Phân tích dữ liệu on-chain 2 tuần đầu năm mới

0
69 views

Chúng ta đã trải qua 2 tuần đẫm máu đầu năm 2022 vừa qua, tình hình thị trường hiện tại đã khiến cho rất nhiều các nhà đầu tư hoang mang và đã “ đánh rơi” tiền của mình. Trong bài viết lần này chúng ta hãy cùng theo dõi các chỉ báo on-chain để đưa ra những đánh giá cho thời gian sắp tới.

Kể từ mức ATH được thiết lập từ hồi tháng 11 đến nay, BTC đã giảm hơn 40%, chắc hẳn điều này đã làm cho rất nhiều người nghĩ rằng năm 2022 sẽ là một năm downtrend của BTC. 

Các hoạt động on-chain đang diễn ra khá thấp

Chỉ số đầu tiên mà chúng ta đánh giá trong phần này chính là các hoạt động trên chuỗi. Khi thị trường uptrend, các hoạt động mua, bán trên thị trường sẽ diễn ra rất sôi nổi do đó nhu cầu sử dụng blockspace sẽ tăng lên và ngược lại khi thị trường downtrend.

Chỉ số Number of Active Entities sẽ cho chúng ta biết số lượng ví có số dư lớn hơn 0 hiện tại đang có trên thị trường để đánh giá xem nhu cầu dài hạn của Bitcoin sẽ như thế nào. Trong năm vừa qua có thêm tổng cộng khoảng 7.462M ví, tăng trưởng 23,2%. 1.415M ví được thêm vào từ hồi tháng 10 và chiếm 18,9% so với cả năm.

Số lượng thực thể hiện tại đang là 39.6M cao hơn 40% so với năm 2017, điều này đã chứng tỏ rằng Bitcoin đang tăng trưởng rất tốt trong những năm vừa qua, kể cả là về giá và lượng người quan tâm đến thị trường này.

Đối với các hoạt động hàng ngày, chúng ta có thể thấy rằng số lượng các thực thể on-chain hoạt động đã vượt lên mức 275k/ ngày. Đường màu đỏ trong biểu đồ phía dưới hiện thị các giai đoạn trong bear market. Các bạn có thể thấy được rằng, mặc dù trong giai đoạn giá biến động giảm, nhưng lượng người dùng tham gia mạng vẫn tăng trưởng nhanh chóng.

Cả 2 giai đoạn bull market năm 2017 và năm 2021 các hoạt động on-chain đều rất nổi bật. Ở thời điểm hiện tại các dấu hiệu cho biết rằng thời điểm này đang khá giống với đợt mini-bull diễn ra trong 4 tháng ( từ tháng 4-8 năm 2019). Cả 2 giai đoạn này đều giống nhau ở chỗ thị trường đều điều chỉnh sâu sau khi giá đã tăng trưởng mạnh mẽ, và không thể tiếp tục duy trì động lực tăng của thị trường.

Mức giao dịch cũng đã tăng trưởng tương tự như số lượng thực thể tham gia vào thị trường, năm vừa qua mức giao dịch đã có lúc vượt lên mức 300 nghìn giao dịch mỗi ngày. Chúng ta có thể thấy được thị trường hiện tại đang có những điểm khá tương đồng với thị trường trong giai đoạn từ tháng 4-8 năm 2019. Đã có thời điểm thị trường đã tăng giá rất mạnh nhưng sau đó đã không thể tiếp tục duy trì được động lực tăng đó và đã khiến cho số lượng giao dịch và giá bị thay đổi nhanh chóng.

Điểm khác biệt ở thị trường giai đoạn năm 2019 và năm nay chính là năm 2019 có một chương trình ponzi có tên là PlusToken tại Trung Quốc đã lấy đi rất nhiều tiền của các nhà đầu tư và đây là nguyên nhân chính khiến BTC giảm giá trong giai đoạn này.

Nhìn vào biểu đồ hiện tại BTC lượng giao dịch hàng hàng hiện khoảng hơn 200 nghìn giao dịch mỗi ngày. Đây có thể là một con số khá thấp so với những Cycle trước đó. Theo dữ liệu quá khứ, mỗi khi BTC kết thúc một Mini-Cycle thì Cycle tiếp theo sau đó sẽ diễn ra rất mạnh mẽ.

Lực cung vẫn đang tiếp tục được duy trì

Một trong những dấu hiệu nổi bật của Bear Market là đánh giá dựa trên lực cung hiện tại.  Tháng 12 năm 2020 là tháng khởi điểm cho một động lực tăng giá cho quý 1 năm 2021, khi BTC vượt qua mốc giá $20k và vượt qua mốc $64k hồi tháng 4. 

Nhìn vào chỉ số supply last active 1y+ chúng ta có thể thấy được, phần lớn lượng coin được tích lũy kể từ tháng 10 năm 2020 đến nay vẫn chưa được sử dụng. Kể từ tháng 10 năm 2021 đã có hơn 682k BTC chuyển sang nhóm coin trên 1 năm tuổi chiếm 3,3% nguồn cung. Hiện nay có hơn 57% nguồn cung có độ tuổi trên 1 năm, mức này đã vượt qua mức 51,5% từng được ghi nhận hồi tháng 4 năm 2019.

Với mức độ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 mà các đồng coin vẫn tiếp tục được tích trữ trong suốt thời gian qua thì đây là một điểm đáng chú ý.

Nguồn cung của các Long-Term Holder (LTH) cũng đã giảm xuống sau 2 đợt ATH hồi tháng 10 và tháng 11. Điều này cho thấy các LTH đã chi tiêu ít lại và vẫn có xu hướng hold lâu dài thậm chí họ còn là nhóm mua coin ở mức giá này. Điều này làm củng cố niềm tin vào thị trường hơn khi giá đã liên tục giảm.

Các LTH đã sử dụng khoảng 150k BTC kể từ tháng 10, số BTC chỉ bằng 1,11% tổng nguồn cung BTC họ đang nắm giữ. Năm 2021 có thể được coi là một năm tích lũy khi có hơn 2.42M BTC được chuyển vào ví của các LTH sau tháng 3 và số dư đã tăng trưởng 22,1%.

Chúng ta có thể coi tính thanh khoản của coin như một thước đo về động lực cung hiện tại, chẳng hạn như thị trường đang tích lũy ( thanh khoản kém) hoặc thị trường đang phân phối ( thanh khoản cao).

Khi mà chỉ số Supply Last Active và Long-Term Holder Supply sử dụng mốc thời gian làm đầu vào chính thì chỉ số  Liquid và Illiquid sử dụng mức độ chi tiêu của các ví để làm dữ liệu đầu vào. Khi mà một đồng coin được chuyển đến một ví có ít các hoạt động chi tiêu nó sẽ được phân vào loại kém thanh khoản (illiquid ) và ngược lại một ví chi tiêu rất thường xuyên sẽ được phân vào nhóm Liquid (thanh khoản) hoặc Highly Liquid ( thanh khoản cao).

Qua biểu đồ bên dưới chúng ta có thể thấy rằng, trong những tháng cuối cùng của năm 2021, ngay cả khi giá đang điều chỉnh, đã có rất nhiều các hoạt động giao dịch chuyển coin từ ví của Liquid sang ví của iLiquid ( chuyển từ ví có hoạt động cao sang ví có hoạt động giao dịch thấp) . Sang tháng 12 lượng coin được chuyển vào các ví iLiquid gia tăng với tốc độ 50k-100k/ tháng điều này càng dẫn chứng cho việc tích lũy ngày càng được mở rộng.

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng Illiquid supply ( đường màu xanh) đã tăng trưởng mạnh mẽ do sự kết hợp của Liquid và Highly Liquid ( đường màu hồng). Illiquid coins hiện nay đang chiếm khoảng 76% tổng nguồn cung và nó hoàn toàn tương quan, điều này các bạn hoàn toàn có thể thấy được thông qua biểu đồ phía dưới.

Về các xu hướng vĩ mô dài hạn chúng ta có thể thấy được thông qua chỉ số Liveliness. Chỉ số Liveliness phản ánh sự tương đối của coin-day creation (ngày mà đồng coin đấy được 1 địa chỉ khác mua vào) và coin-day destroyed ( ngày đồng coin được bán ra) trong nguồn cung đang lưu hành. Nơi có nhiều coin-day created là nơi có nhiều các hoạt động HOLDing hơn và Liveliness sẽ có xu hướng đi xuống ( đường màu xanh). Ngược lại nơi diễn ra các hoạt động phân phối đặc biệt là của các older-hands, chúng ta có thể thấy coin-day destroyed sẽ cao hơn coin-day created, khi đó Liveliness sẽ có xu hướng tăng (đường màu hồng).

Liveliness hiện tại vẫn đang trong một xu hướng giảm mạnh ngay cả khi giá đang điều chỉnh -> vẫn đang có những hoạt động mua vào trong thời điểm này. Đây là một trong những dấu hiệu của bearish market.

