spot_img
24.7 C
New York
Monday, May 6, 2024
HomeKiến thứcNFTsVay thế chấp NFT là gì? Cùng tìm hiểu về thị trường...

Vay thế chấp NFT là gì? Cùng tìm hiểu về thị trường đầy tiềm năng này

Nếu chúng ta nhìn vào thị trường NFT hiện tại, chúng ta có thể thấy rằng có hai lĩnh vực chính đã thu hút hầu hết sự chú ý và động lực chính của sự tăng trưởng đó là: Gaming và Nghệ thuật. Cả hai lĩnh vực này đều đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dùng, tuy nhiên, khi thị trường NFTs ngày càng phát triển, dòng tiền, nguồn vốn đổ vào nó càng nhiều thì nó dần bộc lộ những điểm yếu về tính thanh khoản.

Vậy có một giải pháp nào cho NFT có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa, và tận dụng hết được những nguồn lực mà nó đang có? Câu trả lời rất đơn giản, đó chính là tích hợp DeFi và NFT, cụ thể hơn nữa đó chính là cung cấp khả năng cho vay thế chấp bằng NFT. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vay thế chấp bằng NFT là gì?

Vay thế chấp bằng NFT là gì?

Vay thế chấp bằng NFT là một hình thức cho vay qua đó người đi vay sẽ nhận được khoản vốn mình cần thông qua việc thế chấp tài sản NFT của mình và người cho vay sẽ nhận được một mức lãi suất nhất định.

Hiện tại, bạn có thể tìm thấy một số giải pháp cung cấp cho chủ sở hữu tài sản NFT tùy chọn vay vốn bằng cách cho sử dụng NFT của họ làm tài sản thế chấp như: StarterUniLendLendroidNFTfi. Trong đó, Starter và NFTX là những nền tảng phát triển nhất như Starter có phiên bản Rinkeby và NFTX là nền tảng duy nhất có trên mainnet.

Còn nếu bạn muốn lựa chọn một giải pháp đơn giản cho các khoản vay thế chấp NFT thì NFTfi là một lựa chọn. NFTfi có hai trường hợp sử dụng chính, tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng – muốn vay hay cho vay tiền điện tử:

  • Nếu bạn cần một khoản vay, hãy dùng bất kỳ token ERC-721 nào mà bạn sở hữu để thế chấp và chờ đợi đề nghị cho vay tốt nhất.
  • Mặt khác, nếu bạn muốn cho ai đó mượn tiền điện tử, hãy tìm NFT mà bạn chấp nhận được và gửi đề xuất của bạn (giá trị khoản vay, giá trị hoàn trả và thời hạn vay).

Ngoài các nền tảng đã đề cập, vẫn có một số nền tảng khác đang hoạt động tích cực đối với hoạt động cho vay dựa trên NFT. Một trong số đó có thể kể đến là Rikkei Finance.

Rikkei Finance đưa NFT tiếp cận DeFi

Rikkei Finance là một dự án DeFi đến từ Việt Nam, với đội ngũ gồm các chuyên gia trong ngành – những người đã và đang phát triển một nền tảng blockchain lending. Họ áp dụng công nghệ phi tập trung để cải tiến những ý tưởng truyền thống như dịch vụ cho vay, tín dụng và thậm chí là bảo hiểm.

Với việc được xây dựng trên Binance Smart Chain, Rikkei Finance cung cấp một trải nghiệm tối ưu với mức phí thấp, thông qua đó việc vay hoặc cho vay tiền điện tử, stablecoin và tất nhiên là cả NFT trở nên đơn giản, nhanh chóng.

Để tối ưu tính năng vay thế chấp NFT, Rikkei Finance sẽ hợp tác với các thị trường NFT hàng đầu khác để cung cấp dịch vụ cho vay NFT ngang hàng, cho phép RiFi tận dụng cơ sở người dùng hiện có của các nền tảng. Hệ thống cho vay ngang hàng NFT này cũng loại bỏ rủi ro liên quan đến giao thức, đặc biệt khi một nhóm người dùng có thể dễ dàng thao túng giá của NFT.

Rikkei Finance sẽ kết nối chủ sở hữu NFT và người cho vay. Bạn có thể sử dụng NFT để thế chấp giống như các tài sản khác. Những người dùng khác có thể cho bạn vay. Nếu bạn chấp nhận một khoản vay, một số tiền sẽ được thanh toán từ tài khoản của người cho vay và NFT của bạn sẽ bị khóa trong pool tài sản thế chấp NFT.

Do quá trình vay thế chấp NFT diễn ra tương tự như các loại tài sản khác, Rikkei Finance đã làm đơn giản hóa việc vay thế chấp NFT vốn còn xa lạ với đa số người dùng qua đó, tăng cường trải nghiệm sử dụng của nền tảng.

Trong lộ trình phát triển của Rikkei Finance, vào Quỹ 3 năm nay Rifi.NFTs Dapps sẽ được khởi chạy, hi vọng đây sẽ là cột mốc giúp NFT đặt một bước chân vững chắc trong không gian DeFi thông qua nền tảng blockchain cho phép tích hợp cross-chain, Rikkei Finance.

Các hình thức vay thế chấp NFT

Có hai hình thức vay thế chấp NFT và sự khác biệt chính của 2 hình thức này nằm ở loại tài sản thế chấp được chấp nhận.

Hình thức đầu tiên là chấp nhận sử dụng tài sản đại diện cho NFT. Hình thức này giả định rằng sẽ có một cách nào đó tạo ra một phiên bản tài sản có thể thay thế của NFT và nó có thể xác định chính xác giá một cách hiệu quả.

Ưu điểm của hình thức này là, người cho vay có thể thu được nhiều lợi nhuận trong ngắn hạn hơn thông qua việc sử dụng tài sản thế chấp cùng với đó khoản vay cũng có thể dễ dàng bổ sung thêm tài sản vay. Nhược điểm của tùy chọn này là người cho vay không thể sử dụng chức năng cơ bản của NFT, vì anh ta chỉ sở hữu một phiên bản có thể thay thế của nó, không phải chính NFT đó. Ví dụ: NFT có thể đại diện cho một số bất động sản ảo, thú ảo, v.v., nhưng người cho vay không thể hưởng lợi từ tài sản cơ bản đó.

Hình thức thứ hai là các giao thức cho vay chấp nhận chính NFT làm tài sản thế chấp. Ưu điểm của giải pháp này là người cho vay có thể được hưởng lợi từ các chức năng của NFT. Ngoài ra, người cho vay có thể kiếm thêm lợi nhuận bằng cách cho bên thứ ba thuê NFT đó và thu lợi nhuận mà nó tạo ra. Nhược điểm của giải pháp này là người vay không thể thêm nhiều NFT giống nhau để thế chấp thêm khi họ không thể trả khoản vay gốc đúng thời hạn. Do đó, người đi vay phải thêm một NFT khác, có thể chấp nhận được, nhưng điều này rất khó trong thực tế, vì rất khó tìm thấy một NFT phù hợp với giá trị còn thiếu mà người vay muốn thêm vào.

Theo UScapitalsolutionsllc
Góc Tiền Ảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts