Subnet là gì? Cánh tay mở rộng vô hạn trên hệ sinh thái Avalanche

0
156 views

Cuộc đua giữa các hệ sinh thái ngày càng trở nên sôi động, đặc biệt đối với những nền tảng Internet Of Blockchain ngày càng có sự cạnh tranh mạnh mẽ do có cơ chế mở rộng riêng biệt giúp chúng lớn mạnh từng ngày. Subnet đang được biết đến là cánh tay để mở rộng cho hệ sinh thái Avalanche. Vậy subnet là gì? Ngày hôm nay chúng ta đi tìm hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của nó. 

Bối cảnh

Một trong những vấn đề của blockchain hiện tại chính là scalability – khả năng mở rộng. Khi đạt đến một mức độ phát triển nhất định, mỗi blockchain sẽ cần giải quyết khả năng mở rộng để đáp ứng được nhu cầu phát triển của hệ sinh thái hay nhu cầu sử dụng của người dùng mà vẫn phải đảm bảo được tính bảo mật, sự an toàn và tính phi tập trung của chuỗi khối.

Để không hy sinh tính phi tập trung, có 2 cách để mở rộng blockchain: theo chiều dọc (Vertical scaling) và theo chiều ngang (Horizontal scaling).

Vertical scaling (Mở rộng theo chiều dọc)

Việc mở rộng theo chiều dọc, dữ liệu vẫn sẽ mở rộng trong một nút duy nhất và việc mở rộng quy mô được thực hiện thông qua đa lõi, ví dụ như phân bổ giữa tài nguyên CPU và RAM của máy.

Chính vì vậy việc mở rộng quy mô theo chiều dọc được giới hạn ở dung lượng của máy tính, mở rộng vượt quá công suất đó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thậm chí ngừng hoạt động. Việc mở rộng theo chiều dọc là có giới hạn, đây là mô hình truyền thống.

Horizontal scaling (Mở rộng theo chiều ngang)

Dữ liệu được phân thành các vùng dữ liệu nhỏ hơn(mỗi nút chỉ chứa một phần dữ liệu). Tức là thay vì chạy trong một vùng phức hợp, người ta phân vùng cho phép các blockchain chạy song song. Giả sử 1 blockchain có tốc độ xử lý 500 TPS (Số giao dịch trên một giây), khi mở rộng theo chiều ngang x lần blockchain đó có thể xử lý x lần 500 TPS.  

Các nhược điểm của Vertical scaling gần như đều được khắc phục khi sử dụng Horizontal scaling:

  • Phân tán rủi ro lên nhiều thành phần nhỏ thay vì lên một khối duy nhất
  • Có thể thực hiện Scaling thường xuyên mà không bị ngừng hoạt động vì bạn chỉ thêm tài nguyên bổ sung chứ không thay đổi tài nguyên hiện có
  • Chi phí rẻ hơn: Sử dụng 10 máy chủ có kích thước bằng 1/10 kích thước của máy chủ lớn duy nhất thì 10 máy chủ đó có giá rẻ hơn so với 1 máy chủ lớn nhất

Subnet là gì?

Subnet của Avalanche sẽ là hình thức mở rộng theo chiều ngang. Nhưng mỗi chain hay mỗi subnet sẽ được tạo ra một cách riêng biệt, không phải là bản copy paste của nhau. Avax sẽ tao ra một hệ sinh thái đa chuỗi rộng lớn nhất (a diverse multi-chain ecosystem).

Mỗi subnet có thể là một blockchain được tùy chỉnh riêng biệt hoặc cũng có thể là một nhóm các blockchain cùng được xác thực bởi một nhóm validator chung. Các validator của các subnet đều phải là thành viên của Primary Network bằng cách stake AVAX. Primary Network hay còn gọi là mạng chính là một mạng con đặc biệt. Mạng này có vai trò xác thực tất các các subnet(mạng con) được tích hợp trên Avalanche.

Tình trạng Avalanche hiện tại

Hầu hết hoạt động trên mạng Avalanche xảy ra trên một trong 3 chuỗi (X, P, C) trên Primary Network, mạng này chứa tất cả các validator. 

  • X-Chain (Exchange Chain – Chuỗi trao đổi): X-Chain hoạt động như một chuỗi thanh toán và đúc NFT. Chuyển tài sản trên X-Chain chi phí thấp hơn trên C-Chain. ‍
  • C-Chain (Contract Chain – Chuỗi hợp đồng): C-Chain là một nền tảng hợp đồng thông minh EVM cho phép khởi chạy các Dapp như Trader Joe’s, Pangolin Exchange và Aave… . Đây là nơi mà phần lớn người dùng cuối tương tác với Avalanche. ‍
  • P-Chain (Platform Chain – Chuỗi nền tảng): P-Chain chịu trách nhiệm điều phối mọi validator của Avalanche và là chuỗi để tạo và quản lý subnets(mạng con). Trong tương lai, chúng ta có thể thấy hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn subnet tồn tại trên P-Chain. 

Tất cả các validator của Avalanche phải xác thực thông qua cả ba chuỗi này. Việc yêu cầu tất cả validator xác thực qua Primary Network làm cho kết nối giữa các subnet dễ triển khai hơn và làm tăng tốc độ bảo mật hơn cho subnet. 

Ưu điểm của subnet

  • Tốc độ nhanh chóng: subnet thừa hưởng tốc độ của Avalanche chính vì vậy dApp chạy trên subnet sẽ rất nhanh, hơn thế nữa việc không phải cạnh tranh với dApp khác khi cùng chạy trên Primary Network cũng đỡ việc tắc nghẽn từ đó tối ưu được tốc độ hơn. 
  • Tiết kiệm chi phí: Chạy trên subnet việc tắc nghẽn sẽ hầu như loại bỏ được hoàn toàn điều đó làm fee gas sẽ dễ chịu hơn.
  • Subnet là các blockchain riêng biệt có thể kết nối với nhiều loại máy ảo (Virtual blockchain), đó có thể là EVM, Bitcoin Script, mô hình UTXO của Cardano, Engine của Solana,…  
  • Số lượng subnet có thể được tạo ra là không giới hạn, không chỉ các DApp có thể được xây dựng một subnet riêng, toàn bộ một blockchain cũng có thể trở thành một subnet.
  • Avalanche có thể đóng vai trò như Layer 0 cho phép các blockchain lớn như Solana, Ethereum, Cosmos,… hoàn toàn có thể tạo ra một phiên bản nữa hoạt động trên Avalanche, với phí gas thấp và tốc độ giao dịch cao.

Lợi ích mà subnet mang lại cho Avalacnhe

  • Đối với giá AVAX: Sự ra đời và phát triển của Subnet sẽ có ảnh hưởng tới giá AVAX trong dài hạn. Nếu mô hình này hoạt động hiệu quả, ngày càng có nhiều subnet được tạo ra, sẽ ngày càng nhiều AVAX được stake ở Primary Network từ đó trở thành validator cho subnet.
  • Giảm bớt áp lực cho C-Chain, tăng tốc độ giao dịch, mở rộng mạng lưới.
  • Thu hút dòng tiền từ các quỹ đầu tư tổ chức, các công ty lớn.
  • Thu hút các dự án từ các hệ sinh thái khác, tăng incentive để thu hút users mới trên Avalanche, từ đó tăng TVL trên Avalanche. (DFK là ví dụ đầu tiên, đây là DApp nổi bật nhất trên Harmony).

Rõ ràng tác động của mạng lưới subnet là khá lớn, subnet càng phát triển thì hệ sinh thái Avalanche cũng ngày càng sôi động và phong phú.

Các yếu tố để xây dựng một subnet

Cần 2 điều để có thể xây dựng một subnet:

  • A virtual machine (Máy chủ ảo): Cách xử lý các giao dịch.
  • A validator set (Bộ phận xác nhận): Người xử lý các giao dịch.

A virtual machine(Một máy ảo)

Subnet có thể chứa 1 hay nhiều blockchain, chính vì thế cần một máy ảo đặt ra các quy tắc để xử lý giao dịch. Điều đặc biệt là một subnet của Avalanche không chỉ hỗ trợ EVM mà còn có thể cho phép khởi chạy mạng Bitcoin, UTXO của Cardano hay ngôn ngữ của Solana… Đây chính là điều tuyệt vời của subnet. 

A validator set(Một trình xác thực)

Để xây dựng một subnet thì không thể thiếu các validator, họ sẽ tham gia vào việc tạo ra sự đồng thuận (consensus) và góp phần duy trì, quản lý để subnet hoạt động hiệu quả. Để trở thanh validator bạn phải tuân thủ các quy tắc do subnet đặt ra. 

Cơ hội nào cho Subnet

Vào ngày 9 tháng 3 vừa qua, Avalanche Foundation đã ra mắt chương trình Avalanche Multiverse trị giá 290 triệu đô la nhằm khuyến khích và thúc đẩy subnet. Chương trình tập chung vào việc hỗ trợ hệ sinh thái mới ở các lĩnh vực như: Game, NFT, Defi hay các trường hợp sử dụng của tổ chức…

Avalanche Multiverse ra mắt cho thấy tầm quan trọng của subnet đối với hệ sinh thái Avalanche. Có khá nhiều dự án họ cũng đã bắt đầu xây dựng các blockchain riêng trên subnet phải kể đến như: Crabada, DeFi Kingdom, …. tuy mới ở gian đoạn thử nghiệm nhưng các nền tảng đã công bố họ đã thấy hiệu quả rõ rệt của subnet qua những bản demo. 

Một số dự án GameFi sắp ra mắt: Ragnarok, Shrapnel, Ascenders,… họ cũng công bố sẽ xây dựng trên subnet để hưởng các ưu đãi từ chương trình cũng như tận dụng hiệu năng của subnet để xây dựng một ứng dụng hoạt động với hiệu năng cao nhất. 

Tầm ảnh hưởng của subnet đã thu hút được nhiều developer, liệu rằng sự mở rộng của subnet trong thời gian tới có thu hút được các quỹ lớn tiếp tục đầu tư vào hệ sinh thái Avalanche. Các ông lớn liệu có bỏ qua miếng mồi béo bở này?

Kết luận

Subnet là một tính năng rất độc đáo dành cho việc mở rộng trên Avalanche. Với những chương trình khuyến khích và nhu cầu đem đến trải nghiệm thân thiện hơn của những dự án sở hữu thông lượng giao dịch cao, Subnet hứa hẹn sẽ là điểm đến yêu thích của rất nhiều dự án muốn mở rộng trong tương lai. Hiện tại Subnet vẫn còn ở giai đoạn phát triển và nhiều tính năng mới hơn sẽ được đội ngũ phát triển Avalanche cung cấp trong tương lai, chúng ta vẫn cần quan sát để đánh giá Subnet có thật sự hoàn thành được những gì mà nó công bố.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà GTA Research đã nghiên cứu về subnet và không phải là lời khuyên đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được các thông tin cần thiết và đưa ra được nhận định cá nhân của mình về dự án.

Anh em có thể tham gia thảo luận cùng GTA Team tại: 

Website Facebook | Twitter | Trading | Research | Youtube