Những nhà giao dịch ngắn hạn đã thua lỗ

Khi các Long-Term Holders vẫn giữ vững niềm tin vào một chu kỳ tăng, thì lượng giao dịch hiện tại trên thị trường phần lớn sẽ đến từ các hoạt động của Short-Term Holders.

Chỉ số Realised Price là số liệu định giá của mỗi đồng coin tại thời điểm nó được chi tiêu lần cuối trên chuỗi. Biểu đồ dưới đây sẽ cho ta thấy mức giá thực tế của 3 nhóm:

Short-Term Holders ( đường màu hồng): Hiện đang ở mức $51,4K tức là tính đến thời điểm này nhóm STH đang bị lỗ khoảng hơn 20% tính đến thời điểm viết bài. Và đây cũng là nhóm gây nên áp lực bán trên thị trường hiện tại khi mà các nhà đầu tư cắt lỗ.

Aggregate Market (đường màu cam): Mức giá trung bình cho toàn bộ thị trường hiện tại đang giao động ở mức $24.4k 

Long-Term Holders ( đường màu xanh): Mức giá trung bình hiện tại của nhóm này đang là $17,7k, khi nhóm này đã mua từ đầu năm và đến hiện tại vẫn chưa sử dụng. Điều này có thể đưa ra một dẫn chứng rằng BTC vẫn có thể tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

Đối với nhóm Short-Term Holders, chỉ số STH-MVRV là chỉ số nỗi đau với các giai đoạn giảm giá trong quá khứ. STH-MVRV hiện đang giao dịch ở dưới mức 1.0, đây là mức được ghi nhận trong các giai đoạn giảm giá của thị trường, điều này cũng tương tự như các giai đoạn giảm giá vào năm 2018-2019 và 2021.

Xét về mặt tâm lý mức $51,4k là mức giá mà các STH “về bờ” cũng có thể coi đây là một mốc kháng cự khi các STH có thể cắt hòa khi về vùng giá này.

Các HOLDers vẫn tích trữ

Kể từ đợt giảm giá hồi tháng 12 năm 2021 đến thời điểm hiện tại đã có nhiều các nhà đầu tư đã cắt lỗ khi mà họ đã lỡ đầu cơ và đu đỉnh. Ở thời điểm thị trường hiện tại nhóm có ít các hoạt động nhất chính là các HOLDers, đây là nhóm luôn duy trì trạng thái bất chấp các biến động giá trên thị trường.

Biểu đồ Holder Net Position Change thể hiện sự thay đổi trong hành vi tích lũy và phân phối của các holders:

Vùng dương ( màu xanh lá cây): Tốc độ của các coin được tích lũy lớn hơn mức độ phân phối. Điều này thường diễn ra trong bearish market khi mà các hoạt động tích lũy được duy trì hơn là bán ra.

Vùng âm ( màu đỏ): Tỷ lệ coin phân phối cao, điều này thường diễn ra khi thị trường uptrend, giá liên tục tăng khiến các holders chốt lời.

Hiện tại chỉ số này vẫn đang dương, cho thấy rằng các holders vẫn đang tích trữ ngay cả khi giá đang có biến động giảm.

Một chỉ số khác để đánh giá các hành vi của các Holders chính là chỉ số Value Days Destroyed Multiple. Chỉ số này cho thấy tỷ lệ giữa tổng giá trị tuổi thọ đã bị phá hủy trong tháng/giá trị trung bình hàng năm.

VDD Multiple đạt mức cao: Cho thấy hành vi bán ra ( tức hành vi phá hủy vòng đời của 1 coin) diễn ra cao hơn so với năm ngoái, điều này thường xảy ra khi thị trường đang hưng phấn, giá liên tục tăng và các nhà đầu tư thu về lợi nhuận cao.

VDD Multiple xuống thấp: Các Holders kiên trì tích trữ, bán ra ít hơn so với mức trung bình của năm trước, kéo dài trong các đợt downtrend.

Thông qua biểu đồ chúng ta có thể thấy được  ngay tại vùng all-time-high diễn ra vào bull market tháng 10 và tháng 11 trong năm 2021, các hoạt động bán ra cũng khá hạn chế, điều này hoàn toàn trái ngược với mức ATH được thiết lập vào đầu năm 2021. Kể từ đó VDD Multiple vẫn duy trì ở mức thấp cho đến thời điểm hiện tại điều này chứng tỏ xu hướng tích lũy đang kéo dài từ những tháng cuối năm 2021 đến đầu năm 2022.

Tiếp theo chúng ta sẽ phân tích chỉ số Entity-Adjusted Dormancy để đánh giá mức giá hiện hành của BTC và động lực bán:

Entity-Adjusted Dormancy Flow cao: Thị trường trong giai đoạn hưng phấn, uptrend do đó động lực bán được hấp thụ bởi lực cầu của thị trường tại thời điểm đó

Entity-Adjusted Dormancy Flow thấp: Thị trường đang ở trong giai đoạn giảm giá mạnh, tuổi thọ của các đồng coin được tích lũy thường cao.

Hiện nay chỉ số Entity-Adjusted Dormancy Flow đã xuống mức rất thấp, điều này có thể chứng tỏ thị trường hiện tại đang ở cuối của giai đoạn tích lũy. Dựa trên dữ liệu trong quá khứ thì mỗi lần chỉ số Entity-Adjusted Dormancy Flow đạt mức này thì thị trường sẽ có 1 cú hồi.

Khối lượng open-interest đang ở mức đáng chú ý

Trái ngược hoàn toàn với tình hình đang diễn ra trên thị trường spot, các hoạt động trên thị trường Futures đang có khối lượng đáng chú ý.

Dẫn đầu là Futures Perpetual Markets, với tổng giá trị hợp đồng mở đạt 264k BTC, tăng + 42% kể từ đợt thanh lý 4/12 và vượt qua local high trước đó tại 258k BTC (26/11). Và việc giá liên tục giảm trong tuần trước với nhiều lệnh long bị thanh lý, đã khiến lệnh short dần có dấu hiệu áp đảo trong thị trường này.

Tính theo khối lượng và quy mô giao dịch Bitcoin Futures nổi bật nhất vẫn là sàn giao dịch Binance. Kể từ đợt thanh lý hàng loạt hồi tháng 12, sàn giao dịch Binance đã hấp thụ thêm 9,4% lượng open interest và hiện đang chiếm 30% tổng thị phần giao dịch Bitcoin.

Sàn Futures chiếm thị phần lớn thứ 2 chính là FTX với 19% tổng thị phần giao dịch, vượt qua cả Chicago Mercantile Exchange (CME). Hiện tại CME chỉ đứng ở vị trí thứ 3 với tổng 15% thị phần giao dịch.

Thông qua biểu đồ Futures Open Interest Leverage Ratio để theo dõi khối lượng open interest tăng cao. Mỗi khi tỷ lệ Futures Open Interest Leverage Ratio vượt quá mức 2% của market cap thì đây là mức lạm dụng đòn bẩy và biến động giá rất có thể xảy ra dẫn đến việc hàng loạt lệnh bị thanh lý. Ở thời điểm hiện tại Futures Open Interest Leverage Ratio đang ở mức 1,98% điều này sẽ rất có thể dẫn đến việc có một đợt thanh lý chuẩn bị diễn ra.

Khả năng kill short sẽ diễn ra

Kể từ tháng 11, khối lượng lệnh long đã liên tục áp đảo lệnh short, và nhiều đợt thanh lý hàng loạt lệnh long cũng đã diễn ra trong khoảng thời gian này. Hiện tại, khi giá liên tục giảm, lượng lệnh short đang có xu hướng tăng, khả năng biến động giá đột ngột đi lên trong ngắn hạn là có thể xảy ra.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch được thực hiện hàng ngày lại đang có xu hướng giảm. Hiện tại, con số được ghi nhận là $38B/ngày – bằng mức được ghi nhận vào đáy bear market mùa hè. Việc khối lượng giao dịch hàng ngày giảm, hay nói cách khác là thanh khoản trên sàn mỏng đi lại khiến thị trường trở nên dễ thao túng hơn.

Về Option Markets, cuối tháng 12 là giai đoạn hết hạn của nhiều Options Open Interest. Và không ít trong số đó đã hướng tới bull market vào cuối năm 2021, thậm chí cược rằng giá Bitcoin sẽ vượt quá $100k. Đến ngày 1 tháng 1, Options Open Interest đã giảm còn $6.2B từ ngưỡng $11.2B vào ngày 31/12, tương đương với mức giảm -45% ($5B).

Kết luận

Nhân dịp đầu năm 2022 trước tiên xin chúc cộng đồng GTA tài khoản luôn tràn ngập màu “xanh”. Dựa trên những dữ liệu mà chúng ta đã phân tích được, thì thị trường hiện tại vẫn đang nằm trong giai đoạn tích lũy. Các nhà đầu tư không cần quá lo lắng về tình hình thị trường hiện tại, hãy đưa ra những quyết định đầu tư sáng suốt cho bản thân mình.

Ngoài ra các bạn hãy Follow GTA để cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình thị trường hiện tại.