spot_img
24.7 C
New York
Thursday, March 28, 2024
HomeCoinsEOS là gì? Những điều cần biết về EOS coin mới nhất...

EOS là gì? Những điều cần biết về EOS coin mới nhất năm 2020

Liệu các bạn đã thấy một dự án công nghệ blockchain nào gọi vốn được 4.2 tỷ USD qua ICO chưa? Chắc hẳn có cực kỳ ít dự án làm được như vậy. Nhưng với EOS, 4.2 tỷ USD là số vốn được thu về từ đợt ICO vào tháng 06/2017.

Vậy…

  • EOS là gì? EOS coin là gì?
  • Ví EOS nào nên dùng?
  • Có nên đầu tư EOS coin hay không?
  • Mua bán EOS ở đâu đảm bảo uy tín?

Liệu đáp án của những câu hỏi trên có giải đáp được tại sao EOS lại thu về số vốn kỷ lục qua ICO hay không? Bài viết này sẽ trả lời cho bạn. 

Vậy còn chần chờ gì nữa, bắt đầu bài viết thôi nào!

Có thể bạn quan tâm: Công nghệ Blockchain là gì? Hướng dẫn từng bước cho người mới bắt đầu

EOS là gì?

block-one-va-dong-eos

EOS là một nền tảng ứng dụng công nghệ blockchain cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng phi tập trung (dApps) trên đó. Mục đích của EOS đó là cải thiện tốc độ cũng như hiệu năng và đơn giản hóa quá trình phát triển dApps.

EOS Blockchain là sản phẩm của Block.one, một công ty chuyên phát triển các giải pháp công nghệ blockchain.

Block.one đã thực hiện 1 đợt ICO vào tháng 06/2017 để gọi vốn cho dự án EOS. Số vốn thu về được là 4.2 tỷ USD, một kỷ lục trong không gian tiền điện tử.

Vậy EOS đưa ra giải pháp gì để tối ưu quá trình phát triển dApps.

Đó chính là bộ 3 công cụ, mã nguồn dành riêng cho những nhà phát triển:

  • EOSIO Core: Nơi lập trình viên có thể tương tác và xây dựng các Nodes, Cleos và Smart Contract trên blockchain EOS.
  • EOSIO Tools: Là bộ thư viện mã nguồn mở hỗ trợ để lập trình viên phát triển dApps. Bộ thư viện này gồm có: EOSTIO.CDT, toolkit Ricardian, EOSJS, SDK, Demuk…
  • EOSIO Labs: Nơi lập trình viên có thể thử nghiệm và sử dụng như bộ mã cơ sở, tiêu chuẩn để phát triển các Dapp của mình. Nó bao gồm: EOSIS Explorer, Assert Mainifest Security Model, Webauthn Example App…

Đặc điểm riêng của EOS blockchain

Một đặc điểm của EOS khác biệt so với phần lớn các blockchain nền tảng cho phát triển dApps khác (Ethereum, NEO,…) đó chính là giao thức đồng thuận.

Giao thức đồng thuận mà EOS sử dụng đó là sự kết hợp giữa DPOS (Delegated Proof of Stake) và BFT (Byzantine Fault Tolerance). Bằng sự kết hợp này mà việc hoàn thành giao dịch trên mạng chỉ mất 1 giây.

Bên cạnh đó, có một đặc điểm mà mình hay nhắc tới trong bài viết về các loại coin đó là phí giao dịch đúng không? Dù ít hay nhiều thì trong các bài viết của mình, lúc bạn giao dịch trên blockchain của những loại coins đó đều sẽ có phí giao dịch nhưng với EOS thì không. Mọi giao dịch trên mạng EOS đều KHÔNG MẤT PHÍ.

Bạn không đọc nhầm đâu, đúng là mọi giao dịch phát sinh trong hệ sinh thái của EOS sẽ không có phí. Để có được điều này, phần thưởng cho những người tạo khối mới chỉ đến từ phần thưởng khối mà thôi. Quả là đặc biệt phải không?

EOS coin là gì?

EOS coin là đồng tiền cơ sở của nền tảng EOS blockchain. Nó đóng vai trò chính trong việc duy trì sự ổn định của hệ sinh thái EOS.

Ban đầu, khi mới ra mắt, tương tự như đa số các dự án được gọi vốn bằng ICO, EOS coin được tạo ra theo chuẩn token ERC-20 nhưng tới ngày 01/60/2018 EOS hoàn tất mainnet và hoạt động trên blockchain riêng.

Với EOS coin bạn có thể dùng để tham gia voting và staking trong quá trình tạo khối mới của blockchain EOS. Ngoài ra EOS coin còn là phần thưởng khối mỗi khi có khối mới được tạo ra.

Tên token EOS
Blockchain EOS
Tổng cung token 1,017,138,516 EOS
Tổng token đang lưu thông 920,438,504 EOS
Giao thức đồng thuận DPOS và BFT
Thời gian tạo khối mới 0.5 giây

Cách đào EOS coin

Do EOS không sử dụng giao thức đồng thuận PoW nên bạn sẽ không thể đào EOS coin.

Mặc dù vậy bạn vẫn có thể tham gia quá trình staking để nhận phần thưởng là EOS coin sau khi khối mới được tạo thành.

Để tham gia staking bạn phải sở hữu tối thiểu 100,487,923 EOS coin.

Mỗi năm sẽ có khoảng 5% EOS coin mới được tạo ra, trong đó:

  • 4% được đưa vào quỹ.
  • 1% còn lại được chia lần lượt: 0.25% chia cho 21 người tham gia staking tạo khối mới. 0.75% còn lại được chia cho người tham gia voting người staking lần lượt từ trên xuống (dựa theo số vote).

Ví EOS nên dùng – tạo ví EOS coin

eos-wallet
Ví EOS

Hiện tại, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và đầu tư EOS coin của bạn mà bạn sẽ lựa chọn cho mình loại ví phù hợp.

  • Ví lạnh:

Thích hợp với những người muốn trữ EOS lâu dài và ít giao dịch.

Ưu điểm của ví lạnh đó là an toàn và tối ưu cho việc lưu trữ. Ví lạnh bạn có thể tham khảo để lựa chọn là: Ledger Nano S, Ledger Nano X.

Có thể bạn quan tâm: Ví lạnh ledger nano S là gì ? Hướng dẫn sử dụng và bảo mật mới nhất 2020

  • Ví nền web (ví online):

Bạn có thể lựa chọn một số ví nền web có hỗ trợ EOS coin như: Scatter, TokenPocket, Lynx…

  • Ví sàn:

Ví dạng này phù hợp cho những bạn nào thường xuyên mua bán EOS do tối ưu cho việc giao dịch.

Một số sàn giao dịch uy tín mà bạn có thể tham khảo đó là: sàn Binance, sàn Bitmoon, sàn Huobi,…

Nên đầu tư EOS coin hay không?

Việc đầu tư EOS coin không chỉ đơn thuần là mua EOS khi giá thấp và bán EOS khi được giá.

Lợi nhuận từ việc đầu tư chịu tác động nhiều bởi cung-cầu của thị trường từng thời điểm riêng biệt.

Bên cạnh đó nó còn chịu ảnh hưởng bởi tương lai cũng như tính ứng dụng của EOS blockchain.

Chúng ta hãy cùng điểm qua một số yếu tố tác động tới quyết định đầu tư của bạn nhé

Lịch sử giá EOS

Sau khi hoàn tất ICO và được giao dịch trên thị trường, giá EOS biến động tương đối mạnh xung quanh mức giá 2-4 USD cho 1 EOS.

Phải tới nửa cuối tháng 7/2017 giá EOS mới bắt đầu ổn định quanh mức 1.5 USD.

Mặc dù vậy, tới tháng 10/2017, EOS trải qua một đợt sụt giảm khiến giá EOS chạm mức thấp nhất từ trước tới nay: 0,48 USD.

Tới tháng 12/2017, cùng với đợt tăng trưởng nóng của toàn bộ thị trường, EOS tăng giá liên tục và chạm mức giá đỉnh 22.89 USD vào 29/4/2018.

Hiện tại, giá EOS đang giao dịch ở mức 3.93 USD (gần chia 7 từ mức giá đỉnh) với vốn hóa đạt mức 3,613,620,256 USD đứng thứ 8 thị trường về vốn hóa.

Tỷ giá EOS hiện tại (real time):

Tỷ lệ lạm phát của EOS coin

Thông thường các nền tảng blockchain phổ biến trong không gian tiền điện tử sẽ có phí giao dịch (tx fee) và phí này sẽ được cộng vào phần thưởng cho những người tham gia khối mới. Nhưng với EOS, không hề có phí giao dịch nên phần thưởng khối là nguồn thu nhập duy nhất của những người tham gia tạo khối mới.

Do đó, EOS phải liên tục tạo khối mới tức là EOS coin mới được phát hành không có giới hạn. Điều này phần nào làm tăng lạm phát hàng năm của EOS.

Tỷ lệ lạm phát tác động trực tiếp tới cung-cầu vì vậy sẽ ảnh hưởng tới giá EOS. Trung bình tỷ lệ lạm phát khoảng 5% mỗi năm.

Tương lai của EOS blockchain

Nếu so số lượng dApps được phát triển và đang hoạt động thì EOS chỉ đứng sau Ethereum. Khi số lượng dApps ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng, giao dịch EOS cũng sẽ tăng theo. Mặc dù vậy nó sẽ không tác động quá nhiều tới giá EOS.

Bởi vì giá của EOS còn chịu sự tác động của nhiều yếu tố trong đó có tác động từ tỷ lệ lạm phát của EOS coin, và nhu cầu sử dụng nó.

Thực sự EOS cũng như phần lớn blockchain nền tảng khác, ra đời để vượt qua Ethereum nhưng tới hiện tại vẫn chưa có dự án nào làm được điều này.

Có thể bạn quan tâm: Ethereum là gì? Thông tin cơ bản về Ethereum cho người mới bắt đầu

Mặc dù vậy, với những ưu điểm riêng của mình (không có phí giao dịch, nền tảng thân thiện với các nhà phát triển dApps,…) EOS hứa hẹn vẫn là một cái tên đầy tiềm năng.

Mua bán EOS ở đâu uy tín

Ở thời điểm hiện tại, đầu tư tiền điện tử cũng như mua bán tiền điện tử đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Nó được xem là một phương thức kiếm tiền online được nhiều người ưa chuộng. Chính vì vậy, việc mua bán EOS cũng đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách mua bán phổ biến và đơn giản nhất thời điểm hiện tại.

Mua bán EOS bằng VNĐ

Hiện tại có rất nhiều sàn hỗ trợ giao dịch tiền điện tử bằng VND, nhưng riêng mua bán EOS uy tín thì mình thấy tốt nhất hiện tại đó là sàn Bitmoon.

Tham khảo thêm bài viết: Bitmoon là gì? Hướng dẫn cơ bản về sàn bitmoon cho người mới 2020

Ưu điểm Bitmoon đó là phí thấp, thanh khoản cao, hỗ trợ cực nhiều coin và có thể trữ coin ngay trên sàn. Bên cạnh đó, Bitmoon đã hoạt động tương đối lâu và mức độ uy tín được đảm bảo.

Bitmoon có tính thanh khoản cao và uy tín nên mình tin rằng với nhu cầu giao dịch cơ bản, cash out ra VND thì Bitmoon là đã đủ áp ứng.

Sàn mua bán EOS uy tín của quốc tế

Ưu điểm của tất cả các sàn quốc tế là đều hỗ trợ nhiều loại coins, bên cạnh đó cũng hỗ trợ các hình thức giao dịch khác như Margin, Futures.

Với những bạn nào đã giao dịch nhiều và kinh nghiệm có thể sử dụng và giao dịch thường xuyên trên những quốc tế.

Bên dưới là tên sàn và bảng so sánh mức phí giao dịch để các bạn tham khảo.

Nếu muốn tìm hiểu về sàn nào bạn có thể bấm vào tên sàn đó ở bảng, sẽ có bài viết hướng dẫn chi tiết sàn đó.

Sàn giao dịch Phí giao dịch
Binance 0.015-0.100%
Houbi 0.070-0.200%
Okex 0.060 – 0.150%
Bitfinex 0-0.2%
Bittrex 0.25% ( chua nhất – không nên giao dịch )
Kucoin 0.080 – 0.100%

Mặc dù sàn quốc tế có lợi thế về volume giao dịch cũng như tính thanh khoản cao nhưng nhược điểm là bạn không thể giao dịch được bằng VND. Hầu như mọi giao dịch mua bán EOS của bạn đều sử dụng đồng USDT để giao dịch.

Kết luận

Bài viết này đã đúc kết những thông tin cơ bản nhất mà bạn cần biết về EOS Coin. Với bài viết này mình mong rằng bạn đọc có thể nắm bắt được phần nào tiềm năng đầu tư của EOS.

Tuy sẽ mất chút thời gian để đọc hết bài viết nhưng mình mong rằng thời gian bạn bỏ ra sẽ không lãng phí.

Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè đọc nhé.

Chúc các bạn thành công!

Góc Tiền Ảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts