Ethereum Classic (ETC) là gì? Những điều cần biết về token ETC

0
369 views

Ethereum Classic và Ethereum có lẽ là 2 nền tảng blockchain dễ gây nhầm lẫn cho những người mới tiếp xúc với không gian tiền điện tử. Chính sự nhầm lẫn này đôi khi sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.

Vậy…

  • Ethereum Classic là gì? Đồng ETC là gì?
  • Ví Ethereum classic là gì? Nên sử dụng ví ETC nào.
  • Nên đầu tư ethereum classic hay không?.
  • Mua bán ETC ở đâu đảm bảo uy tín?

Nếu bạn đang mong muốn mình có những kiến thức cơ bản về Ethereum Classic để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc thì đây chính là bài viết dành cho bạn!

Cùng xem ngay nhé!

Có thể bạn quan tâm: Ethereum là gì? Thông tin cơ bản về Ethereum cho người mới bắt đầu

Ethereum Classic là gì?

Ethereum Classic là một nền tảng điện toán phi tập trung, mã nguồn mở, ứng dụng công nghệ blockchain. Với Ethereum Classic các nhà phát triển triển khai các ứng dụng phi tập trung (dApps), hợp đồng thông minh (Smart Contract), và các tổ chức tự trị phi tập trung (decentralized autonomous organizations).

Bạn có thể thấy câu trả lời cho câu hỏi “Ethereum Classic là gì” và tính năng của Ethereum Classic rất giống với Ethereum phải không?

Đúng rồi đấy, Ethereum Classic bản chất chính là chuỗi chính của Ethereum trước khi Ethereum hardfork và tách ra.

Vậy tại sao Ethereum Classic hard fork? Sự kiện đó diễn ra như thế nào? Phần tiếp theo dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn.

The Dao hack – Sự kiện dẫn tới Ethereum Classic hard fork

Sau khi mạng Ethereum ra đời được tầm 1 năm, có một dự án gây quỹ đầu tư phi tập trung mang tên The DAO gây được tiếng vang khi gọi vốn 150 triệu đô.

Mặc dù vậy, chỉ sau 1 tháng hoạt động The DAO đã bộc lộ một lỗ hổng khiến hacker tận dụng và chiếm đoạt khoảng 50 triệu đô.

Trong lúc cộng đồng đang cố gắng khắc phục lỗ hổng này thì một lỗ hổng nữa được phát hiện. Lỗ hổng mới này có khả năng sẽ khiến mạng Ethereum bị tấn công DOS.

Vì vậy, giải pháp cuối cùng để vừa lấy lại số tiền mà hacker chiếm đoạt cùng với khắc phục lỗ hổng mới được cộng đồng quyết định và đưa ra đó là hard fork.

Có thể bạn quan tâm: Hard fork là gì? Soft fork là gì? Cùng tìm hiểu về những thuật ngữ này

Tháng 07/2016 hard fork tại khối thứ 1,920,000 hoàn tất, chuỗi mới tách ra được gọi là Ethereum còn chuỗi chính ban đầu được gọi là Ethereum Classic. Hai chuỗi sau này hoạt động hoàn toàn độc lập.

Vậy Ethereum Classic là chuỗi gốc còn Ethereum là chuỗi mới được tạo ra sau hard fork.

Bạn đọc cần lưu ý tránh nhầm lẫn.

Đồng ETC là gì?

ETC là gì? ETC chính là đồng tiền mã hóa cơ bản của chain Ethereum Classic.

Do Ethereum Classic là chuỗi gốc trước khi Ethereum tách chuỗi nên những thông số kỹ thuật cơ bản của ETC hoàn toàn giống với ETH.

ETC được sử dụng để trả phí Gas trong mạng Ethereum Classic, trả phí smartcontract…

Thuật toán xác nhận giao dịch của Ethereum là POW nên ETC mới chỉ được tạo ra bằng cách đào ETC.

Để kiểm tra giao dịch đồng ETC, bạn có thể sử dụng trang: https://blockscout.com/etc/mainnet/

Sự khác biệt giữa Ethereum Classic và Ethereum

Giải pháp hướng tới

Cả Ethereum Classic và Ethereum đều ra đời với mục đích tạo nên một blockchain nền tảng để phát triển các hệ sinh thái kinh tế thông minh.

Mặc dù vậy Ethereum hướng tới giải pháp về hiệu suất cũng như khả năng mở rộng của mạng lưới.

Trong khi đó Ethereum Classic lại nhắm tới tính ứng dụng thực tiễn và khả năng bảo mật của mạng.

Giao thức xác nhận giao dịch

Từ lúc ra đời tới nay, Ethereum Classic đều sử dụng giao thức đồng thuận là POW. Theo như những phát biểu gần đây của các nhà phát triển ETC, nhóm chưa có ý định thay đổi giao thức đồng thuận trong thời gian tới.

Ngược lại, Ethereum đang trong quá trình thực hiện các bước để chuyển đổi giao thức xác nhận thừ POW sang POS. Dự kiến trong năm 2020 sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang POS.

Có thể bạn chưa biết: Proof of Stake (POS) là gì? Cách khai thác, đào coin POS

Ví Ethereum Classic là gì, cách tạo ví ETC

Ví Ethereum Classic là gì?

Tương tự như Bitcoin và Ethereum, để trữ ETC bạn phải có cho mình một ví Ethereum Classic.

Chức năng cơ bản của ví ETC là giúp bạn lưu trữ ETC, rút và nhận ETC.

Mỗi ví sẽ có 2 thành phần: địa chỉ ví công khai và private key.

  • Địa chỉ công khai ví ETC thường bắt đầu bằng ký tự “0x” chính là địa chỉ mà bạn có thể cung cấp cho người khác để họ chuyển ETC vào ví của bạn.

Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ cho mọi người địa chỉ ví công khai này. Bên cạnh đó ví ETC dùng chung 1 chuẩn với ví ETH nên bạn cần lưu ý tránh chuyển nhầm lẫn dẫn tới mất mát không đáng có.

Trong một số bài viết tới, Góc Tiền Ảo sẽ hướng dẫn bạn cách lấy lại ETH hoặc ETC nếu chuyển nhầm ví với nhau. Các bạn nhớ đón đọc nhé!

  • Private key ví ETC, chính là “chìa khóa” để bạn truy cập ví của bạn.

Mỗi ví sẽ chỉ có 1 private key duy nhất và bạn không được để mất nó cũng như không được tiết lộ cho người khác biết. Nếu mất, bạn sẽ không thể vào ví và giao dịch ETC được. Còn trong trường hợp người khác biết, họ sẽ vào và đánh cắp số ETC bạn đang có.

Ethereum Classic wallet nên dùng

Hiện tại các dạng ví tiền điện tử rất đa dạng. Tùy thuộc vào nhu cầu đầu tư của bạn mà nên lựa chọn dạng ví tối ưu nhất.

Theo mình, với những nhà đầu tư thường xuyên giao dịch nên sử dụng ví sàn. Một số sàn giao dịch uy tín bạn có thể tạo ví ETC và lưu trữ là sàn Bitmoon, sàn Binance, sàn Huobi,…

Ngoài ra ví nền web như ví Coinbase cũng rất thuận tiện. Hoặc ví phần mềm như Trust Wallet.

Còn nếu bạn đầu tư ETC và lưu trữ dài hạn bạn nên sử dụng ví lạnh. Những ví lạnh nổi tiếng bạn có thể tham khảo là ví Trezor và ví Ledger

Nên đầu tư Ethereum Classic hay không?

Trước khi trả lời câu hỏi nên đầu tư Ethereum Classic chúng ta hãy cùng điểm qua những yếu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả đầu tư nhé.

Lịch sử giá ETC – giá ETC hiện tại

Ngay thời điểm hard fork hoàn tất, ngày 24 tháng 7/2016 giá ETC được giao dịch ở mức 0.752345 đô.

Sau thời điểm đó, ETC liên tục biến động nhưng xu hướng chung tăng giá so với mức giá thời điểm đầu tiên nó được giao dịch.

Trong “cơn say” FOMO của thị trường tiền điện tử giai đoạn cuối năm 2017, giá ETC đã thiết lập cho mình mức giá cao nhất mọi thời đại, với 47.77 USD cho 1 ETC.

Tương tự như những đồng coins khác trong thị trường, sau khi đạt đỉnh năm 2017 và trải qua một giai đoạn downtrend dài, giá ETC hiện tại đang giao dịch ở mức 11.7 USD. Tức là khoảng chia 4 so với mức giá đỉnh.

Định hướng phát triển trong tương lai

Theo như các phần trả lời của nhóm phát triển Ethereum Classic, nền tảng này trong tương lai sẽ định hướng tập trung chủ yếu khả năng mở rộng cũng như tính bảo mật của mạng.

Bên cạnh đó, nhóm cũng tập trung xây dựng một hệ thống nhằm theo dõi và phát hiện các cuộc tấn công 51%. Đảm bảo tính an toàn của mạng.

Ngoài ra những tổ chức chịu trách nhiệm đầu tư và tài trợ cho các nghiên cứu như ETC Labs và ETC Coop thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm thúc đẩy tính ứng dụng của nền tảng trở nên rộng rãi hơn.

Nhóm phát triển cũng khẳng định, tình trạng hiện tại của ETC là giảm phát trái ngược với vấn đề lạm phát đang đối mặt của ETH.

Rủi ro khi đầu tư Ethereum

Khi bạn đầu tư bất kỳ thứ gì thì bạn cũng sẽ luôn luôn phải đối mặt với rủi ro, rủi ro càng lớn tương ứng với lợi nhuận càng cao, đầu tư ETC cũng vậy.

Khác với thị trường tài chính truyền thống, thị trường ETC còn rất non trẻ và biến động lớn chỉ trong thời gian ngắn. Bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền bằng đầu tư ETC rất nhiều nhưng bạn hoàn toàn cũng có thể mất một khoản tiền lớn vì đầu tư sai thời điểm.

Tốt nhất bạn nên tự mình trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường trước khi chính thức bước vào. Không nên đầu tư theo lời kêu gọi hoặc lôi kéo của người khác. Bên cạnh đó, vốn bạn sử dụng để đầu tư ETC nên là nguồn tiền nhàn rỗi, tránh đi vay nợ để đầu tư.

Mua ETC – Giao dịch ETC ở đâu

Hiện tại việc mua – bán ETC có rất nhiều cách để bạn lựa chọn. Từ mua bán chợ đen trên telegram, các group chat đến mua ETC, bán ETC trên sàn quốc tế và bằng VND trên các sàn exchange. Mỗi cách đều có ưu nhược điểm riêng.

Mua bán ETC trên chợ đen

Thị trường chợ đen có một ưu điểm đó chính là giá tốt. Chủ yếu giao dịch trên chợ đen sẽ được thỏa thuận qua các group chat. Từ các group chat trên skype, telegram đến group trên facebook, nhưng nhiều nhất vẫn là trên ứng dụng chat telegram.

Nếu như bạn chưa biết đến Telegram có thể tìm hiểu chi tiết qua bài viết: Telegram là gì? Cách cài đặt và cách sử dụng Telegram chi tiết

Mặc dù giá tốt nhưng giao dịch chợ đen không dành cho những người mới. Phương thức giao dịch này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và là nơi mà những kẻ scam (lừa đảo) hoành hành mạnh nhất.

Để giao dịch trên thị trường chợ đen, bạn chỉ nên tham gia những group đã được đảm bảo hoặc được bạn bè giới thiệu từ trước. Lúc giao dịch cần check uy tín rõ ràng, yêu cầu đối phương gửi hình ảnh KYC cũng như số tài khoản ngân hàng để đảm bảo người giao dịch của bạn là “thật”. Bạn cũng nên tìm 1 người trung gian để đảm bảo giao dịch nếu như nhận thấy dấu hiệu lừa đảo.

Ngoài ra, có một phương thức mua bán ETC bằng VND tiện lợi hơn và đảm bảo uy tín hơn bạn có thể tham khảo đó là: giao dịch ETC tại những sàn hỗ trợ VND.

Mua bán ETC trên sàn VND

Tương tự như giao dịch Bitcoin trên sàn hỗ trợ VND, mình cũng giới thiệu tới các bạn sàn Bitmoon.

Sàn Bitmoon là một sàn hỗ trợ giao dịch bằng VND đã khẳng định được uy tín và chất lượng.

Về sàn Bitmoon, bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Bitmoon là gì? Hướng dẫn cơ bản về sàn bitmoon cho người mới 2020 để nắm bắt cách sử dụng sàn này một cách chi tiết nhất.

Có một điểm ưu điểm là, sàn Bitmoon hỗ trợ mọi tài khoản ngân hàng nội địa Việt Nam, tạo sự thuận lợi trong giao dịch. Bên cạnh đó tài khoản ngân hàng của bạn nên kích hoạt tính năng internet banking để tiện giao dịch.

Mua bán ETC ở sàn quốc tế

Ưu điểm của tất cả các sàn quốc tế là đều hỗ trợ nhiều loại coins, bên cạnh đó cũng hỗ trợ các hình thức giao dịch khác như Margin, Futures.

Với những bạn nào đã giao dịch nhiều và kinh nghiệm có thể sử dụng và giao dịch thường xuyên trên những quốc tế.

Bên dưới là tên sàn và bảng so sánh mức phí giao dịch để các bạn tham khảo.

Nếu muốn tìm hiểu về sàn nào bạn có thể bấm vào tên sàn đó ở bảng, sẽ có bài viết hướng dẫn chi tiết sàn đó.

Sàn giao dịchPhí giao dịch
Binance0.015-0.100%
Houbi0.070-0.200%
Okex0.060 – 0.150%
Bitfinex0-0.2%
Bittrex0.25% ( chua nhất – không nên giao dịch )
Kucoin0.080 – 0.100%

Mặc dù sàn quốc tế có lợi thế về volume giao dịch cũng như tính thanh khoản cao nhưng nhược điểm là bạn không thể giao dịch được bằng VND. Hầu như mọi giao dịch mua bán ETC của bạn đều sử dụng đồng USDT để giao dịch.

Kết luận

Một bài viết ngắn gọn và mang lại những kiến thức cơ bản nhất giúp bạn định hướng trong việc đầu tư Ethereum Classic. Qua đó giúp bạn giải đáp được những câu hỏi nền tảng về Ethereum Classic cũng như tránh sự nhầm lẫn trong nhận định giữa ETH và ETC.

Tuy sẽ mất chút thời gian để đọc hết bài viết nhưng mình mong rằng thời gian bạn bỏ ra sẽ không lãng phí.

Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè đọc nhé.

Chúc các bạn thành công!

Góc Tiền Ảo