Phân tích dữ liệu on-chain tuần 46 – Bitcoin có thể vượt mức $100,000 vào năm sau?

0
39 views

Tuần vừa qua giá của BTC đã đạt ngưỡng ATH mới đạt ngưỡng  $68742, sau đó giá của BTC đã giảm xuống ngưỡng thấp nhất trong tuần qua là $62401. Tuần vừa qua Bitcoin cũng đã tiến hành update nâng cấp Bitcoin Taproot, đây là một tin tức hết sức tuyệt vời đối với những holder BTC.

Spending Inflection Point

Trong bài phân tích tuần trước, chúng ta đã đề cập đến 2 giai đoạn của bull market và cấu trúc chuyển đổi của thị trường.

Một trong những công cụ để theo dõi chỉ số inflection point là đo vòng đời ( lifespan), ở đây chúng ta sẽ sử dụng chỉ số coin-day destroyed (CDD). Chỉ số này sẽ tính khi mà một coin được tích lũy, sau đó được sử dụng nó sẽ làm thay đổi lifespan của đồng coin đó và sẽ quay trở về 0.

Khi các oldcoin có tuổi thọ càng lớn được reset vòng đời tức là các nhà đầu tư dài hạn đang có dấu hiệu chốt lời khi thị trường tăng giá.

Dấu hiệu nhận biết kết thúc bull market là khi số lượng lớn Bitcoin được các nhà đầu tư chốt lời khi giá đạt đỉnh, điều này sẽ làm cho lượng cung sẽ cao hơn nhiều lần so với lượng cầ

Biểu đồ phía dưới hiển thị mức trung bình động 30 ngày ( 30days moving average) của CDD (coin-day destroyed), biểu đồ hiện tại đã cho thấy sự chuyển đổi từ tích lũy sang chi tiêu, lượng chi tiêu hiện tại đang tăng lên sau 5 tháng tích lũy. Tuy nhiên mức chi tiêu hiện tại so với 6 tháng đầu năm thì vẫn còn quá nhỏ. Mức chi tiêu từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 là tương đối lớn. Điều này đã chứng tỏ rằng lượng cầu (demand) mới đang khá mạnh và hầu như đã hấp thụ được nguồn cung đẩy ra thị trường. 

Tiếp theo chúng ta sẽ đánh giá khung thời gian thấp hơn là chỉ số Binary CDD với đường trung bình động 7 ngày ( 7 days moving average). 7 ngày vừa qua chúng ta đã thấy được chỉ số này có tăng một chút, tuy nhiên  Binary CDD vẫn chưa vượt qua mức 0,2 đây được coi là mức ổn định khi thị trường đang ở bull market. Tóm lại rằng việc sử dụng old coin tuần vừa qua vẫn đang diễn ra tuy nhiên nó chỉ ở mức tương đối và vẫn còn khá nhỏ.

Tiếp theo chúng ta sẽ đánh giá chỉ số Liveliness, chỉ số này sẽ lấy tỷ lệ giữa số lượng & độ tuổi các coins được nhà đầu tư bán ra với tổng số lượng & độ tuổi các coins được tích trữ. 

Ý nghĩa của chỉ số Liveliness:

Liveliness giảm: Xu hướng holding đang diễn ra và có khá ít các old coin được sử dụng.

Liveliness tăng: Lượng coin cũ đang được sử dụng khá nhiều

Theo dữ liệu từ biểu đồ dưới đây, thị trường đã trải qua 6 tháng Holding ( 03/2020- 10/2020), chỉ số Liveliness đã có một xu hướng tăng. Khi thời gian gần đây giá đã liên tục đạt ATH mới chỉ số này có 1 chút thay đổi nhưng vẫn trong mức tích lũy ổn định.

Tiếp theo chúng ta sẽ đánh giá đến chỉ số Binary Liveliness, chỉ số này sẽ lấy concept từ chỉ số Binary CDD, chỉ số này sẽ xác định các xu hướng của thị trường.

Khi chỉ số đường màu xanh lá cây chạm mốc 1 tức là Liveliness hiện tại đang cao hơn mức trung bình 30 ngày, ngược lại nó sẽ chạm mức 0.

Khi thị trường những tuần gần đây liên tục tăng giá, chỉ số Liveliness đã tăng, điển hình là ở đây đường màu xanh lá cây đã gần chạm mức 1. Tuy nhiên mức tăng này còn khá thấp so với những mốc từng được ghi nhận trong quá khứ. Điều này có thể chứng tỏ rằng các holder BTC chỉ xả ra một phần nhỏ coin của họ => có thể đưa ra 1 nhận định rằng bull market vẫn chưa kết thúc.

Ước tính dòng vốn vào thị trường

Bên cạnh việc theo dõi nguồn cung của thị trường hiện tại chúng ta cũng nên đánh giá lượng cầu của thị trường. Đánh giá lượng cầu (demand) để chúng ta có thể đánh giá lực hấp thu của thị trường thời điểm hiện tại.

Đầu tiên chúng ta sẽ sử dụng chỉ số Realised Cap ( tổng vốn đã được đổ vào thị trường). 

Realised Cap đã đạt ngưỡng ATH mới là 450 tỷ đô la, khi giá BTC đã liên tục lập ATH mới thì chỉ số Realised Cap cũng tăng theo. Lượng vốn này cao hơn 50 tỷ đô la so với hồi đầu tháng 5 vừa qua => Lượng vốn đang đổ vào thị trường đang tăng trưởng rất mạnh.

Trên thực tế, tổng giá trị lượng coin được bán ra sẽ bắt buộc phải có một lượng cầu để hấp thụ lực bán đấy. Biểu đồ phía dưới cho chúng ta thấy được chỉ số Realised Cap đang giao động ở mức 1,5- 2,1 tỷ đô la trong tháng 11.  Điều này đồng nghĩa với việc hiện nay có khoảng 1,5-2,1 tỷ đô la được đổ vào thị trường mỗi ngày.

Chúng ta có thể so sánh tổng giá trị thực tế ( total realised value) với Market Cap hoặc Realised Cap.

Tại thời điểm đỉnh của Bull market năm 2017 và 2020, chỉ số này đã tăng đột biến, chiếm 0,3% market cap và 1% realised cap. Điều này chứng tỏ các nhà đầu tư đã bán ra và chốt lời tại thời điểm này. Tuy nhiên thì chúng ta hãy xem xét lại khoảng thời gian đó, có vẻ như lực bán của thời điểm đó đã vượt ngưỡng hấp thụ của thị trường và điều này đã làm cho thị trường bị “sốc” và như các bạn đã thấy thì giá BTC khi đó liên tục giảm và bull market đã kết thúc và thị trường đã rơi vào thời kỳ khủng hoảng. 

Tuần vừa qua, chỉ số này đạt 0,4% so với market cap, và 0.14% so với realised cap, thấp hơn rất nhiều so với mức giới hạn báo động ở trên. Điều này cho thấy lượng  BTC được nhà đầu tư chốt lời vẫn đang ở mức ổn định.

Chúng ta có thể coi mức Realised cap 1,2 – 2,1 tỷ đô la hàng ngày và mức 0,3 market cap và 1% realised cap là ngưỡng ổn định của thị trường.

Những phỏng đoán về thị trường sắp tới

Việc xác định chính xác những diễn biến tiếp theo của Bitcoin là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta ở đấy đánh giá dựa trên những công cụ, những chỉ bảo để phỏng đoán về tình hình của thị trường trong thời gian sắp tới.

Tool đầu tiên chúng ta dùng ở đây là Mayer Multiple, đây là công cụ phỏng đoán giá BTC dựa trên tỷ lệ giữa giá BTC và 200DMA (Đường trung bình động chu kỳ 200 ngày). Bằng việc sử dụng các phương pháp thống kê, chúng ta có thể xác định rằng giá trị của Mayer Multiple hiện nay đang là 2,4. Tức là giá của BTC sẽ có thể tăng 2,4 lần nữa và có thể lên đến $110.000 trong năm sau.

Mô hình Top Price model được tạo bởi Willy Woo đã phỏng đoán giá của BTC sẽ đạt ngưỡng $240.000 vào năm sau.

Tiếp theo là chỉ báo MVRV Z-Score, chỉ số này trong quá khứ đã mô tả diễn biến thị trường một cách rất chính xác. Chỉ số MVRV Z-Score thường tăng cao khi thị trường sở hữu nguồn lợi nhuận lớn và giảm khi thị trường có tín hiệu xấu. Thị trường hiện tại đang hồi phục rất tích cực sau đợt giảm hồi tháng 4 vừa qua. Điều này cho thấy tình hình thị trường hiện tại đang rất ổn định và có thể tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới.

Tiếp theo, chúng ta cũng có thể phỏng đoán giá của BTC dựa vào hành vi của long-term holders, thông qua chỉ báo HODL Ratio. Những bài on-chain của những tuần trước chúng ta cũng đã đề cập đến vấn đề của các nhóm đầu tư. Nhóm long-term holder, nhóm này thường mua đáy bán đỉnh và đa phần nhóm này sẽ sở hữu lượng old coin vô cùng lớn. Nhóm còn lại là Short-term holder, nhóm short-term holders thường giao dịch liên tục và sẽ chạy theo biến động thị trường nhóm này thường sẽ nắm giữ lượng coin mà nhóm LTH chốt lời.

Chỉ số HODL Ratio phản ánh  tỷ lệ Realised Cap giữa coins 1 tuần tuổi (giao dịch của short-term holders) và 1 tháng tuổi (giao dịch của long-term holders). Tỷ lệ này hiện giờ vẫn đang ở mức trung bình, có thể đưa ra kết luận rằng hiện các long-term holders vẫn chưa bán quá nhiều cho nên thị trường vẫn có thể đạt được những đỉnh cao hơn trong thời gian sắp tới.

Cuối cùng chúng ta đánh giá đến chỉ số Reserve Risk, chỉ số này sẽ tính toán mức độ rủi ro của các nhà đầu tư khi nắm giữ BTC). Thông qua biểu đồ phía dưới chúng ta cũng có thể thấy được, hành vi tích trữ được thực hiện bởi đông đảo các nhà đầu tư. Trong 6 tháng qua chỉ số Reserve Risk ở mức khá thấp, tuy nhiên thời gian gần đây do BTC liên tục đạt ATH mới khiến cho hành vi bán BTC được diễn ra cho nên chỉ số Reserve Risk bắt đầu tăng nhẹ nhưng mức hiện tại vẫn còn rất khiên tốn.

Kết luận

Việc BTC liên tục đạt ATH đã khiến cho hành vi sử dụng coin của các long-term holder ( nhà đầu tư dài hạn) tăng lên. Tuy nhiên mức tăng này vẫn còn tương đối thấp như những bài phân tích trước chúng ta đã cùng thảo luận. Bài viết tuần này đã củng cố thêm cho chúng ta dữ liệu rằng mức cầu hiện tại của thị trường đang khá tốt và nó đã hấp thụ hầu hết lượng cung mà thị thị trường bán ra. Các chỉ báo on-chain đã cho chúng ta thấy được rằng thị trường hiện tại vẫn khá ổn, tuy nhiên vẫn sẽ có thể có những đợt chỉnh để duy trì thị trường ở mức ổn định.

Ngoài ra, nếu anh em muốn mua bán coin bằng VND tại sàn giao dịch Bitcoin ở Việt Nam, anh em có thể ghé sàn Bitmoon để giao dịch nhé!

Đây là 1 trong những sàn uy tín bậc nhất Việt Nam hiện nay.