spot_img
24.7 C
New York
Tuesday, April 16, 2024
HomeCoinsHakka Finance (HAKKA) là gì? Có nên đầu tư vào Hakka hay...

Hakka Finance (HAKKA) là gì? Có nên đầu tư vào Hakka hay không

Hakka Finance (HAKKA) là một hệ sinh thái tài chính phi tập trung. Với các sản phẩm DeFi đáng chú ý được quản lý bởi token quản trị: HAKKA.

  • Hakka Finance là gì?
  • HAKKA giải quyết vấn đề gì?
  • Có nên đầu tư vào Hakka Finance hay không?

Bài viết này sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc trên. Và cho các bạn góc nhìn từ tổng quát đến chi tiết về dự án này. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu vào bài viết ngay thôi nào!

Có thể bạn quan tâm:

DeFi là gì ? Tại sao Defi lại đang làm mưa làm gió hiện nay ?

Hakka Finance là gì ?

Hakka là 1 hệ sinh thái gồm nhiều các sản phẩm về tài chính phi tập trung. Hiện có: Holeswap, Defi ebook, 3F Mutual (bảo hiểm), …

Hakka Finance giải quyết vấn đề gì?

Hiện tại, những người tham gia có rất ít sự lựa chọn ngoài việc giao dịch tại các sàn giao dịch tập trung. Họ không có quyền kiểm soát tài sản của mình, trao quyền nắm giữ tài sản vào tay của sàn.

Đây là một vấn đề về bảo mật cần được mọi người hết sức quan tâm. Thực tế có rất nhiều tin tức về các vụ hack các sàn giao dịch trong vài năm qua.

Cách Hakka Finance giải quyết vấn đề

Cung cấp một hệ sinh thái gồm các sản phẩm, dịch vụ tài chính được xây dựng trên mạng lưới phi tập trung.

Trong hệ sinh thái của Hakka Finance, mọi người đều có thể truy cập và sử dụng nó ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Không phải chịu sự chi phối bởi cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực nào cả (bên thứ ba) (giải quyết được vấn đề ủy thác).

Các sản phẩm của Hakka Finance gồm có:

DeFi Handbook

DeFi Handbook giúp bạn tìm hiểu các giao thức DeFi dễ dàng hơn.

Giao diện chính của DeFi Handbook

BlackHoleSwap

BlackHoleSwap là một sàn giao dịch AMM phi tập trung được thiết kế cho stablecoin.

Giao diện chính của BlackHoleSwap

Cách sử dụng BlackHoleSwap:

Bước 1: Cần phải kết nối ví

Bước 2: Điền số lượng coin cần swap

Hiện tại thì BlackHoleSwap chỉ cho phép swap giữa DAI USDC

3F Mutual

3F Mutual (3FM) là một thỏa thuận bảo hiểm chạy trên Blockchain và nhằm mục đích cung cấp cơ chế bảo hiểm rủi ro liên quan đến các sản phẩm DeFi, chẳng hạn như MakerDAO, cơ chế bảo hiểm chống lại DSS (Đại Hệ thống Stablecoin).

Với sự phát triển mạnh mẽ của DeFi (Tài chính phi tập trung), giá trị tài sản và giao dịch bị khóa trong DeFi cũng đang tăng lên. Tuy nhiên, gần đây DeFi đã có một số sự cố bảo mật, cho thấy mặt nguy hiểm và mong manh của DeFi, điều này bắt đầu khiến mọi người chú ý đến sự cần thiết đối với rủi ro phòng ngừa rủi ro.

Ý tưởng 3F Mutual

giải quyết vấn đề đó là trong trường hợp dự án MakerDAO bị sập thì những người có tham gia mua bảo hiểm 3F Mutual để lấy lại tiền bảo hiểm đền bù.

Vd như mình mua bảo hiểm tương đương 1 ETH thì nếu dự án MakerDAO bị sập, mình sẽ nhận lại được 132.97 ETH (tại thời điểm viết bài này).

Giao diện chính của 3F Mutual

MakerDao là gì và nguyên nhân khiến MakerDao sập?

MakerDAO là giao thức quan trọng nhất trong lĩnh vực DeFi (tài chính phi tập trung). Các tài sản bị khóa trong DeFi trị giá hơn 9,6 Tỷ đô la tính đến ngày 2 tháng 9 năm 2020. Gần 1,6 Tỷ đô la tài sản bị khóa trong MakerDAO, chiếm 17% tổng thể.

Có thể bạn quan tâm:

MakerDao (MKR) là gì? Những điều cần biết về nền tảng DeFi top 1 năm 2020

DAI, stablecoin được vận hành bởi hệ thống MakerDAO, yêu cầu người dùng thế chấp ETH hoặc các tài sản cụ thể khác để phát hành DAI. Vì sự biến động giá của tài sản thế chấp tài sản, giao thức MakerDAO yêu cầu người dùng duy trì tỷ lệ tài sản thế chấp ~ 150% +. Một lần tỷ lệ tài sản thế chấp thấp hơn 150%, hệ thống sẽ thanh lý và bán đấu giá một số tài sản thế chấp để duy trì sự ổn định của hệ thống.

Nguyên nhân khiến MakerDao sập?

Khi phải đối mặt với những rủi ro hệ thống lớn như tấn công hack, trục trặc hệ thống hoặc thị trường khổng lồ biến động, MKR holders có thể bỏ phiếu để kích hoạt Tắt máy khẩn cấp (Emergency Shutdown) như một phương tiện cuối cùng để bảo vệ chủ sở hữu DAI CDP (Vị thế Nợ có Thế chấp) khỏi bị thiệt hại thêm.

Trường hợp khẩn cấp Việc Tắt máy khẩn cấp (Emergency Shutdown) sẽ chấm dứt tất cả các chức năng thông thường của MakerDAO, thanh lý phần còn lại giá trị của tất cả các tài sản thế chấp, hoàn trả phần còn lại cho tất cả chủ sở hữu DAI và tuyên bố về sự phá sản của MakerDAO.

Tại sao phải mua bảo hiểm chống lại MakerDAO?

Hệ thống stablecoin MakerDAO gần đây dường như ngày càng nguy hiểm hơn. Giá của DAI, với tư cách là một stablecoin, giả sử luôn cố định ở mức 1$ là “BÌNH THƯỜNG”. Tuy nhiên, do sự điên cuồng của DeFi gần đây, nhu cầu về DAI được đẩy lên một cấp độ hoàn toàn mới, khiến giá DAI đột ngột tăng lên và tăng lên (~ $ 1,04 cho đến nay) như chúng ta có thể thấy trong biểu đồ bên dưới.

Giá DAI tăng giảm nhiều như vậy là do sự biến động của ETH. Nếu như giả sử trường hợp 1 ETH giảm xuống còn 100$, dưới ngưỡng thế chấp 2/3 thì Smart Contract (Hợp đồng thông minh) của MakerDAO sẽ lấy 1 ETH đó đem ra thị trường bán.

Khi giá đang down mà Smart Contract tự động đem bán thêm ETH thì lượng ETH ngoài thị trường ngày càng nhiều, thì giá sẽ còn xuống nữa.

Điều đó dẫn đến việc tài sản thế chấp thấp hơn so với giấy nợ dẫn đến trường hợp phá sản, MakerDAO sẽ bị sập (bên cạnh đó còn trường hợp dự án bị hack).

3F Mutual xuất hiện như 1 quỹ bảo hiểm tài chính. Những ai đã mua bảo hiểm của 3F Mutual sẽ nhận lại 1 phần tiền đền bù với tỉ lệ tùy thuộc vào số lượng tài sản của 3F Mutual.

Và phạm vi bảo vệ của quỹ bảo hiểm này ko chỉ dành cho MakerDAO, mà là toàn bộ hệ sinh thái DeFi.

Ai cần 3F Mutual?

Thị trường tiềm năng của 3F Mutual là rất lớn. Một khi MakerDAO gặp sự cố, tất cả các giao thức tương đương với DAI đều sẽ bị thiệt hại nặng nề do nó gây ra. Mục tiêu của 3F Mutual không chỉ đơn giản là sự kiện ngừng hoạt động khẩn cấp DAI của MakerDAO, mà là sự tồn tại của toàn bộ hệ sinh thái DeFi.

Phòng ngừa rủi ro lớn tiềm ẩn là điều bắt buộc đối với mọi nhà đầu tư có kinh nghiệm. Nếu bạn không có khả năng duy trì khoản lỗ từ sự sụp đổ xảy ra ở thị trường DeFi, bạn chắc chắn nên dành một phần ngân sách đó và đầu tư vào 3F Mutual như một quỹ để phòng trường hợp xấu nhất.

Hướng dẫn cách để mua bảo hiểm của 3F Mutual

Bước 1: Kết nối ví của mình

Bước 2: Mua bảo hiểm

Điền vào 2 thông số theo yêu cầu, trong đó:
Unit of Insurance: đơn vị bảo hiểm
Time: thời gian (từ 0 đến 100 ngày)
Rồi click vào Purchase

Lãnh tiền bảo hiểm như thế nào?

Trong khi MakerDAO ngừng hoạt động, đây là nơi để nhận tiền bảo hiểm nếu bạn nắm giữ các đơn vị bảo hiểm đang hoạt động.
Các bạn vào mục Vault và nhấn vào mục Claim như hình bên trên.

tCDP

Dự án này nhằm giải quyết hai vấn đề cho vay DeFi: thế chấp quá mức và tính thanh khoản kém, bằng cách tạo ra một CDP – tCDP được chia sẻ và mã hóa. Tương tự như hầu hết các giao thức cho vay, tCDP yêu cầu người dùng ký quỹ tài sản thế chấp trước khi vay.

Sự khác biệt là người dùng của tCDP đang chia sẻ một vị trí rất lớn, thay vì sở hữu CDP riêng lẻ. Điều đó làm cho tCDP có thể thay thế và giao dịch được.

Giao diện chính của tCDP

Crypto Structured Fund

Cung cấp nhiều mục tiêu đầu tư cho các nhà đầu tư với các hồ sơ rủi ro khác nhau.

Giao diện chính của Crypto Structured Fund

Fulcrum Emergency Ejection

Fulcrum Emergency Ejection là một hợp đồng thông minh tự động tính toán số tiền tối đa có thể yêu cầu trong nhóm Fulcorm iETH. Nó giúp bạn rút tiền bị kẹt càng nhiều càng tốt.

Giao diện chính của Fulcrum Emergency Ejection

Các dự án tương tự như Hakka Finance?

Hiện tại Hakka Finance là dự án duy nhất cung cấp các sản phẩm, dịch vụ này trong hệ sinh thái DeFi.

Team dự án của Hakka Finance

Team của Hakka Finance là một nhóm Dev đến từ Đài Loan. Founder là Ping Chen:

Medium: https://medium.com/@artistic709

Twitter: https://twitter.com/PingChenTW (2152 followers)

Partners của dự án

không có thông tin cụ thể gì về Partners của Hakka Finance

Investors & Advisors

Không tìm thấy thông tin về Investors và Advisors của dự án

Roadmap

không thấy trong whitepaper của dự án.

Hakka Token Release & Unlock

Bootstrap Fund: 10% (dành cho team Dev và Community Support)
Ecosystem Fund: 20%
Team và Advisors: 10%
Future Sales: 20%
Liquidity Mining and Incentives: 40%

Các sàn Hakka đã lên

  • Uniswap (Volume cao nhất)
  • Hotbit
  • Balancer
  • 1inch Exchange
  • Hoo
  • Bibox

Kênh Media của dự án

Telegram: https://t.me/hakkafinance

Discord: https://discord.gg/zYfqpUQ

Medium: https://medium.com/@hakkafinance

Github: https://github.com/hakkafinance

Twitter: https://twitter.com/hakkafinance

Nhận định về Hakka

Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết của từng sản phẩm, dịch vụ của dự án Hakka Finance.

Theo team GTA thì dự án này phát triển nhiều sản phẩm đa dạng và cùng sử dụng Hakka Token làm đồng tiền chung. Tuy nhiên khi đi vào sâu từng dự án thì chúng tôi nhận thấy khá sơ xài chưa có được sự phát triển về chiều sâu để đưa dự án thành công. Do đó, team hiện tại đã thoát hàng em Hakka này. Một dự án Fomo có lợi nhuận nhưng rủi ro rất cao.

Ví dụ như Black Hold Swap quảng bá khá rầm rộ với tiềm năng hơn cả Curve Finance nhưng khi vào thì lại mới chỉ có DAI-USDC swap qua lại. Liquidity của Pool cũng rất thấp. Chính vì vậy không phát triển được chứ chưa nói tới thay thế Curve.

Và nếu các bạn thấy bài viết của GocTienAo thú vị thì hãy chia sẻ ngay cho bạn bè đọc nhé.

Tất cả các nhận định về đầu tư ở trên đều mang tính chất cá nhân. Mọi quyết định đầu tư đều do bạn và bạn phải chịu trách nhiệm trước tài sản của mình. Chúc các bạn thành công!

Góc Tiền Ảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts