spot_img
24.7 C
New York
Saturday, April 20, 2024
HomeCoinsThe Graph là gì? Vì sao nói The Graph là Google của...

The Graph là gì? Vì sao nói The Graph là Google của Blockchain?

The Graph (GRT) là một dự án Infrastructure rất quan trọng trong lĩnh vực web 3. Blockchain ngày càng phát triển, việc truy vấn dữ liệu là điều không thể thiếu chính vì vậy những dự án như The Graph ra đời nhằm phục vụ lĩnh vực này. Đồng thời nó trở thành một trong những có tính ứng dụng cao ở thời điểm hiện tại.

Vậy The graph là gì? Nó có tính ứng dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về dự án trong bài viết dưới đây với mình nhé!

The Graph là gì ?

The Graph là một giao thức để tổ chức dữ liệu Blockchain và giúp nó dễ dàng truy cập hơn. The Graph cung cấp năng lượng cho nhiều ứng dụng DeFi và hệ sinh thái Web3. bất kỳ ai cũng có thể xây dựng và xuất bản các subgraph, được xem nhu các API mở mà các ứng dụng có thể truy vấn bằng GraphQL.

Các Subgraph giúp các nhà phát triển dễ dàng xây dựng trên các Blockchain. Hãy tưởng tượng những gì mà Google đã làm cho việc tìm kiếm, thì The Graph sẽ làm những điều ấy cho các Blockchain.

Vì The Graph tối ưu lại cách tổ chức dữ liệu của các network blockchain, nên có thể so sánh The Graph như là Google của network blockchain. 

Điểm nổi bật của The Graph

The Graph giải quyết vấn đề gì?

Cho đến nay, tính minh bạch của công nghệ blockchain thường nhận được rất nhiều lời khen ngợi. Nhưng, cho dù chúng chứa rất nhiều dữ liệu hữu ích, việc truy vấn chúng để tìm dữ liệu đặc biệt không phải điều dễ dàng, việc đó giống như “Web mà không có Google”.
Hiện tại đã có rất nhiều công cụ phân tích có thể lấy các thông tin hữu ích từ dữ liệu blockchain. Tuy nhiên các ứng dụng này thường hoạt động theo cách tập trung và có thể mất hàng tháng để phát triển.
Từ đó The Graph ra đời, tự coi mình không phải là đối thủ cạnh tranh với các công cụ trên, mà là ứng dụng hỗ trợ cho chúng.
Có thể coi The Graph như một lớp dữ liệu mở trong hệ sinh thái blockchain.

Các thành phần bên trong The Graph

  • Indexers: Những người tạo ra Node trong mạng lưới The Graph. Indexers sẽ stake GRT Token để cung cấp dịch vụ Indexing và dịch vụ xử lý các truy vấn. Indexers kiếm được phí truy vấn và phần thưởng lạm phát, họ sẽ cạnh tranh với nhau để cung cấp dịch vụ tốt nhất với giá thấp nhất.
  • Curators: Những nhà phát triển Subgraph. Họ sắp xếp dữ liệu và Signalling subgraph nào là hữu ích và chính xác. Curators có thể kiếm được GRT Token thông qua quá trình này.
  • Delegators: Những người muốn tham gia vào việc bảo mật The Graph Network nhưng họ có thể không muốn hay không rành code để trở thành Curators hay Indexers. Delegators có thể ủy quyền GRT Token của mình cho các Indexers để được sharing phần thưởng.
  • Consumers: Người dùng cuối của The Graph. Họ dùng dịch vụ truy vấn dữ liệu được cung cấp từ Indexers, phí này được chia sẻ theo tỷ lệ cho Indexers, Curators, Delegators. Người tiêu dùng có thể là các nhà phát triển khác hoặc dự án muốn truy vấn dữ liệu từ Blockchain cho các ứng dụng của họ, giống như chi phí AWS hoặc dịch vụ đám mây.

Các dự án tương đồng

The Graph có đối thủ cạnh tranh như: Covalent , SubQuery ,… Tuy nhiên The Graph là dự án có sản phẩm chạy thật, có ứng dụng vào thực tế và đang được rất nhiều tổ chức sử dụng

Vì thế có thể nói The Graph là một trong những sản phẩm blockchain protocol mang tính thực tế cao nhất.

Đội ngũ phát triển dự án

Đội ngũ của The Graph bao gồm: Yaniv Tal (trưởng dự án), Brandon Ramirez (trướng nhóm nghiên cứu) và Jannis Pohlmann (trưởng nhóm công nghệ). Đây là những nhà sáng lập giàu kinh nghiệm và họ đã làm việc cùng nhau trong nhiều năm.

Nhà đầu tư

Rất nhiều ông lớn đã đầu tư vào dự án, chúng ta có thể kể đến những cái tên kì cực như: Framework, ParaFi, Multicoin, Coinbase, DCG, Coinfund

Partner

The Graph cũng đã có partner với nhiều các L1 trong thị trường như Ethereum, Near, BNB Chain, Aurora, Moonbeam, Arbitrum, Avalanche, Celom, Polygon, Optimism,…

Roadmap – Lộ trình phát triển

Updating…

Tokenomic

Token Usecase

GRT là Token trong hệ sinh thái The Graph, được dùng với mục đích:

  • Query fees: Phí do người tiêu dùng trả cho các Indexers, Curators và Delegators. Giống như phí chúng ta trả cho các dịch vụ đám mây.
  • Inflation reward: Phần thưởng lạm phát sẽ được chia sẻ cho Indexers, Curators và Delegators dựa trên số Token GRT mà họ stake.
  • Protocol Sink & Burns: Một phần Query fees được đốt cháy, dự kiến sẽ bắt đầu ở mức ~1% tổng phí truy vấn giao thức và có thể thay đổi tỉ lệ trong tương lai.

Thông tin chi tiết về grt token

  • Token Name: The Graph.
  • Ticker: GRT.
  • Blockchain: Ethereum.
  • Contract: 0xc944e90c64b2c07662a292be6244bdf05cda44a7
  • Token type: Utility.
  • Token Standard: ERC-20.
  • Total Supply: Not fixed.
  • Circulating Supply: 7,400,273,157 GRT.
  • Total Initial Token Supply: 10,000,000,000 GRT với lạm phát mỗi năm khoảng 3%.

Token Allocation

  • Community 35%: 3.500.000.000 GRT
  • Team & Advisors 23%: 2.300.000.000 GRT
  • Early Backers 17%: 1.700.000.000 GRT
  • Backers 17%: 1.700.000.000 GRT
  • Edge & Node 8%: 800.000.000 GRT

Token Schedule

Nhìn chung số lượng GRT được mở khóa hầu như đã không còn nhiều, duy nhất vào ngày 17/12/2022 sẽ có 1 đợt mở khóa tương đối. Anh em có thể follow lịch mở khóa để có chiến lược đầu tư hợp lý.

Cộng đồng

Mua bán GRT Token ở đâu?

GRT được niêm yết trên hầu hết các sàn giao dịch lớn nên anh em có thể mua GRT một cách dễ dàng trên các sàn như: Binance, Coinbase, Houbi

Kết luận

Hiện nay các hệ sinh thái blockchain và Web3 đã ngày càng phát triển và có tính ứng dụng cao trong thực tế cuộc sống. Cùng với nó, The Graph cũng ngày càng có chỗ đứng và được sử dụng rộng rãi trong các dự án trong thế giới blockchain.

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về dự án này trước khi quyết định đầu tư.

Trên đây là tất cả thông tin mà GTA Venture nghiên cứu về The Graph và không phải lời khuyên đầu tư, hy vọng sẽ giúp ích các bạn trong quá trình đầu tư sắp tới.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts