Sushiswap – Mô hình kinh doanh mở rộng đa sản phẩm

0
152 views

SushiSwap là gì?

SushiSwap là một giao thức tạo lập thị trường tự động AMM (AMM – Automated Market Maker). Nó cho phép người dùng có thể swap bất kỳ token ERC20 nào, sử dụng pool thanh khoản thay vì sổ lệnh (không khác gì Uniswap cả).

SushiSwap ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh, bên cạnh sản phẩm chính là AMM SushiSwap, dự án đã và đang phát triển thêm nhiều sản phẩm/tính năng mới tích hợp thêm vào như Lending, Leverage, IDO, Yield Optimizer,…

Hơn nữa, SushiSwap cũng đã hoàn thành xong việc phát triển Multichain, mở rộng sang các Chain khác ngoài Ethereum như BSC, Solana, Polygon,Fantom, Avalanche, X dai chain.

Sushi hiện có 3 sản phẩm chính:

  • Sushiswap.
  • Kashi Lending.
  • Miso

Hôm nay, mình sẽ cập nhật và phân tích cho anh em lần lượt những dữ liệu On-chain về các sản phẩm cũng như token SUSHI. Cuối bài viết mình sẽ tổng kết và đưa ra nhận định cá nhân. Anh em có thể tham khảo để có thêm góc nhìn trong đầu tư.

Dữ liệu On-chain của các sản phẩm

Dữ liệu On-chain của AMM SushiSwap

Total Value Locked (Giá trị được khóa)

Sau một thời gian ảnh hưởng do việc điều chỉnh test đáy của BTC, giá của Sushi tăng trở lại và việc bán tháo cũng không còn. Nhìn chung, TVL đã có dấu hiệu phục hồi trở lại và tăng dần theo thời gian, giá trị hiện tại xấp xỉ khoảng 3.7 tỷ đô đứng thứ 3 thị trường sau Uniswap và PancakeSwap.

Về Volume giao dịch

Volume giao dịch trên SushiSwap đã giảm đáng kể từ khi đạt đỉnh 2.9 tỷ đô vào hồi tháng Năm. Điều này dẫn đến doanh thu cũng giảm sút. Trong một tháng vừa ra, volume giao động ở mức 150-400 triệu đô.

Dữ liệu On-chain của sản phẩm Kashi

Kashi là bộ sản phẩm đầu tiên của BentoBox, mô hình tương tự như các các nền tảng vay và cho vay, tuy nhiên điểm độc đáo của Kashi là cho phép vay và cho vay theo cặp (Isolated Lending Pair), các thành phần tham gia gồm có: người cho vay (Lenders), người đi vay (Borrowers) và nơi vay (BentoBox – Vault chứa các token của người cho vay)

Điểm độc đáo của mô hình Kashi Lending:

  • Phí gas thấp: được sự hỗ trợ của BentoBox, giúp Kashi giảm bớt những giao dịch không cần thiết.
  • Cho phép người dùng tạo riêng các cặp Lending bằng những thao tác đơn giản: chỉ cần chọn một loại token làm tài sản cho vay, một loại token làm tài sản thế chấp, là người dùng có thể tạo ra một cặp Lending trên Kashi.
  • Các Pool riêng biệt: lợi ích của các Pool riêng biệt là sẽ đảm bảo an toàn cho hệ thống, nếu có một token bị hack sẽ chỉ ảnh hưởng đến Pool chứa token đó không ảnh hưởng đến các Pool còn lại và tạo ra thị trường đa dạng được nhiều token vay và cho vay hơn.

TVL hiện tại trên Kashi đang ở khoảng 8 triệu đô , với các token được vay và cho vay nhiều là các Stablecoin như DAI, USDT, USDC.

Kashi Lending hiện cũng đã có trên một số Chain khác như BSC, Polygon, Fantom, Avalanche, Heco tuy nhiên tương tự như trên Ethereum, sản phẩm vẫn chưa được đẩy mạnh. Mức TVL của Kashi trên các Chain khác khá thấp, chưa đến $1 M.

Dữ liệu On-chain của sản phẩm Miso

Miso – nền tảng IDO (Initial Dex Offering)

Các dự án mới khởi chạy trên Sushiswap với số lượng người tham gia còn hạn chế, chỉ mở mức trung bình tầm 200-500 người. Tuy nhiên, đây vẫn là sản phẩm được kì vọng nhiều ở cộng đồng.

Vậy nên mình tin sản phẩm này nhất định sẽ còn phát triển. Cùng chờ đợi vào những IDO tiếp theo của Sushiswap nhé.

Phân tích dữ liệu On-chain của SUSHI token

Phân phối Token SUSHI

  • Nguồn cung ở các sàn: 36,394,648 Sushi
  • Cung đang lưu thông: 192,789,256 Sushi

Hiện lượng token ở các sàn giao dịch chiếm 18.87% so với nguồn cung lưu thông, phần lớn là ở trên AMM SushiSwap.

Biến động số dư SUSHI trên các sàn (Trong 1 tháng)

Nhìn vào hình trên, ta có thể thấy:

  • SUSHI được đẩy lên sàn rất nhiều. Đặc biệt là sàn SushiSwap, hơn 3.5 M SUSHI đã được đẩy lên sàn ⇒ Điều đó cho thấy lượng SUSHI sẵn sàng để bán vẫn đang nhiều.

Số SUSHI đang được Staking khoảng 10M trên AMM.

Số người hold Sushi tăng rõ rệt trong một tháng vừa qua.

TOP 10 holder hiện đang giữ khoảng 73.89% SUSHI phần lớn vẫn chưa có dấu hiệu bán tháo.

Lời kết

  • Về sản phẩm, AMM của Sushiswap vẫn đang hoạt động khá tốt. Hy vọng, volume giao dịch và doanh thu sẽ tăng mạnh trở lai sau một thời gian điều chỉnh của thị trường
  • Các sản phẩm khác của Sushi còn đang ở giai đoạn ban đầu và chưa có sự bứt phá nhiều.
  • Về SUSHI token, lực bán vẫn đang mạnh, được thể hiện rõ qua số SUSHI được gửi lên các sàn CEX tăng mạnh trong tháng vừa qua.
  • TOP SUSHI holder phần lớn vẫn chưa có động thái gì.

Hiện dòng tiền cho thấy đang được đổ vào AMM nên Sushi là 1 trong những dự án có khả năng sẽ được đẩy mạnh trong thời gian sắp tới. Thay vì tập trung về 1 mảng như những AMM khác thì SushiSwap mở rộng hướng đi kinh doanh ở nhiều mảng. Vậy nên tiềm năng phát triển của Sushi là rất lớn. Riêng mình đã hold thêm Sushi token trong đợt điều chỉnh vừa rồi và đợi thời gian tới xem Sushi bứt phá như thế nào nhé.