spot_img
24.7 C
New York
Saturday, April 27, 2024
HomeCoinsStablecoin Prime 1: Lạm phát của tiền tệ fiat và sức mạnh...

Stablecoin Prime 1: Lạm phát của tiền tệ fiat và sức mạnh của stablecoin

Hiện tại, vấn đề lạm phát đang là nỗi nhức nhối tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Bởi vì nó khiến cho nền kinh tế và cuộc sống của người dân ở đó trở nên khó khăn.

Bản chất của lạm phát được thể hiện ở việc gia tăng giá trị hàng hoá lên, khiến người mua gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, lạm phát lại làm tăng nguồn thu nhập chức vụ “danh nghĩa”.

Tuy nhiên, sự ra đời của stablecoin là một bước ngoặt mới đối với nền kinh tế trên thị trường tiền điện tử, và có thể kiềm hãm vấn đề lạm phát của cả hệ sinh thái đó. Đương nhiên, nó sẽ góp một phần không nhỏ tới vấn đề lạm phát tiền tệ fiat và cả sự kiềm hãm theo đó.

Vậy stablecoin là gì, sức ảnh hưởng của stablecoin đối với tiền tệ fiat ra sao ? Anh em hãy cùng GTA Research tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé. 

Tìm hiểu thêm:
Coin98 (C98) dự định ra mắt stablecoin
USDD là gì? Stablecoin của hệ sinh thái TRON có gì đặc biệt

Stablecoin là gì?

Stablecoin gồm tập hợp các loại tiền điện tử được gắn với một tài sản có giá cả ổn định, chẳng hạn như tiền pháp định (tiền định danh/fiat/tiền tệ do chính phủ của một quốc gia phát hành) hoặc kim loại quý.

Ví dụ: Bạn có thể mua các token được neo giá với USD, Euro, Yên, thậm chí cả vàng và dầu. Một stablecoin cho phép chủ sở hữu chốt lãi và lỗ, chuyển giá trị ở mức giá ổn định trên các mạng blockchain ngang hàng.

Stablecoin được phát triển với mục đích tránh sự biến động cao của giá cả thường thấy trong thị trường tiền điện tử.

Sự ra đời của stablecoin đã giải quyết vấn đề về tính ổn định, khi giá trị của Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) và các loại tiền điên tử khác luôn biến động liên tục.

Bởi vì sự biến động giá cả của các đồng coins (BTC, ETH) dẫn tới sự chi trả việc tiêu dùng như tách Cafe một cách khó khăn nếu lỡ như ngày hôm đó đồng coins mà bạn nắm giữ giá trị giảm đi cả một nửa thì sẽ gặp nhiều bất lợi.

Một số đồng tiền phổ biến nhất trong danh sách stablecoin là Tether (USDT), Binance USD (BUSD), Dai (DAI), USD Coin (USDC), TrueUSD (TUSD), Paxos Standard (PAXOS) và hàng trăm đồng tiền khác.

Biện pháp sử dụng đồng Stablecoin để thanh toán tiêu dùng thay cho các đồng coins (BTC, ETH,…) là một điều hữu ích về sự biến động giá trị.

Sử dụng Stablecoin để tránh sự biến động của tiền điện tử

Trước đây, các nhà đầu tư và giao dịch tiền điện tử (coins/token) không có cách nào để chốt lợi nhuận hoặc tránh sự biến động mà không chuyển đổi tiền mã hóa trở lại thành tiền pháp định (fiat).

Việc tạo ra các stablecoin đã cung cấp một giải pháp đơn giản cho hai vấn đề này. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tham gia và thoát khỏi sự biến động của tiền mã hóa bằng cách sử dụng các loại stablecoin như BUSD hoặc USDC và USDT,…

Stablecoin hoạt động như thế nào?

Để thu hẹp khác biệt giữa sự ổn định tỷ giá của tiền pháp định và tiền điện tử, các stablecoin giữ giá trị của chúng qua các cơ chế khác nhau thông qua bốn loại stablecoin này:

  • Stablecoin thế chấp bởi tiền pháp định (Fiat – backed): được hỗ trợ bởi đồng tiền tệ do chính phủ ban hành, ví dụ như đồng Đô-la Mỹ (USD) và thường theo tỷ lệ 1:1. Điều này có nghĩa là tiền pháp định được giữ làm tài sản thế chấp cho mỗi đồng tiền điện tử được cấp cho bạn như USDT, USDC,… Nói một cách đơn giản hơn, stablecoin này có sự hỗ trợ và bảo vệ bởi cơ quản quản lý tiền tệ của một quốc gia.
  • Stablecoin thế chấp bởi hàng hóa: thay vì sử dụng tiền pháp định (fiat), loại tài sản này sử dụng những tài sản và hàng hóa có thể trao đổi khác để thế chấp stablecoin như USDP.
  • Stablecoin thế chấp bởi tiền điện tử (Crypto – backed): Loại stablecoin này sử dụng tiền điện tử là tài sản thế chấp, do đó toàn bộ quy trình vận hành và hoạt động của loại tiền này trên blockchain đều theo phương thức phi tập trung (decentralized). VD: DAI, USN,…
  • Stablecoin từ thuật toán (Algorithmic): Đây là loại stablecoin không thế chấp và cũng không được hỗ trợ bởi tiền pháp định hay tiền điện tử. Thay vào đó, chúng duy trì sự ổn định qua một thuật toán hoặc cơ chế hoạt động. Hợp đồng thông minh chịu trách nhiệm quản lý sơ đồ cung cầu và đảm bảo sự ổn định tỷ giá của stablecoin này. VD: USDD, UST

Tuy nhiên, có thể thấy thông qua sự kiện UST de-peg khiến cho đại đa số những nhà đầu tư thời gian vừa qua đều mất tin tưởng vào các đồng stablecoin, UST giảm dưới 1 đô la và không còn đúng giá trị của một stablecoin một cách nhanh chóng, do đó dẫn tới sự sụt giảm khỏi peg $ 1 ban đầu của các stablecoin theo domino lúc đó.

Đọc thêm:
TerraUSD (UST) là gì? Điều gì khiến UST de-peg
Thuyết âm mưu đứng sau vụ sụp đổ của UST và LUNA
USN là gì? Stablecoin đầu tiên trên hệ sinh thái Near
Tether (USDT) được tích hợp trên blockchain Polygon

Tiền tệ fiat là gì? Chức năng của tiền tệ fiat

Tiền tệ fiat được phát hành bởi chính phủ các quốc gia. Chúng không được hỗ trợ cân bằng, ổn định giá bằng tài sản vật chất khác. Giá trị của chúng phụ thuộc vào ngân hàng trung ương (TW) và các cơ quan chức năng của đất nước (các nhóm tài chính).

Ngân hàng TW (trung ương) có thể điều tiết số lượng tiền giấy đang lưu thông bằng cách in ra (lạm phát) và rút chúng ra khỏi đời sống (giảm phát) bằng một vài cách đặc biệt.

Nếu một đất nước không còn tồn tại như đã từng xảy ra với Liên Xô (USSR) vài thập kỷ trước đó, tiền tệ fiat của quốc gia đó sẽ chỉ trở thành một tờ giấy vô dụng, vì không có chính phủ nào hỗ trợ nó.

Mặc dù tiền tệ fiat được chấp nhận rộng rãi, nhưng chúng có thể bị lạm phát và có thể mất giá khá nhanh. Trong các trường hợp lạm phát, sức mua của một đơn vị tiền tệ giảm mạnh (chi phí tiêu dùng tăng cao: dịch vụ & hàng hoá).

Chính phủ thường in quá nhiều tiền giấy để đối phó với mức tăng giá chung. Nếu lạm phát xảy ra cực kỳ nhanh và vượt quá tầm kiểm soát, đồng tiền pháp định (tiền định danh / tiền tệ fiat) thường mất giá trên thị trường ngoại tệ.

Sự gia tăng trong mức giá chung hàm ý giảm sức mua của đồng tiền. Có nghĩa là, khi mức chung của giá cả tăng lên, mỗi đơn vị tiền tệ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn.

Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán trao đổi các loại ngoại tệ với nhau. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng.

Chức năng của tiền tệ fiat

Đầu tiên chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem tại sao chúng ta cần tiền và tiền fiat (ví dụ: Đô la Mỹ hoặc Nhân dân tệ), bao gồm một số điều mà chúng ta mong muốn từ tiền.

Khi tôi tự hỏi bản thân mình muốn đạt được điều gì với số tiền 1 nghìn đô la, câu trả lời ban đầu của tôi là: “Mua những thứ mà tôi muốn, dùng vào những việc mà mình thích”. Nghe có vẻ đó là một quyết định nhưng nó không cho một cái nhìn đầy đủ.

Ví dụ, tại sao đôi khi tôi giữ một số tiền mặt trong ngăn kéo của bàn cạnh giường? Vì vậy, để thực sự hiểu lý do tại sao và tìm hiểu cơ bản các chức năng của tiền tệ fiat chúng ta sẽ đến với các giai đoạn sau:

  • Để tính toán: Để trở thành một phần của xã hội và một phần của nền kinh tế trong đó, tôi cần biết cách định giá sản lượng sản xuất của mình và những gì tôi có thể nhận được để đổi lấy nó. Ví dụ, giả sử tôi là nhà sản xuất táo (hoặc chủ nông trại táo), tôi sẽ cần biết giá tương đối của các loại táo để có thể tính toán được vùng giá thích hợp loại táo mà mình bán. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thứ tôi muốn mua (ví dụ như lê) không có giá trị đối với táo của tôi, chỉ đơn giản là vì nhà sản xuất lê họ không muốn quy đổi táo với lê. Do dó, chức năng này của tiền thường được gọi là đơn vị tài khoản (unit of account).
  • Để giao dịch: Đầu tiên, anh em hãy xem xét lại kịch bản mà tôi là nhà sản xuất táo đang tìm kiếm cách giao dịch với lê như trên, nhưng lần này tôi đã biết rằng nhà sản xuất lê không muốn sản phẩm của tôi. Vì vậy, tôi đến một nhà sản xuất cà chua, người muốn đổi táo của tôi bằng cà chua, mà tôi vốn dĩ định đổi lấy lê. Sau khi giao dịch với nhà sản xuất cà chua thành công, hiện tại số táo ban đầu của tôi đã thành cà chua. Tôi tiếp tục giao dịch với nhà sản xuất lê để dùng cà chua đổi lấy lê, thật không may một lần nữa nhà sản xuất lê đã từ chối đề nghị của tôi vì nhà sản xuất lê không muốn cà chua của tôi. Tuy nhiên tôi chợt nghĩ ra, ban đầu tôi nên đổi táo lấy tiền (bán táo) hoặc tôi có thể đến nhà sản xuất cà chua, đổi táo lấy tiền và mua lê bằng số tiền đó. Một quy trình hiệu quả hơn bằng một vài phương pháp giao dịch đóng vai trò như một phương tiện trao đổi (medium of exchange) để lấy táo, lê, cà chua và nhiều hàng hoá, dịch vụ khác.
  • Để tiết kiệm: Đôi khi năng suất làm việc của chúng ta vượt quá nhu cầu hiện tại và chúng ta muốn để dành “thành quả” của công việc để tận hưởng sau này. Ví dụ, là một nhà sản xuất táo, tôi có thể bất chợt đã sản xuất nhiều táo hơn nhu cầu của người dùng, cao hơn so với nhu cầu mong muốn của tôi. Vì vậy, thay vì lãng phí những quả táo thừa bằng cách để chúng thối, tôi cần đổi chúng lấy thứ gì đó sẽ giữ nguyên giá trị của nó trong tuần hoặc tháng tới. Đến một lúc không có tiền, cuối cùng tôi phải trải qua quá trình vất vả đi gõ của nhiều nhà sản xuất với hi vọng ai có hàng bền (phương pháp giữ độ bền của táo) sẽ mua lại số táo dư thừa của mình. Tuy nhiên, với tiền, tôi sẽ không trải qua nhiệm vụ tẻ nhạt là tìm kiếm các nhà sản xuất có hàng lâu bền “đặc biệt là táo”. Tôi có thể bán táo của mình cho bất kì ai muốn có và sử dụng táo và giữ số tiền từ việc bán này trong két an toàn (nơi lưu trữ tài sản) của mình như một kho lưu trữ giá trị (store of value).
– Nguồn: dieamla –

Tiền fiat không khan hiếm

Trong số các đặc điểm mà mình đã tóm tắt ở trên, hầu như tất cả đều cho thấy sự khan hiếm (non-scarce) của tiền fiat. Sự khan hiếm thực sự là một khái niệm khá đơn giản, bất cứ thứ gì có nguồn cung thiếu hụt trên thế giới đều khan hiếm, khó kiếm hơn và do đó thường có giá trị trong mắt chúng ta.

Để đo lường sự khan hiếm của tiền fiat, anh em có thể tham khảo chỉ số & biểu đồ Stock-to-Flow ratio tại đây.

Stock-to-Flow được tính theo tỷ lệ giữa nguồn cung hiện tại của stock (nguồn cung Bitcoin đang được lưu thông) và dòng sản xuất mới (Bitcoin đang được mined).

Trong nhiều năm trước, tiền fiat rất khan hiếm vì nó bị ràng buộc với bản vị vàng (Gold standard). Nói một cách dễ hiểu, điều này có nghĩa là chỉ có nhiều tiền như vàng, Vì vàng là một loại hàng hoá (stock) khan hiếm tự nhiên không thể tái tạo về mặt công nghệ và rất nhiều trong số đó đã tồn tại, tiền định danh (fiat) bị ràng buộc bởi sự khan hiếm của vàng hoặc tỷ lệ Stock-to-Flow ratio cao.

Tuy nhiên, với việc tách ra khỏi bản bị vàng, sự khan hiếm của tiền fiat không còn bị ràng buộc bởi tính sẵn có của vàng nữa mà được kiểm soát bởi các chính sách tiền tệ của chính phủ (chính phủ trung ương và ngân hàng trung ương kết hợp).

Vấn đề ở đây là suy nghĩ về dài hạn đối với vàng là rất hiếm và mỗi chính quyền chính trị đều muốn rõ ràng, minh bạch về số tiền mà công dân sở hữu trong túi.

Khuyến khích in – lạm phát bắt đầu

Nguyên nhân ban đầu của việc từ bỏ bản vị vàng để giao dịch mua bán hàng hoá, thực phẩm,… của những năm trước đó đã được triển khai kể từ sau thế chiến thứ nhất (World War I).

Trước khi chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, sức chiến đấu của mỗi quốc gia bị giới hạn ở số vàng mà họ có trong những rương vàng mà họ thu được, bao gồm từ những cuộc chiến mà lịch sử quốc gia thu về.

Tuy nhiên, trong suốt chiến tranh thế giới thứ nhất, người ta quyết định rằng lâu dài như vàng sẽ đánh bại các lựa chọn sinh tồn khác. Vì vậy, việc các chính phủ có thể dễ dàng in thêm tiền giấy nhằm tài trợ cho nhu cầu thời chiến và thâm hụt sau chiến tranh của họ trở nên quả hấp dẫn, và dễ dàng hơn nhiều so với việc đòi hỏi thuế từ công dân kể từ khi chiến tranh mới kết thúc (hậu chiến tranh).

Vì vậy, trong thế kỷ tiếp theo sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các cường quốc trên thế giới đã rời bỏ sự vững chắc của bản vị vàng để sử dụng chủ nghĩa lạm phát như một giải pháp cho các vấn đề về kinh tế.

Và khi các đồng tiền dự trữ (Dolla USD,..) tách ra khỏi bản vị vàng, các đồng tiền khác không thể không tuân theo. Điều này có nghĩa là để phù hợp nhu cầu xã hội, phục vụ đời sống nhân dân, khắc phục hậu quả sau chiến tranh, buộc chính phủ các quốc gia tách tiền tệ của mình khỏi bản vị vàng để in thêm tiền. Đây cũng là một bước đi khiến các quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ nhất thực hiện và đem lại cuộc sống ổn định nhanh chóng tới nhân dân của họ, tuy nhiên nếu không kiểm soát vấn đề này thành công thì sẽ khiến giá trị đồng tiền của quốc gia đó mất giá cực độ.

Lịch trình phát triển và nguồn cung của Bitcoin

Lịch sử di chuyển giá trị qua internet cho thấy rằng các câu hỏi và vấn đề liên quan đến tiền fiat đã là một câu đố cần giải quyết trong một thời gian dài.

Kể từ những năm 80, đã có nhiều lần tạo ra tiền fiat bằng các phương pháp khác nhau.

Ví dụ: trong khi Chaum’s Ecash ưu tiên tính ẩn danh bằng cách sử dụng các kỹ thuật mật mã tiên tiến, thì E-Gold của Jackson và Downey lại ưu tiên tính ổn định và tính di động bằng cách lưu trữ tập trung và phân số vàng bằng kỹ thuật số.

Tương tự, Bitcoin là một phương pháp trong những bước tiến bộ này, ngoại trừ thực tế là nó đã trở nên vô cùng thành công nhờ vào những tính năng được tinh chỉnh mà nó được thiết kế.

Một trong những tính năng quan trọng nhất của Bitcoin là lịch trình cung cấp cố định (fixed supply schedule) của nó . Tính năng này được cho là đã thúc đẩy việc áp dụng nó để mở rộng từ cộng đồng cypherpunk lên hàng triệu người như một loại tiền điện tử ngang hàng. 

Dưới đây là lịch trình nguồn cung “giảm phát” của bitcoin:

  • Bitcoin có nguồn cung hữu hạn là 21 triệu BTC.
  • Nguồn cung Bitcoin tăng lên mỗi khi thợ đào (miner) phát hiện ra một khối (block) mới trên blockchain.
  • Tỷ lệ nguồn cung Bitcoin là cố định và giảm dần theo thời gian. Tỷ lệ phát hiện block mới, được điều chỉnh hai tuần một lần và số lượng Bitcoin được tạo ra trên mỗi block giảm dần về mặt hình học. Điều này có nghĩa là cứ sau mỗi 210.000 block (~ 4 năm), số Bitcoin được tạo ra trên mỗi block giảm 50% (tốc độ tăng trưởng của đường màu xanh lam giảm đi như hình bên dưới)
  • Thuật toán nguồn cung của Bitcoin được củng cố trên blockchain và được tất cả các node perators nhận được. Để thay đổi lịch trình nguồn cung của Bitcoin, đòi hỏi hơn 50% gồm tập hợp các node operators phi tập trung (decentralized) phải đồng ý. Điều này được thuật toán không xác định rõ ràng vì nó sẽ giống như tự bắn vào chân cho các miner (thợ đào).
– Nguồn: bashco –

Càng nhiều Bitcoin được khai thác, thì việc khai thác Bitcoin mới, càng trở lên khó khăn hơn. Đó là lý do tại sao tốc độ tăng trưởng nguồn cung của Bitcoin mới (đường màu xanh) và do đó lạm phát của Bitcoin giảm (đường màu cam) theo thời gian.

Điều này được hiểu đơn giản hơn là sự khan hiếm của Bitcoin được thiết lập, đồng ý và không thể thay đổi bởi bất kỳ người nào (ví dụ: tổng thống của một quốc gia) hoặc cá nhân (ví dụ: tập hợp các ngân hàng trung ương).

Vì vậy về lâu dài, khi sự chấp nhận Bitcoin tiếp tục tăng từ hàng triệu người lên tới hàng tỷ người, 0.00053 BTC (trị giá 16 đô la vào ngày 30/05/2022) mà bạn bỏ quên trong ví tiền điện tử của mình bây giờ chắc chắn sẽ mua cho bạn thêm nhiều quả táo hơn trong 5 năm.

Tuy nhiên việc sử dụng một đồng tiền có giá trị ổn định để giao dịch hàng hoá và các nhu cầu khác vẫn là điều tốt nhất so với sự biến động của Bitcoin hiện tại, cũng rất khó để dự đoán Bitcoin sẽ ở giá nào trong vài ngày tới.

– Các chức năng mong đợi của Bitcoin –

Đường dẫn tới Stablecoin & cách Stablecoin giữ được peg ổn định

Ở trên, mình có đề cập đến sự biến động của Bitcoin, cũng giống như toàn bộ thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, sự biến động này thực sự không hoàn toàn áp dụng cho tất cả các loại tiền điện tử, ngoại trừ Stablecoin.

