DAO là gì? Tiềm năng giúp DAO bùng nổ trong thời gian tới

0
424 views

Dạo gần đây chắc nhiều anh em hay nghe về DAO ( Decentralized Autonomous Organization). Nhiều người cho rằng đây sẽ là xu hướng tiếp theo sau Gaming và NFT. Vậy DAO có thật sự tiềm năng? Những rào cản nào còn tồn đọng đối với các tổ chức DAO? Anh em hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

DAO là gì

DAO (Decentralized Autonomous Organization) – tổ chức tự trị phi tập trung ( khác với tổ chức truyền thống như Google, Facebook, Amazon … ) được hiểu theo nghĩa là một tổ chức sử dụng các quy tắc được mã hóa và các chương trình máy tính, hoạt động một cách độc lập mà không cần có sự can thiệp của cơ quan Trung ương. Nói cách khác, mô hình hoạt động của DAO sẽ không có một Giám đốc điều hành hay một ai đó đứng đầu để thao túng thông tin và bằng cách ứng dụng các bộ quy tắc được mã hóa bằng code, chúng có thể hoạt động một cách độc lập mà không cần sự can thiệp của con người. 

Hiện nay, DAO được áp dụng trong khá nhiều lĩnh vực trong đó có thể kể đến các blockchain hay giao thức DeFi áp dụng quản trị on-chain, nhằm mục đích giúp người dùng có thể tham gia biểu quyết, xem xét các đề xuất và hiểu rõ được các hoạt động một cách dễ dàng, minh bạch. Tuy nhiên tất cả đều có đặc điểm chung là các thành viên trong DAO có thể dễ dàng tiếp cận, kiểm chứng các đề xuất, hành động của tổ chức và họ có thể tham gia vào các quyết định của DAO.

Xu hướng – Bối cảnh của DAO 

DAO có xu hướng phát triển cùng blockchain với tính decentralized, tuy nhiên, chúng ngày càng nhận được nhiều sự chú ý mà nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố như:

Sức nặng ngày càng lớn của việc decentralized: Các tổ chức tài chính truyền thống và chính phủ các nước có nhiều biện pháp kiểm soát người dùng. Các ông lớn trong nhiều lĩnh vực có quá nhiều quyền lực và đang có những hành động lạm dụng sức mạnh của mình. Điều này là tác nhân thôi thúc người dùng vượt ra khỏi những hạn chế và lấy lại những quyền lợi thuộc về mình.

Crypto ngày càng thu hút nhiều giá trị: Từ DeFi cho đến NFT và các lĩnh vực như âm nhạc, giải trí,.. Crypto đang thu hút một lượng giá trị có tốc độ tăng trưởng nhanh. Để tiếp cận miếng bánh này dễ dàng hơn, việc tạo ra các DAO với sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp bổ trợ lẫn nhau, từ nguồn vốn, kinh nghiệm, quan hệ và nhiều yếu tố khác. 

Những ưu và nhược điểm của DAO:

Ưu điểm

• Nhờ công nghệ blockchain, các tổ chức có thể tạo ra một môi trường để cộng tác ngang hàng giữa các thành viên mà không cần phải dựa vào một thực thể tập trung.

• Với mô hình DAO, mã (code) là thứ duy nhất cần thiết để tạo niềm tin, vì nó minh bạch và công khai. Mọi thành viên có thể kiểm tra nó.

• Một ưu điểm nổi bật khác của các DAO là không phân cấp. Tất cả thành viên đều đứng ngang hàng với nhau. DAO cho phép mọi người cộng tác trên toàn cầu, bất kể vị trí, chủng tộc, địa vị xã hội,… Công nghệ blockchain cho phép truy cập bình đẳng vào các tài nguyên và quy trình bỏ phiếu của công ty. Các quy tắc và hợp đồng được thực hiện tự động.

Nhược điểm

  • Tính bảo mật: Vấn đề về smart contract, một khi DAOs đã được deployed (triển khai) thì rất khó thể thay đổi, các hoạt động phải diễn ra như đúng những gì quy định ở smart contract. Ngoài ra bảo mật của smart contract cũng là 1 vấn đề quan trọng điển hình là vụ The DAO hack.
  • Tính pháp lý: Khung pháp lý dành cho DAO thật sự chưa rõ ràng. Nếu DAO không có tính thuyết phục về pháp lý sẽ tạo ra 01 rào cản lớn đối với việc áp dụng DAO bởi người tham gia sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt pháp lý.
  • Quyết định: DAOs cho phép thành viên biểu quyết 1 cách dân chủ. Nhiều quyết định mang tính phức tạp và học thuật nhưng nhiều người biểu quyết có thể không hiểu, hoặc không biết họ đang biểu quyết vấn đề gì. Điều này có thể dẫn tới những quyết định tệ hại bởi đa số mọi người không có kiến thức về các quyết định liên quan. 
  • Thường bị trì hoãn: Ngoài ra trong những trường hợp khẩn cấp, việc phải có thời gian chờ để được bỏ phiếu thông qua có thể sẽ tạo hệ quả xấu cho DAO. Ví dụ trong trường hợp của Maker khi thị trường sập hồi tháng 3/2020, nếu lúc đó còn đợi để vote xong mới triển khai các biện pháp thì thiệt hại về tài sản sẽ là rất lớn. 
  • Privacy: Mọi thứ đều minh bạch on-chain cũng không hoàn toàn là một điều tốt, việc các đề xuất phải được đưa on-chain để biểu quyết rồi mới được thực hiện đồng nghĩa với việc kế hoạch phát triển được công khai hoàn toàn và đối thủ cạnh tranh có thể biết được hướng đi tương lai của dự án. 
  • Centralized entity: Một thực thể, tổ chức có sức mạnh voting cao hơn các thành viên khác. Tạo nên cảm giác centralized ngay trong việc voting của protocol.

Cách hoạt động của DAO

Tuy DAO có thể được phát triển trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng nhìn chung ta có thể chia chúng thành hai loại chính: 

Mô hình hoạt động của DAO

Token – based DAO

Token chiếm một vai trò quan trọng đối với sự vận hành của DAO. Đây là loại hình phổ biến nhất vì token là mạch máu và đang hiện diện ở mọi nơi trong Crypto: 

• Từ các blockchain như Bitcoin, Ethereum: Miner đảm bảo tính bảo mật cho mạng lưới đổi lại nhận được phần thưởng token.

• Cho đến các protocol như Maker DAO, Uniswap, Sushiswap…: Token holders có quyền biểu quyết cho các quyết định trong protocol.

Ưu điểm của model này là khả năng mở rộng (scale) rất tốt khi bất kỳ ai cũng có thể sở hữu token, tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc tận dụng nguồn lực và đi đến những thống nhất chung.

Share-based DAO

Share-based DAO có thể được hiểu theo nghĩa là một tổ chức hoạt động hướng đến một mục đích chung nào đó. Tại đây, những người tham gia sẽ dùng cổ phần của họ để biểu quyết. Share-based DAO khác với Token-based DAO ở chỗ không phải bất kỳ ai cũng có thể token. Thay vào đó, loại hình này sẽ yêu cầu người tham gia đáp ứng những điều kiện đề ra.

Trong Share-based DAO, người tham gia có thể biểu quyết trực tiếp bằng cách chia sẻ, đồng thời họ cũng có thể rời đi với tỷ lệ tương xứng trong quỹ.

The Lao 

The Lao là dự án nổi bật nhất trong các Quỹ đầu tư Phi tập trung, thành lập từ tháng 4/2020, hiện The LAO đã hoàn thành 35 khoản đầu tư, đa phần là các dự án trên Ethereum như Gitcoin, Zapper, Lido Finance,… The LAO là quỹ đầu tư hoạt động mạnh nhất trong các Quỹ đầu tư phi tập trung.

Điều gì làm cho DAO trở nên khác biệt

DAO khác với các tổ chức truyền thống:

• Thay vì bị chi phối bởi một nhóm, các DAO sử dụng một bộ quy tắc được viết ra bằng mã và được thực thi bởi mạng máy tính chạy phần mềm dùng chung.

• Để trở thành thành viên của một DAO, đầu tiên người  tham gia DAO bằng cách mua tiền điền tử của nó. Khi đó, việc hold thường mang lại cho người dùng quyền bỏ phiếu đối với các đề xuất và cập nhật. Và tất nhiên nó tỷ lệ thuận với số tiền của holder.

Bảng so sánh DAO với các tổ chức truyền thống

Các dự án nổi bật hiện tại

Các dự án tiền điện tử

DAO vẫn còn khá sơ khai. Có thể liệt kê một số dự án blockchain thể hiện nguyên lý của nó: Bitcoin, Bitshares, Dash, MarkerDAO, Uniswap, BitDAO,…

  • Bitcoin: DAO thô sơ đầu tiên vì nó hoạt động hoàn toàn theo một giao thức đồng thuận, điều phối hành vi của một mạng lưới rộng lớn.
  • Bitshares: Tổ chức này tự hào về công nghệ đi trước thời đại. Bằng cách cung cấp khả năng tự quản lý với hệ thống bỏ phiếu nâng cao, thời gian xử lý 3 giây và nền tảng defi được tích hợp sẵn.
  • Dash: Hoạt động dựa vào khuyến khích tiền tệ các bên liên quan, được gọi là Masternodes. Những người trở thành thành viên bỏ phiếu khi họ mua DASH. Cấu trúc cho phép tất cả thành viên tham gia và đưa ra quyết định theo các quy tắc đã đặt ra.
  • MakerDAO: Cái tên nói lên tất cả. MakerDAO là một phần của hệ thống lớn hơn, Maker Protocol. Nó là DAO sử dụng kết hợp tài sản tiền điện tử (Dai và MKR). Dai là stablecoin này cho phép thực hiện các giao dịch mà không cần sự tham gia nào của bên thứ ba như ngân hàng, chính phủ. MKR là token cung cấp cho holder giữ quyền biểu quyết,…
  • Uniswap: Uniswap phát hành native governance token UNI. Qua đó, trở thành giao thức phi tập trung, thuộc sở hữu của cộng đồng.
  • BitDAO: BIT là governance token đi kèm với quyền đề xuất, biểu quyết. Mục tiêu của BitDAO là xây dựng nền kinh tế mã hóa phi tập trung có sẵn cho tất cả mọi người. Một giao thức được quản lý bởi BIT holder.

Trường hợp sử dụng rộng hơn

Ngoài việc DAO được các công ty tiền điện tử hay hoạt động tài chính áp dụng, nó còn lớn hơn thế:

  • Chính phủ: DAO sẽ tăng cường kiểm toán, bỏ phiếu, giám sát thực hiện hợp đồng, đấu thầu và nhiều quy trình,…
  • Tổ chức phi lợi nhuận: Cho phép cá nhân nhận quyên góp một cách ẩn danh và chấp nhận các thành viên từ mọi nơi trên thế giới. Các thành viên có thể bỏ phiếu về cách sử dụng số tiền quyên góp được.
  • Công ty Audit: Cải thiện hoạt động kiểm toán bằng cách cho phép quản lý dự án tự động, cải tiến theo dõi và bảo mật tốt hơn.

Tiềm năng và Dự phóng cho DAO

Tiềm năng của DAO

Hiện nay, sự phát triển của DAO được cho là gắn liền với blockchain tính phi tập trung. Bên cạnh đó, trong bối cảnh các tổ chức truyền thống đang ghi nhận nhiều sự việc liên quan đến việc lạm dụng quyền hạn, thao túng tài sản gây thiệt hại lớn đối với cả doanh nghiệp thì mô hình DAO càng được nhiều người trên thế giới quan tâm hơn cả..

Xét riêng ở DeFi, Governance là một use case tiêu chuẩn cho các token của dự án, dự án càng lớn thì use case này càng có giá trị. Trong số top các dự án có TVL cao nhất, gần như tất cả đều được quản trị bởi cộng đồng, các quyết định đều được đề xuất và vote bởi các thành viên nắm giữ token của dự án. Model DAO đã trở thành thứ “buộc phải có” cho những DeFi protocol phát triển.  

Top 10 dự án về DAO có TVL cao nhất

Các DAO nắm giữ giá trị ngày càng lớn, chỉ xét riêng nhánh Ventures DAO, số tài sản trong treasury đã vượt qua mốc tỷ đô.

Top các Ventures DAO – Nguồn: Mô hình quỹ đầu tư phi tập trung (Venture DAO)

Với việc DAO đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như social, serviecs,… Lượng giá trị mà các DAO nắm giữ có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. 

Dự phóng tương lai của DAO

Hiện tại có rất nhiều DAO áp dụng token để leveraged model Shared-based DAO như Yield Guild Game, Jenny DAO, Whale, BitDAO,… Mục đích của việc làm này giúp scale DAO lên một tầm cao mới, khi bất kỳ ai cũng có thể tham gia DAO.

DAO còn một chặng đường dài trước khi nó đạt được sự chấp nhận hoàn toàn chính thống. Không phải tất cả các DAO đều hoạt động hiệu quả. Trên thực tế, hầu hết các DAO sẽ không hoạt động trong thời gian dài.

Cũng giống việc đầu tư tiền điện tử luôn có khả năng giá trị của governance token cho một DAO có thể bằng không.

DAO tương lai sẽ có một framework để có thể phân bổ nguồn lực, chia sẻ doanh thu một cách hợp lý và không tạo ra mâu thuẫn trong tổ chức. Đồng thời các hạn chế của DAO ở phần trên cũng sẽ dần được giải quyết.

Tổng kết

DAO đang có một tốc độ phát triển rất nhanh và ngày càng nhận được nhiều sự chú ý, tuy nhiên sẽ còn nhiều việc phải làm để DAO hiện tại hoàn thiện hơn. Bản thân DAO cũng còn rất nhiều các khía cạnh thú vị và rắc rối mà chúng ta cần tìm hiểu thêm xoay quanh các tổ chức DAO.