Tuần vừa qua chúng ta đã chứng kiến một đợt giảm giá khá mạnh của Bitcoin, giá cao nhất của BTC tuần vừa qua là $66,281 và sau đó giá giảm xuống mức thấp nhất còn $55,705. Theo đó, các nhà đầu tư cũng có sự thay đổi về hành vi tương ứng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thị trường. Trong bài phân tích tuần này, chúng ta sẽ cân nhắc những biến động ngắn hạn của thị trường, và tầm nhìn dài hạn.
Lượng cung, cầu và chi tiêu của thị trường ở thời điểm hiện tại
Trong bài viết tuần trước chúng ta có đề cập đến vấn đề:
Realized Profits đang tăng trưởng, điều này chứng tỏ rằng các nhà đầu tư đang có hành vi chốt lời khi giá đã liên tục đạt ATH mới. Realized Profits càng tăng chứng tỏ động lực bán của các nhà đầu tư là khá lớn điều này làm cho nguồn cung trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Cho nên thị trường cần một lượng cầu (demand) đủ lớn để hấp thụ được lực xả của các nhà đầu tư ngoài việc hấp thụ lượng cung được đẩy ra ngoài thị trường thì lực cầu còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mức ổn định của BTC tạo động lực tăng trưởng cho BTC
Ở thời điểm thị trường hiện tại phần lớn lượng cung đến từ các Long-Term Holder ( LTH) và lượng cầu phần lớn đến từ các nhà đầu tư ngắn hạn ( Short-Term Holder) những giao dịch theo sự biến động của thị trường. Khi mà lượng cung và lượng cầu biến động trong 1 range hợp lý và luôn ở trạng thái cân bằng thì rất có thể giá sẽ được hỗ trợ rất tốt và thậm chí giá còn được đẩy lên những ngưỡng cao hơn.
Biết đồ phía dưới cho chúng ta thấy được rằng, trong tháng 10 và tháng đầu tháng 11 giá của BTC đã có những đợt tăng giá mạnh mẽ. Các nhà đầu tư ngắn hạn (STH) đã bị fomo cực độ và họ đã tạo ra một động lực cung cần thiết để hấp thụ lượng cầu của thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc, sẽ có khá nhiều các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ bị đu đỉnh khi giá liên tục đạt ATH mới và sau điều chỉnh ngay sau đó.
Tiếp theo chúng ta sẽ đánh giá đến chỉ số 28-day Market-Realised Gradient, chỉ số này sẽ tính toán dựa trên sự tương quan giữa giá và lượng tiền được đổ vào. Đây là chỉ số được sử dụng để các thời điểm có thể xảy ra các tình trạng biến động giá do có sự xung đột giữa cung và cầu.
Khi Delta Gradient tăng: Xu hướng tăng (uptrend) đang được diễn ra, lực cầu thời điểm này khá ổn định cho nên rất có thể nó sẽ tạo động lực cho thị trường tăng trưởng tiếp.
Khi Delta Gradient giảm: Xu hướng giảm ( downtrend) đang được diễn ra, lực cung được đẩy ra ngoài thị trường rất nhiều và không có đủ lượng cầu để hấp thụ lực cung đấy, rất có khả năng nó sẽ gây ảnh hưởng đến giá của BTC
Tuần vừa qua chúng ta cũng thấy được rằng Delta Gradient đã giảm một cách nhanh chóng và điều này đi kèm với việc giá của BTC giảm mạnh, mức hiện tại đang khá giống với mức từng được ghi nhận vào hồi tháng 9 năm 2021.
Chỉ số UTXO Realized Price Distribution ( URPD) cho thấy thị trường thời điểm hiện tại đang khá phức tạp. Chỉ số URPD đã cho chúng ta thấy hiện nay có đến gần 1,9 triệu coins được mua ở các mức giá $56.000- $60.000 và $60.000 – $68.000 chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn cung trên sàn hiện nay. Một điểm đáng quan ngại ở đây rằng nếu các nhà đầu tư có tâm lý sợ hãi và cắt lỗ ở thời điểm hiện tại, nó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến giá của Bitcoin.
Tiếp theo chúng ta sẽ đánh giá đến hành vi của các Short-Term Holder để đánh giá tình hình chung của thị trường hiện tại.
Chỉ số STH-SOPR giảm mạnh từ mức 1,1 xuống mức dưới 1 chứng tỏ 1 điều rằng phần lớn các nhà đầu tư ngắn hạn hiện tại đã có tâm lý sợ hãi và đã chấp nhận cắt lỗ ở thời điểm hiện tại. Nếu giá trị này vẫn dưới 1 trong 1 khoảng thời gian nữa thì rất có thể nó sẽ gây tác động mạnh đến giá của BTC và sẽ làm cho giá của BTC sụt giảm.
Tuy nhiên thì mức hiện tại vẫn chưa phải là dấu hiệu đáng báo động cho một chu kỳ giảm sắp tới, mốc STH-SOPR này cũng đã từng được ghi nhận ở nhiều thời điểm trong quá khứ và hầu hết nó sẽ hồi phục nhanh chóng. Nếu các bạn đã lỡ mua coin ở vùng giá cao hơn thì hãy kiên nhẫn chờ những chỉ số xác nhận của thị trường sắp tới không nên hoang mang theo sự biến động về giá của Bitcoin.
Đánh giá khả năng hồi phục của thị trường
Hiện nay thì thị trường đang bị tác động mạnh mẽ của các nhà đầu tư ngắn hạn (STH) khi phân tích các hành vi của STH chúng ta cũng có thể xác định được rằng tâm lý của thị trường hiện tại đang diễn ra như thế nào. Tiếp theo chúng ta sẽ đánh giá chỉ số STH MVRV, chỉ số này sẽ đánh giá tỷ lệ giữa vốn hóa thị trường và nguồn vốn được đổ vào của tổng số coin được sở hữu bởi các STH.
Khi mà chỉ số STH- MVRV = 1: Tổng vốn hóa thị trường đang bằng với lượng vốn mà STH đã bỏ ra, hiện nay STH-MVRV đang có xu hướng giảm gần về ngưỡng 1 này. Khi mà chỉ số STH-MVRV chạm mức bằng 1 đòi hỏi tâm lý của các STH phải luôn ở mức ổn định, ở mức này bất kỳ một hành động gì của STH sẽ tác động đến giá của BTC, nếu STH cắt lỗ hoặc xả thì giá của BTC sẽ giảm, nếu STH vẫn quyết định hold thì nó sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của thị trường trong thời gian sắp tới.
Dựa theo chỉ số STH Realized Price ( chỉ báo thể hiện mức giá vốn trung bình của các STH đã bỏ ra cho mỗi BTC) hiện nay thì giá trung bình mà các STH mua được đang ở mức $53.0000, chúng ta cần phải xác định xem khi giá của BTC quay trở lại mức $53.000 này thì động thái của các STH là gì để có thể đưa ra những quyết định sắp tới.
Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng chỉ số SVAB (Spent Volume Age Bands), chỉ số đánh giá tỷ lệ giữa các nhóm coin đã bán ra chia theo tuổi thọ. Dựa trên chỉ số này chúng ta có thể xác định được nhóm coins được bán ra chủ yếu trong tuần và động động thái của các long-term holders – nhóm nhà đầu tư luôn có tác động dài hạn đến thị trường.
Chỉ số cho chúng ta biết rằng tỷ lệ coin trên 1 tháng tuổi được bán ra đều duy trì dưới 2.5%, điều này chứng tỏ rằng phần lớn lượng BTC vẫn nằm trong các ví ngoài của các Long-Term Holder. Cho nên chúng ta có thể kết luận được rằng các nhà đầu tư dài hạn chi tiêu rất ít coin của mình, họ chỉ sử dụng 1 phần nhỏ coin khi giá đạt ATH mới nhưng tâm lý chủ yếu vẫn là hodl.
Để chứng minh cho kết luận trên chúng ta sẽ theo dõi chỉ số total supply held by STHs, ở thời điểm hiện tại, STH chỉ nắm khoảng 3 triệu BTC đây là mức khá thấp, đây được coi là mức tương đối thấp của STH cho nên chúng ta có thể kết luận được rằng các Long-Term Holder hiện đang năm giữ hầu hết lượng cung của thị trường.
Kết luận
Thị trường hiện tại đang có một số diễn biến tương đối phức tạp, hiện nay chúng ta sẽ phải theo dõi hành động của các STH để đưa ra những kết luận cho tình hình thị trường trong thời gian sắp tới, như phía trên chúng ta vừa chia sẻ, mức $53.000 là một mức tương đối quan trọng của BTC vì mốc này đang là mốc tâm lý của các STH bất kỳ hành động nào của STH đều có thể gây tác động đến giá của BTC. Ngoài ra thì có một vài cập nhật đáng chú ý khác là phần lớn lượng coin được sở hữu bởi các LTH và lượng coin mà các STH đang nắm hiện đang ở mức thấp kỷ lục.
Ngoài ra, nếu anh em muốn mua bán coin bằng VND tại sàn giao dịch Bitcoin ở Việt Nam, anh em có thể ghé sàn Bitmoon để giao dịch nhé!
Đây là 1 trong những sàn uy tín bậc nhất Việt Nam hiện nay.