spot_img
24.7 C
New York
Thursday, May 2, 2024
HomeKiến thứcDeFiDeFi 2021: Chúng ta có thể mong đợi điều gì?

DeFi 2021: Chúng ta có thể mong đợi điều gì?

Năm 2020 thật là một sự khác biệt!

Trong 12 tháng qua, tài chính phi tập trung (DeFi) đã bùng nổ từ một “thử nghiệm đơn thuần” thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la với hàng loạt ứng dụng để: tiết kiệm, đầu tư, giao dịch phái sinh, giao dịch quyền chọn và bảo hiểm. Tổng giá trị đã khóa (Total Value Locked), số liệu quan trọng đo lường lượng vốn đã khóa trong DeFi, đã tăng hơn 20 lần để đạt mức 14 tỷ đô la vào cuối năm 2020 và có cảm giác rằng điều này chỉ mới bắt đầu.

Vì vậy, không cần dài dòng thêm, chúng ta hãy đi thẳng vào một số xu hướng có khả năng thúc đẩy DeFi trong năm tới, năm 2021.

1. DeFi “đã chết”, DeFi “còn sống”!

Trong năm 2020 tài chính phi tập trung (DeFi) đã phát triển từ một thử nghiệm thành một tài sản khổng lồ với hơn 14 tỷ đô la giá trị khóa. Khi các dự án DeFi như Uniswap, Maker, Aave, Yearn và Compound đang trở thành các giao thức trị giá hàng tỷ đô la, thì cũng có sự gia tăng về các sự cố bảo mật lớn làm lộ rõ nhiều lỗ hổng của DeFi. Những người “nông dân” tham gia DeFi trong năm 2020 có mức lợi nhuận không tưởng khi họ tìm kiếm mảnh “đất đai màu mỡ” để farming và điều này thúc mở rộng không gian Ethereum.

Không có gì lạ khi các nhà đầu tư nắm bắt, rồi FOMO lao vào các ứng dụng thử nghiệm, không được kiểm tra với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận điên rồ, và rồi chỉ khiến họ mất tiền trong các vụ hack đáng tiếc. Nhiều vụ vi phạm bảo mật, lỗi khai thác hợp đồng thông minh đã mang lại nguồn lợi to lớn cho hacker và những người kinh doanh chênh lệch giá với những người khác. Cái tên ‘tài chính suy thoái’ bắt đầu gắn liền với những ứng dụng hoạt động ở “miền hoang dã” của DeFi, nơi mà sức hấp dẫn của lợi nhuận cực cao thường lấn át sự thận trọng và lý trí.

Nhận thức được rằng phương pháp tiếp cận tài chính này là không bền vững nếu không muốn nói là hoàn toàn hủy hoại, các nhà lãnh đạo ngành DeFi như Kevin Owocki, CEO của Gitcoin, đang chuyển hướng theo hướng tốt nhất có thể để tăng tính bền vững về lâu dài của không gian. Động thái này từ ‘tài chính suy thoái’ (degenerate finance) sang ‘tài chính phục hồi’ (regenerate finance), khuyến khích trách nhiệm tài chính, tiêu chuẩn cao về bảo mật hợp đồng thông minh và một hệ sinh thái được xây dựng bền vững lâu dài. Sự tăng trưởng trong phát triển tập trung vào bảo mật được tăng tốc, bảo hiểm DeFi và quản lý rủi ro sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ này.

Theo một cách nào đó, sự thay đổi này phản ánh sự tiến hóa tự nhiên đang diễn ra trong không gian blockchain từ cơn sốt ICO năm 2017 đến hệ sinh thái trưởng thành hơn ngày nay. Khi DeFi bước vào năm thứ hai được nhiều người mong đợi, các dự án nghiêm túc và các nhà đầu tư chú trọng hơn vào tính bền vững trong khi các dự án ít “nghiêm túc” hơn bị đẩy ra rìa.

2. Việc áp dụng Layer-2 giúp tốc độ xử lý nhanh hơn và dẫn đến khối lượng giao dịch lớn hơn

Yếu điểm nặng nề nhất trong blockchain nói chung và DeFi nói riêng là trong điều kiện mạng hiện tại, DeFi sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng để xử lý nhu cầu của một làn sóng người dùng chính thống. Mạng chính Ethereum, nơi hầu hết DeFi hiện đang hoạt động, có thể được so sánh với một đường cao tốc một làn dễ bị ách tắc nặng nề. Mạng chính Ethereum càng bị tắc nghẽn, thì việc tham gia stake, tiết kiệm, cho vay và vay trên chuỗi càng trở nên đắt đỏ hơn. Không có gì lạ khi người dùng phải đối mặt với mức phí hơn 100 đô la để tương tác với DeFi.

Vì lý do này, nhiều sự chú ý đã tập trung vào các mạng Layer-2 (lớp 2) có thể nâng cao tốc độ xử lý của DeFi bằng cách giải phóng nó khỏi những hạn chế của Ethereum. Thay vì chạy tất cả quá trình xử lý liên quan đến các ứng dụng DeFi trên một blockchain duy nhất, Layer-2 cho phép các nhà phát triển giảm tải khối lượng công việc cho mạng lưới các chuỗi bên trong khi vẫn giữ được phần lớn tính thanh khoản trên Ethereum. Nếu Ethereum là một đường cao tốc một làn với giao thông tắc nghẽn, Layer-2 có thể được xem như một ‘làn đường’ thay thế để phương tiện lưu thông mà vẫn kết nối với đường cao tốc chính.

Ngoài ra, nhiều người ủng hộ Ethereum đã và đang hướng tới Ethereum 2.0. Giai đoạn 0 được khởi động vào cuối năm 2020 với một sự khởi sắc, nhưng chúng ta sẽ phải đợi vài năm nữa trước khi quá trình chuyển đổi hoàn tất. Mặc dù đầy hứa hẹn, nhưng vẫn còn rất nhiều ẩn số. Liệu các ứng dụng và người dùng sẽ chuyển sang Eth2? Eth2 có thể xử lý sự phức tạp của các ứng dụng DeFi không? Những rủi ro này đã khiến một nhóm các nhà phát triển rời bỏ Ethereum hoàn toàn sang các blockchain mới để tìm kiếm khả năng mở rộng và sự chắc chắn.

3. Sự hưng thịnh của DeFi không phải Ethereum

Khi nhìn lại, người ta có thể thấy toàn bộ lịch sử của blockchain Ethereum đã xây dựng như thế nào cho đến ‘Năm DeFi’ mà chúng ta vừa chứng kiến.

Từ những ngày hình thành hợp đồng thông minh, đến stablecoin, DAO và các sàn giao dịch phi tập trung ban đầu (DEX) đã trở thành một tập hợp các “khối xây dựng” hỗ trợ nền kinh tế DeFi hiện đại. Mỗi ứng dụng mới đều tận dụng những đổi mới đi trước nó, tăng cường các dự án trên toàn diện. Trong khi Ethereum đã được hưởng lợi từ lợi thế người dẫn đầu mạnh mẽ, các hệ sinh thái và giao thức mới hơn đang áp dụng cách tiếp cận theo sau nhanh chóng trong khi chúng quảng bá khả năng mở rộng, chi phí, tốc độ giao dịch hơn hẳn Ethereum.

Vào năm 2019 và 2020, chúng ta đã chứng kiến ​​nhiều giao thức mới xuất hiện với sự tập trung chuyên biệt vào trường hợp sử dụng lớn nhất của blockchain. Ví dụ, Binance đang tận dụng cơ sở người dùng khổng lồ của mình để thúc đẩy lực kéo của các sản phẩm DeFi trên Binance Chain. Đồng thời, các blockchain thế hệ thứ hai như Cosmos, Polkadot, Tron, Solana, Algorand – chỉ nêu tên một số – đang khai sinh các nền tảng cho vay, giao dịch và thanh khoản phi tập trung của riêng họ. FTX đã tung ra sản phẩm DeFi của họ, Serum , trên Solana. Algorand đã thu hút một loạt các stablecoin vào giao thức của họ bao gồm USDT và USDC. Ngay cả Compound, DeFi hoạt động trên Ethereum cũng đang chuẩn bị tung ra giao thức của riêng họ.

Không có con đường ngắn hạn cho khả năng mở rộng trên Ethereum 2.0, tất cả các giao thức này đang chạy đua để vượt qua Ethereum về mặt chia sẻ tâm trí của nhà phát triển và người dùng. Họ có thể đi sau Ethereum vài năm về người dùng, ứng dụng và “khối xây dựng” tài chính, nhưng họ có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm về những thành công và thất bại của Ethereum. Năm 2021 sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng của việc áp dụng và ứng dụng DeFi trên các giao thức mới hơn này, nhưng liệu chúng có thành công trong việc vượt qua Ethereum hay không là một câu hỏi hoàn toàn khác.

4. Tăng tốc dòng vốn từ Bitcoin vào DeFi

Đồng thời khi hệ sinh thái DeFi không phải Ethereum phát triển, sự tham gia của các tổ chức đầu tư vào Bitcoin đang tăng cường cùng với sự đánh thức lại mối quan tâm của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong không gian. Sự gia tăng giá vượt bậc của Bitcoin chắc chắn đã thúc đẩy ngọn lửa DeFi vào năm 2020 và sẵn sàng làm điều tương tự trong năm tới. Tất cả sự nhiệt tình (và lợi nhuận) do DeFi tạo ra đã trở lại vào Bitcoin.

Vào năm 2020, chúng ta đã chứng kiến ​​câu chuyện thành công thực sự về giao thức chéo đầu tiên với Wrapped Bitcoin (WBTC). Không có ứng dụng thực tế cho BTC của họ, những người nắm giữ bitcoin đã vội vã ‘bọc’ tài sản của họ và tạo tài sản nhân bản tương thích với DeFi từ BTC quý giá của họ để tham gia vào sự bùng nổ DeFi. Người dẫn đầu hoàn toàn trong phong trào “Bitcoin được mã hóa”wBTC, có 112.385 BTC bị khóa và được tham gia bởi các giải pháp khác như đồng renBTC (14.000 BTC bị khóa) và tBTC (1.700 BTC bị khóa). Bitcoin loại này đã có một năm 2020 đáng kinh ngạc, nhanh chóng vượt xa Lightning Network lớp hai của Bitcoin về giá trị. Với ít hơn 2% tổng nguồn cung Bitcoin, Bitcoin mã hóa (trong tất cả các lần lặp lại tập trung và phi tập trung của nó) vẫn có một số cách để tăng và sẽ không ngạc nhiên nếu nó kết thúc vào năm 2021 với gần 5% tổng vốn hóa thị trường của BTC. Vào năm 2021,Bất kể ai đó nói gì, Bitcoin vẫn là đồng coin lớn nhất và chúng ta sẽ thấy nó chuyển sang các giao thức mới hơn vào năm 2021.

5. Quy định sẽ được thắt chặt, ít nhất ở Hoa Kỳ

Theo sau các hành động thực thi của CFTC chống lại BitMex , chủ tịch SEC Jay Clayton – vào ngày cuối cùng làm việc và ngay trước lễ hội Giáng sinh – đã hạ gục Ripple, kiện công ty và hai CEO của nó vì các dịch vụ chứng khoán bất hợp pháp. Hai trường hợp nổi bật này chứng minh rằng các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ đã không bỏ quên tiền điện tử và họ gần như chắc chắn đang để mắt đến DeFi.  

Mặc dù không có hành động pháp luật cụ thể nào hướng tới DeFi kể từ thỏa thuận năm 2018 với người sáng lập EtherDelta , nhưng sẽ quá tự phụ nếu cho rằng các giao thức DeFi và những người sáng lập của chúng miễn nhiễm với các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ. Ủy viên SEC, Hester Peirce, còn được gọi là “Crypto Mom”, đã được nhận định trong một bài báo gần đây trên CoinTelegraph:

“DeFi đã đặt ra một thách thức cho SEC theo cách tương tự như cách mà đợt bùng nổ ICO đã làm vào năm 2017. Điều khác biệt ở đây là tốc độ của DeFi thực sự đã nhanh hơn nhiều. Tôi cũng nghĩ rằng các vấn đề pháp lý khó giải quyết hơn ở phía DeFi. ”

“Miền tây hoang dã” của tiền điện tử có thể đã rất thú vị trong khi nó tồn tại được một thời gian dài, ít nhất là đối với một số người, nhưng khi ngành công nghiệp phát triển nhiều hơn, nó chắc chắn sẽ thu hút nhiều sự chú ý của cơ quan quản lý hơn. DeFi, với sự phong phú về nền tảng và sự gia tăng giá trị vượt bậc, là mục tiêu rõ ràng của các nhà quản lý. Mặc dù một số ứng dụng DeFi có thể an toàn hơn khi thực thi dựa trên sự phi tập trung của chúng, nhưng không gian nói chung vẫn đang được bảo vệ chờ đợi động thái tiếp theo của SEC hoặc CFTC.

Tiếp theo: Áp dụng vào tài chính chính thống

Mặc dù vẫn còn nhiều điều không chắc chắn cho việc DeFi hướng tới năm 2021, nhưng rõ ràng DeFi vẫn ở đây để ở lại. Có thể có giao thức mới, quy định mới, token mới, nhưng DeFi như một khái niệm đã tạo dựng được một chỗ đứng đủ vững chắc để chống chọi với những thách thức trong tương lai. Hiện tại, DeFi đã bị giới hạn chủ yếu trong một nhóm cốt lõi là những người hâm mộ blockchain, nhưng cột mốc tiếp theo sẽ là sự áp dụng vào tài chính truyền thống trong năm 2021 và hơn thế nữa khi DeFi ngày càng kết hợp nhiều hơn với thế giới fintech truyền thống.

Xem thêm: Coinbase đối mặt với vụ kiện tập thể ở California vì có liên quan đến Ripple

Sàn giao dịch tiền điện tử: Bạn có thể mua bán tiền điện tử bằng VNĐ tại đây.

Hãy follow kênh bên dưới để nhận được tin tức nhanh nhất từ chúng tôi!!!

Channel News: https://t.me/goctienao

Theo: Coinlist
Góc Tiền Ảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts