spot_img
24.7 C
New York
Monday, April 29, 2024
HomeTin tứcTin Tức BitcoinPhân tích dữ liệu On-Chain Bitcoin tuần 41

Phân tích dữ liệu On-Chain Bitcoin tuần 41

Bitcoin market tuần vừa qua vẫn giữ vững được lực tăng của mình, giá thấp nhất của Bitcoin trong tuần vừa qua là $53657mức cao nhất trong tuần là $56250. Đây là đợt hồi phục ấn tượng nhất kể từ tháng 9, thị trường hiện tại đã và đang giữ được mức tăng ổn định. Các hoạt động trên chuỗi của Bitcoin hiện nay đang có những dấu hiệu tăng trưởng rất tốt. 

Tuần này chúng ta sẽ phân tích sự gia tăng của mức đòn bẩy vào thị trường phái sinh (Derivatives markets), sự tăng trưởng của các Long-term Holder và sự gia tăng của các hoạt động trên chuỗi. 

Dữ liệu On-Chain

Hoạt động trên chuỗi (On-chain) đang phát triển

Tuần đầu tiên của tháng 10 đã có một đợt tăng của hoạt động mạng ( network activity), tín hiệu này đã được cộng đồng mong chờ từ rất lâu kể từ đợt sell-off vào tháng 5 vừa qua. Điều này sẽ kích thích và thu hút lượng cầu (demand) mới vào thị trường trong khoảng quý 4 năm 2021.

Chỉ số Active Entities là chỉ số lượng người tham gia cá nhân trên chuỗi mỗi ngày, hiện nay đã tăng 19% trong tuần qua, đạt mức 291 nghìn Active Entities hoạt động mỗi ngày. Sự gia tăng của Active có mối tương quan sâu sắc với các đợt bắt đầu chu kỳ tăng giá trong lịch sử. Giá trị Active Entities hiện đang ngang bằng với đợt trước bull run vào năm 2020.

Cùng với số lượng người tham gia thị trường đang tăng mạnh, giá trị giao dịch bằng coin cũng tăng lên. Kể từ giữa tháng 9, quy mô giao dịch ( transaction size) trung bình đã tăng lên mức hơn 1,3 BTC. Lần gần nhất chúng ta chứng kiến transaction size trung bình trên mức 1,6 BTC là vào tháng 3 năm 2020 trong một đợt có sự cố về thanh khoản.

Quy mô giao dịch tăng lên không đồng nghĩa với việc tăng giá, mà là dấu hiệu của các dòng vốn lớn hơn hay thậm chí là một tổ chức có quy mô lớn đang hoạt động trên chuỗi ( tức là có khả năng đã có những hoạt động của cá). Chúng ta có một dữ liệu để đánh giá về giai đoạn cuối của Bear Market là khi lượng tiền ( smart money) bắt đầu tích lũy về quy mô. Điểm đặc trưng của giai đoạn này là hoạt động trên chuỗi thấp và transaction sizes ngày càng lớn.

Hiện nay giá trị trung bình của các giao dịch đang có xu hướng giảm, điều này có thể đưa ra dẫn chứng rằng đã có ít dấu hiệu gom hàng từ phía cá và giai đoạn tích lũy của họ có vẻ như đã suy giảm. Các hoạt động hiện tại chủ yếu là các nhà đầu cơ nhỏ lẻ với quy mô nhỏ và lượng giao dịch vừa phải.

Giá trị USD của khối lượng di chuyển trên chuỗi cũng đã tăng. Bằng cách xem Transfer Volume ( USD) dưới dạng phần trăm của Realized Cap. Realized Cap là chỉ số được sử dụng để đo lường giá trị của mỗi đồng BTC khi nó di chuyển lần cuối cùng trong chuỗi. Biểu đồ phía dưới mô tả về “ Realized Velocity”, Realized Velocity được tính bằng tỷ lệ giữa khối lượng giao dịch trên chuỗi bằng USD và Realized Cap. Biểu đồ này thể hiện cho chúng ta biết mức độ của khối lượng cầu so với lượng cung coin (coin supply)  có giá trị tại thời điểm nó được sử dụng lần cuối trên chuỗi.

Transfer Volume lớn hơn 3% so với  Realized Cap, điều này cho thấy sự khởi đầu của một giai đoạn tăng giá mới khi mà tiện ích mạng (network utility) đang tăng lên so với định giá thực tế.

Transfer Volume nhỏ hơn 3% so với Realized Cap, điều này cho thấy một giai đoạn giảm giá mới được hình thành trong đó giá trị của tiện ích mạng (network utility) đã thấp hơn so với mức định giá thực tế.

Transfer Volume hiện tại đã vượt qua ngưỡng 3% 1 lần nữa, cho thấy được lượng cầu ( demand) ngày càng tăng đối với giá trị trên chuỗi. Đây là một xu hướng bullist đáng chú ý trong những tuần sắp tới dựa trên những tín hiệu trong lịch sử.

Long-Term Holder vẫn tiếp tục HODL

Nguồn cung do các Long-term holder (LTH) nắm giữ vẫn đang không có dấu hiệu suy giảm. Các LTH ( long-term holder) đã phân phối lượng coin của họ kể từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021, nơi là lượng cung chạm đáy ở mức 10,91 triệu BTC.

Trong suốt 7 tháng vừa qua hành vi HOLD đã được gia tăng một cách nhanh chóng, hơn 2,37 triệu BTC đã được chuyển từ Short-term holder thành Long-term holder. Chúng ta sẽ phân tích thêm bối cảnh dựa trên thời gian đó, khi mà chỉ có 186 nghìn BTC mới được khai thác trong khoảng thời gian này ( 7 tháng), điều này chứng tỏ các LTH đã HOLD nhiều hơn 12,7 lần so với số coin trung bình được khai thác.

Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng công cụ Workbench  để định lượng mức độ tích lũy của LTH liên quan đến việc mua/bán coin so với lượng coin hiện tại do các thợ đào cung cấp. (miners). Chúng ta sẽ lấy tỷ lệ thay đổi giữa 30 ngày ( 30-day change) trong nguồn cung LTH( màu xanh) và sự thay đổi trong 30 ngày của nguồn cung lưu hành ( circulating supply) ( màu cam). 

Chúng ta có đường màu hồng thể hiện lượng coin được các LTH giao dịch trên thị trường. Khi đường màu hồng vượt qua đường gạch đứt màu đen nghĩa là LTH đang mua vào nhiều hơn và ngược lại

Tháng 2 năm 2021 cho thấy rằng LTH đã phân phối rất nhiều, chạm mức – 26,4x số lượng coin được khai thác ( mined coins) -> lượng coin bán ra rất nhiều,đến tháng 6 chỉ số này đạt mức cao nhất khi cao hơn 27,7x so với lượng coin phát hành -> các LTH đang mua rất mạnh điều này sẽ làm cho lượng cầu ( demand) lớn hơn lượng cung (supply) và sẽ khiến giá của BTC sẽ tăng.

Kể từ tháng 7, lượng tích lũy LTH/ HOLDing đã giao động trong khoảng 13,6x đến 15,0x cho thấy lượng coin được LTH mua vẫn nhiều hơn so với lượng coin mới được khai thác.

Chúng ta tiếp tục đánh giá thêm về chỉ số Revived Supply 1yr+, chỉ số này sẽ biểu diễn khối lượng tiền trên 1 năm được sử dụng. Đây cũng là một trong những trạng thái trước khi diễn ra bull market.

  • Trong giai đoạn bull markets: Ta thấy rõ sự tác động của LTH tới sức mạnh của thị trường, các LTH phân phối rất nhiều token trên 1 năm của mình trong giai đoạn này (vùng màu hồng).
  • Khi bắt đầu giai đoạn Bear market: Các LTH sẽ chi tiêu ( spending) chậm lại và chờ đợi một mức giá tốt hơn để có thể mua lại ( màu xanh).
  • Khi giá đạt đến vùng “Value zones”: Các smart money investor bắt đầu gom hàng (vùng xanh lá cây).

Trong cấu trúc thị trường hiện tại, nguồn cung phục hồi cho thấy thị trường vẫn nằm trong vùng tích lũy tương đối.

Trong đợt tăng giá vừa qua, phần lớn UTXO đã có lợi nhuận đạt 95,7% tổng số UTXO. Đây là một mức tăng khá tốt khoảng 11,3% so với đợt giảm giá hồi tháng 9 vừa qua. Chúng ta cần lưu ý rằng, ngay cả khi thị trường trải qua đợt “khủng hoảng” trong tháng 5 vừa qua thì UTXO chưa bao giờ giảm xuống mức 40-60%, mức này cũng đã từng được ghi nhận vào giai đoạn thị trường trong những năm 2018-2019 và tháng 3 năm 2020. Trong những đợt tăng giá mạnh, chỉ số UTXO cũng chỉ duy trì ở mức trên 90%, điều này có thể dẫn chứng rằng, thị trường Bitcoin hiện nay đang ngày càng ổn định.

Xu hướng sử dụng đòn bẩy quay trở lại thị trường phái sinh

Chúng ta đang có những dấu hiệu tích cực hiện đang được diễn ra trên thị trường phái sinh (derivatives markets), thị trường future (futures markets) với mức open interest tăng. Futures open interest đã tăng $5,6 tỷ đô( tăng 45%) kể từ mức thấp nhất vào tháng 9. Con số này cũng tương tự như tháng 9 và tháng 5, trong giai đoạn này cũng đã có không ít những hợp đồng đã bị thanh lý khi giá của BTC giảm mạnh.

Hầu hết các nhà đầu tư vẫn đang có niềm tin vững chắc và tâm lý khá lạc quan trong giai đoạn của thị trường sắp tới. Khi mà hầu các open interest trên các sàn giao dịch ( ngoại trừ Huobi) đang định giá Bitcoin ở mức 58,5 nghìn đô la cho đến cuối năm nay. Các nhà giao dịch trên FTX và Huobi hiện đang định mức giá ở mức 60,1-60,9 nghìn đô la vào tháng 3 năm 2022.

Phí bảo hiểm cũng đã tăng trong đầu tháng 10 gần đây và đã tăng 12,4% trong tuần qua. Mình sẽ giải thích 1 chút về phí ở đây, phí bảo hiểm ở đây là phí bảo hiểm hợp đồng 3 tháng (3-month annualised futures basis)  đối với các hợp đồng tương lai. Mức phí này tăng khi có nhiều người set lệnh đặt mua trong thị trường. 

Chúng ta đánh giá giai đoạn tháng 5-7, đây là giai đoạn khủng hoảng của thị trường trong năm nay tính đến thời điểm hiện tại, mức phí trong giai đoạn này chỉ giao động ở mức +2%- +5%. Trong đợt tăng giá nhẹ vào cuối tháng 9 đã đẩy mức phí lên +5%. Với mức độ hồi phục và tăng trưởng như hiện nay hứa hẹn sẽ là một chỉ báo bull run trong thời gian sắp tới khi nhu cầu ( demand) của người mua bắt đầu tăng lên.

Thị trường Perpetual cũng đã tăng trong tuần vừa qua, mức funding rate đang giao dịch trong khoảng 0,01 – 0,02% trên tất cả các sàn giao dịch. Ở thời điểm hiện tại funding rate đang có dấu hiệu giảm, cho thấy rằng các nhà đầu tư trong thị trường này bắt đầu có những tâm lý và đang có sự thận trọng nhất định khi mà thị trường đang hưng phấn.

Cuối cùng chúng ta sẽ đánh giá options markets, hiện open interest trên options markets cũng đã tăng trưởng đạt $3,6 tỷ đô ( tăng 64%). Options markets vẫn chiếm 1 phần nhỏ trong khối lượng giao dịch ( dưới 1 tỷ đô), tuy nhiên sự tăng trưởng của Options markets cũng phản ánh đến sự phát triển của thị trường chung và do đó sẽ cung cấp những phương pháp mới để phòng ngừa rủi ro, các công cụ cho thợ đào và nhà giao dịch để nắm bắt phí bảo hiểm biến động và các phương tiện để đầu cơ giá.

Tổng kết

Trong tuần qua thì chúng ta cũng đã thấy được những dấu hiệu tích cực của thị trường Bitcoin nói chung. Đối với những tích cực trong các hoạt động on-chain thì tuần vừa qua là một tuần các nhà đầu tư cần nên theo dõi để có thể đưa ra những chiến lược đầu tư mới cho bản thân. Việc gia tăng sử dụng các lệnh đòn bẩy trong tuần qua cũng là một sự việc thường thấy khi mà giá của BTC tăng. 

Xu hướng của thị trường theo dữ liệu on-chain vẫn cho chúng ta một kết quả khả quan về một xu hướng tăng giá mới trong tương lai. Tuy nhiên đây không phải lời khuyên đầu tư cho mọi người, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts