana có một dự án đó là Cyclos vì Cyclos hoạt động rất khác biệt so với các dự án còn lại bởi dù là một AMM nhưng Cyclos là một dự án tập trung thanh khoản và cho phép LPs chọn phạm vi giá cho thanh khoản của họ, điều mà các dự án khác trong hệ chưa làm được. Bản thân mình dự phóng Cyclos sẽ là một dự án hứa hẹn trong hệ sinh thái Solana. 

Trên đây là toàn bộ thông tin mà GTA Research team đã nghiên cứu và phân tích cho anh em về các AMM trong hệ sinh thái Solana và không phải là lời khuyên đầu tư. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có được các thông tin cần thiết và đưa ra các nhận định cá nhân của mình về dự án.