Phân tích dữ liệu on-chain tuần 50 – Đợt tăng giá mới liệu có diễn ra?

0
37 views

Tuần vừa qua giá của BTC tiếp tục giảm, giá mở cửa của tuần vừa qua là $49368, mức cao nhất trong tuần là $51900 và mức thấp nhất trong tuần qua là $46942. Trong bài phân tích tuần này, chúng ta sẽ phân tích về sự thay đổi và cấu trúc của thị trường từ tháng 5 đến tháng 7. Ngoài ra chúng ta sẽ phân tích để đưa ra các bối cảnh cho tình hình hiện tại của thị trường nói chung và Bitcoin nói riêng.

Khoản lời, lỗ được ghi nhận

Trong những đợt điều chỉnh mạnh, việc cắt lỗ khi sự sợ hãi của các nhà đầu tư là hiển nhiên, tâm lý sợ hãi sẽ càng tăng cao khi giá giảm dưới mức mà họ mua vào.

Hiện nay khoản lỗ được ghi nhận thông qua chỉ số Realized Losses trên mức 1 tỷ đô la mỗi ngày, đây cũng là lần thứ 2 chỉ số Realized Losses đạt mức trên 1 tỷ đô la trong đợt điều chỉnh lần này.

Nếu chúng ta so sánh với đợt sell-off vào tháng 5 chúng ta có thể thấy được:

Trong đợt sell-off hồi tháng 5, đã có rất nhiều các nhà đầu tư đã cắt lỗ khi giá giảm mạnh, điều này chứng minh thông qua chỉ số Realized Losses đã chạm mức 3 tỷ đô la.

Trong đợt điều chỉnh hồi cuối tháng 11 cho đến nay, chỉ số Realized Losses đã không tăng vọt như hồi tháng 5, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư đã thận trọng hơn so với đợt sell-off lần này. Tuy nhiên thời gian gần đây chỉ số Realized Losses bắt đầu có xu hướng tăng điều này chứng tỏ các nhà đầu tư đang lo lắng giá có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian sắp tới.

Sự khác biệt chính trong đợt điều chỉnh hồi tháng 5 và lần này là tổng số dư trên các sàn giao dịch. Chỉ số Exchange Net Flows cho biết hồi tháng 5 thị trường tổng lượng BTC trên các sàn giao dịch khoảng hơn 168 nghìn BTC trong khoảng hơn 3 tháng. Trong đợt điều chỉnh từ tháng 10 cho đến nay đã có hơn 49 nghìn BTC được rút ra khỏi các sàn giao dịch, điều này chứng tỏ các nhà đầu tư hiện đang không quá lo lắng trước những biến động của thị trường và bắt đầu tích trữ coin ở ví lạnh.

Chỉ số Net Flow Volumes (7D EMA) ở thời điểm hiện tại liên tục âm với khoảng từ 3 – 5 nghìn BTC được rút ra khỏi các sàn giao dịch. Điều này đã khẳng định cho dẫn chứng ở điều trên, lượng BTC được rút ra và tích trữ hiện đang tăng và lượng coin được đẩy lên các sàn giao dịch là khá thấp trong đợt chỉnh lần này. Các coin được các nhà đầu tư cắt lỗ hiện vẫn đang được hấp thụ bởi thị trường và nó đang không gây quá nhiều áp lực lên thị trường hiện tại.

Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng chỉ số 28-day Market Realised Gradient (MRG), chỉ số này có thể đánh giá được tình hình thị trường dựa trên tỷ lệ giữa tổng vốn hóa thị trường ( Market Cap) và tổng số vốn được đổ vào thị trường ( Realized Cap).

Chỉ số MRG cao, cho thấy thị trường có khá nhiều người mua vào dẫn đến việc xuất hiện bong bóng đầu cơ, các nhà đầu tư sẽ có dấu hiệu mua đỉnh và dễ xuất hiện khả năng điều chỉnh.

Chỉ số MRG giảm, thị trường đang có khá nhiều người bán ra, nếu MRG bắt đầu có dấu hiệu tăng, có khả năng thị trường đang chuẩn bị hồi phục.

Ở thời điểm hiện tại, chỉ số MRG đang khá thấp chứng tỏ thị trường đang ở mức quá bán, tuy nhiên khi chúng ta nhìn vào biểu đồ thì vẫn chưa thể kết luận được nó sẽ đi lên hay đi xuống.

Mặt khác, các giao dịch có lãi được trong giai đoạn này chủ yếu đến từ các longer-term holders. Trong thời điểm hiện, lợi nhuận họ thu về đã giảm đáng kể. Nguyên nhân một phần là do giá giảm mạnh, mặt khác là họ không muốn bán coins của mình ở mức giá ở thời điểm hiện tại.

Sự tăng vọt trở lại của chỉ số này trong thời gian gần đây  là một dấu hiệu đáng lo ngại, đặc biệt là khi giá tiếp tục giảm. Bởi nó cho thấy tâm lý lo ngại của cộng đồng cho một đợt giảm giá sắp tới.

Thị trường Futures sau khi được reset

Cùng với sự phát triển của thị trường Bitcoin nói chung, tầm ảnh hưởng của thị trường phái sinh đến biến động giá sẽ ngày càng lớn. Cụ thể, mỗi khi lượng hợp đồng mở trên futures markets vượt ngưỡng 380k BTC trong một đợt tăng giá kéo dài, thị trường spot rất hay có biến động về giá, bởi:

Khi lượng lớn open interest được mở dễ kích thích làm ” mồi” cho cá lớn tạo biến động để thanh lý hàng loạt lệnh đòn bẩy để cá gom hàng.

Trong giai đoạn giá BTC tăng cao liên tục sẽ có lượng lớn coins được các nhà đầu tư chốt lời giá đỉnh đã được các nhà đầu cơ ngắn hạn mua lại. Khi đó, nhóm đầu cơ này sẽ có mức mua vào cao tuy nhiên tâm lý của nhóm này là khá yếu, khi thấy biến động giá dễ bán tháo ngay.

2 dấu hiệu này đều được ghi nhận đủ ngay trước đợt xuống giá tháng 5 và lần này. Trong đợt này, open interest trị giá ~340k BTC đã bị thanh lý. Trong tuần qua, open interest đã sự phục hồi, với lượng giá trị tăng thêm 5k BTC. 

Thời gian tới, việc open interest có tăng lên nhanh chóng sẽ rất đáng quan tâm, để phỏng đoán liệu có biến động giá mạnh nào có thể diễn ra tiếp theo hay không.

Funding Rate của Perpetual futures là một dữ liệu quan trọng để đánh giá xu hướng của thị trường. Funding Rates sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan hơn về thị trường, khi Funding Rates dương mạnh là lúc các nhà đầu tư nên thận trọng về một đợt thanh lý để kéo thị trường về mức cân bằng. 

Ví dụ điển hình chúng ta đã chứng kiến trong đợt tăng giá gần nhất, khi BTC phá ATH và Funding Rates đã tăng trưởng rất mạnh mẽ. Việc thanh lý đã diễn ra và thị trường đã được reset và trở về mức cân bằng.

Hiện nay, Funding Rates đã dương nhẹ trở lại sau đợt reset vừa qua, có thể báo hiệu thị trường chuẩn bị tiến đến một chu kỳ tăng trưởng mới. Đây là một chỉ số mà anh em không thể bỏ qua khi phân tích đến thị trường Futures.

Futures Volume cũng đã tăng nhanh chóng lên mức 2 triệu BTC, tuy nhiên đây chỉ là mức tương đối so với 2 đợt giảm vào tháng 5 và tháng 9.

Có một điểm đáng chú ý của Futures Volume là nó đã có xu hướng giảm kể từ tháng 5, tuy nhiên giá của BTC đã tăng rất mạnh kể từ tháng 5 đến nay. 

Chúng 3 có 3 dẫn chứng sau:

Các Futures traders đã thận trọng hơn đối với thị trường kể từ đợt sell-off hồi tháng 5.

Các nhà đầu tư đã chuyển vốn của mình qua những thị trường khác.

Thị trường Bitcoin đang trong giai đoạn củng cố giữa các biến động trên toàn cầu.

Sau các đợt thanh lý hàng loạt, thị trường phái sinh thường cần có thời gian hồi phục, chưa thể tạo tác động lớn đến giá. Có khả năng thị trường spot giai đoạn này sẽ là tác nhân gây tác động chính lên thị trường ở thời điểm hiện tại. Sức ảnh hưởng của 2 thị trường cũng có thể được phỏng đoán qua con số cụ thể:

Tỷ lệ market cap của Perpetual Futures >1.3%, thị trường phái sinh có khả năng ảnh hưởng lớn đến biến động giá.

Tỷ lệ market cap của Perpetual Futures <1.1%, thị trường spot có khả năng ảnh hưởng lớn đến biến động giá.

Vào đầu tháng, tỷ lệ này >1.3% cho thấy thị trường phái sinh tạo ảnh hưởng lớn đến giá, khi lệnh long được mở quá nhiều khiến thị trường trở nên mất cân bằng và đã xuất hiện đợt thanh lý lần này.

Ở thời điểm hiện tại tỷ lệ này <1.1%, thấp kỷ lục từ đợt sell-off hồi tháng 5, cho thấy ở thời điểm hiện tại, thị trường spot sẽ gây ảnh hưởng chính đến biến động giá hiện tại.

Cuối cùng chúng ta sẽ đánh giá chỉ số Unrealized Profit/Loss (NUPL) để phân tích tình hình tổng quan của thị trường spot. Ở thời điểm hiện tại thị trường đang ở mức tương đối nhạy cảm, giao động quanh mức 50%:

Đây có thể là vùng kháng cự (resistance): Nếu HODLers quyết định bán ra thu lời vào thời điểm này, thị trường rất có thể sẽ bước vào bear market.

Đây có thể là vùng hỗ trợ (Support): Nếu các HODLers vẫn kiên nhẫn chờ phục hồi, thị trường sẽ có thể quay trở lại đà tăng trường mạnh => Bull market.

Hiện tại chỉ số này vẫn đang giao động quanh mức 50%, chứ không có nhiều tác động đáng quan ngại như hồi tháng 5. Thêm vào đó tâm lý của các nhà đầu tư có vẻ như đã ổn địnnh kể từ đợt thanh lý hồi tháng 5 thì rất có thể thị trường sẽ hồi phục và tăng trưởng trở lại.

Kết luận

Nhìn chung thị trường hiện tại đang hồi phục khá nhanh chóng kể từ đợt sell-off hồi đầu tháng. Funding Rates hiện đã quay lại mức dương và thị trường Futures đã hoạt động tích cực trở lại sau đợt biến động vừa qua. Các chỉ số đã cho thấy mức tâm lý của các nhà đầu tư đã trở nên ổn định hơn kể từ đợt sell-off hồi tháng 5, điều này sẽ làm cho thị trường có thể quay lại chu kỳ tăng trưởng mới như hồi tháng 7 tháng 8 vừa qua.