Sẽ chẳng ai muốn sử dụng một loại đồng tiền có giá trị thay đổi liên tục, thậm chí biên độ rộng, để làm tài sản cơ sở dùng để giao dịch. Mình cũng vậy, nhưng việc sử dụng một đồng tiền điện tử mà nó có thể bảo toàn giá trị trong một khoảng thời gian đủ dài và ổn định trong ngắn hạn lẫn trung hạn, rất thích hợp để sử dụng để làm tài sản cơ sở của mình.

Ví dụ: Nếu tôi nhận lương bằng Bitcoin, trong khi ngày nhận lương của tôi thì giá trị số Bitcoin này là $ 20, nhưng ngày hôm sau nó có thể sẽ giảm còn $ 15.

Do đó, điều này sẽ thực sự khó khăn, tương đương với việc nếu công sức mà mình bỏ ra để làm việc bị giảm đi thông qua giá trị tiền lương mà mình nhận về.

Đây là con đường hợp lý dẫn chúng ta đến stablecoin, một tài sản không biến động có nhiều biến động, có nguồn gốc từ tiền điện tử, cho phép giao dịch, chuyển giá trị trên toàn cầu.

Làm thế nào để Stablecoin giữ được peg ổn định

Thường lệ, các stablecoin giữ peg của mình với một loại tiền tệ fiat (ví dụ: Đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ có stablecoin là TRYB được phát triển bởi BiLira) hoặc một mức giá nhất định (ví dụ: dựa trên một giá trị hàng hoá), bằng cách tận dụng nhiều cơ chế để đảm bảo mức biến động tối thiểu xung quanh mức peg mà stablecoin đó nhắm tới.

Với mỗi một dự án stablecoin ra mắt, tương đương với việc những hoạt động thử nghiệm, một bản update tính năng so với các dự án stablecoin trước đó.

Cuối cùng, việc lựa chọn cơ chế giữ peg nào là điều dẫn đến sự tồn tại của các loại stablecoin khác nhau. Và không có cơ chế pegging nào được chứng minh là phù hợp thị trường sản phẩm một cách rõ ràng, các loại stablecoin khác nhau sẽ chỉ tối ưu hoá cho các thông số khác nhau bao gồm: stability (tính ổn định), decentralization (phi tập trung), capital efficiency (tính hiệu quả).

Kết quả của việc tinh chỉnh các thông số này đã cho ra đời ba loại stablecoin lớn xuất hiện:

  • Fiat – backed stablecoins: Gồm các stablecoin được hỗ trợ bởi tiền tệ fiat (thậm chí có tổ chức tài chính đứng sau).
  • Crypto – backed stablecoins: Gồm các stablecoin được hỗ trợ, thế chấp bởi tiền điện tử.
  • Algorithmic stablecoins: Trong khi các stablecoin được hỗ trợ bởi tiền tệ fiat dựa trên cơ chế dự trữ được sử dụng rộng rãi, thì các stablecoin theo thuộc nhóm Algorithic phụ thuộc vào sự điều phối lý thuyết ban đầu của những người ủng hộ chúng.

Tạm kết

Trước khi đi sâu hơn vào các nguyên tắc thiết kế và phát triển của các stablecoin khác trong những phần “Stablecoin Prime” sắp tới.

Mình đã đưa ra những thông tin cơ bản về việc phân tích sự lạm phát của tiền tệ fiat và sự ra đời của stablecoin cũng như lộ trình giảm phát và biến động của Bitcoin bao gồm thị trường tiền điện tử, đang dẫn đường cho sự đổi mới của stablecoin.

Đối với bất kỳ stablecoin nào đạt được sự chấp nhận chính thống (tức là được sử dụng để thay thế & sử dụng cùng với tiền tệ fiat), bất kể cơ chế của chúng là gì, chúng cần đạt được sự ổn định bằng cách phát triển lòng tin và tồn tại được trong một khoảng thời gian đủ dài.

Hẹn gặp lại anh em ở Part 2 “Stablecoin Prime” với việc tìm hiểu các trường hợp: Thị trường đang ở giai đoạn nào, dấu hiệu ban đầu nào cho thấy stablecoin bắt đầu áp dụng hàng loạt.

Anh em có thể tham gia thảo luận cùng GTA team tại:

Website | Facebook | Twitter Trading | Research | Youtube

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts