Stellar hiện đang là đối thủ của Ripple. Về nhiều mặt, Stellar khá giống Ripple.
Vậy…
- Stellar là gì? XLM coin là gì?
- Nên đầu tư XLM hay không?
- Mua bán XLM ở đâu uy tín?
- Tạo ví Stellar, ví Stellar nào nên dùng?
Nếu những câu hỏi trên là trở ngại khi bạn khám phá Steller và đang muốn tìm câu trả lời cho chúng thì bài viết này chính là giành cho bạn.
Vậy còn chần chờ gì nữa? Bắt đầu bài viết thôi nào!
Có thể bạn quan tâm: Ripple là gì? Kiến thức cơ bản về nền tảng Ripple và đồng XRP
Stellar là gì?
Stellar là nền tảng công nghệ thanh toán phi tập trung, mã nguồn mở, được xây dựng dựa trên tiền đề rằng cộng đồng quốc tế cần mạng lưới tài chính toàn cầu mở cho bất kỳ ai.
Với Stellar bạn có thể thực hiện các giao dịch tiền tệ một cách rẻ hơn, nhanh hơn và đáng tin cậy hơn so với các hệ thống truyền thống hiện tại.
Đây cũng là đặc điểm khá giống Ripple, giao dịch Stellar diễn ra rất nhanh.
Ngoài ra, giao thức của họ kết nối mọi người từ khắp nơi trên thế giới, cho phép thanh toán xuyên biên giới hiệu quả hơn.
Như các bạn đã biết, việc chuyển tiền qua nước khác nếu dùng theo cách truyền thống sẽ tốn khá nhiều tiền phí, cũng như thủ tục rất phức tạp.
Còn nếu dùng Bitcoin hay các đồng tiền điện tử khác, việc xác nhận cũng mất thời gian (thường 10-15”). Tuy nhiên, với Stellar, mọi chuyện trở nên dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều.
Jed McCaleb – người tạo ra đồng Stellar, cũng là đồng sáng lập Ripple.
Mặc dù có những điểm tương đồng, Stellar vẫn mang trong mình những khác biệt so với đồng Ripple.
Stellar khác Ripple ở chỗ nào?
Một fork trong giao thức Stellar vào đầu năm 2014 đã kết thúc với việc tạo ra Giao thức đồng thuận Stellar (Stellar Consensus Protocol – SCP). Trong khi Ripple là một hệ thống khép kín, Stellar là nguồn mở.
Đối tượng khách hàng của cả 2 cũng khác nhau. Ripple làm việc với các tổ chức ngân hàng và tập đoàn ngân hàng được thành lập để hợp lý hóa công nghệ chuyển tiền xuyên biên giới của họ.
Ngược lại, Stellar tập trung vào phát triển thị trường và có nhiều trường hợp sử dụng cho công nghệ của mình, bao gồm chuyển tiền và phân phối vay ngân hàng cho các ngân hàng không được hỗ trợ.
Đồng sáng lập Stellar: Jed McCaleb là ai?
Jed McCaleb là người sáng lập đồng Stellar. Anh là người sáng lập ra sàn Mt.Gox , sau đó bán cho Mark Karpeles trước khi sảy ra vụ hack hơn 450 triệu USD.
Sau đó, anh gia nhập Ripple và đưa Ripple lên 1 tầm cao mới, hiện đang top 3 vốn hóa theo Coinmarketcap.
Năm 2013, anh rời Ripple và sáng lập ra Stellar, đối thủ của Ripple lúc này.
Stellar có đội ngũ lãnh đạo khá uy tín. Trong đó có Patrick Collison (CEO của Stripe), Matt Mullenweg (Người sáng lập WordPress), Naval Ravikant (Người sáng lập AngelList) và Sam Altman (Chủ tịch Y Combinator).
Các cột mốc ra hình thành và phát triển Stellar
- Vào năm 2014, Jed McCaleb (Co-Founder của Ripple, Founder của Mt.Gox) đã thành lập nên Stellar cùng với Joyce Kim.
- Stellar chính thức được ra đời vào 01/08/2014 với khoản đầu tư 3 triệu đô của Stripe (~2 tỷ XLM lúc đó).
Về cơ bản, Stellar là một bản fork từ Ripple vào thời điểm đó vì Stellar vẫn hoạt động dựa trên Ripple Consensus Protocol.
- Mãi đến tháng 01/2015, Stellar mới hoàn thành được bản giao thức đồng thuận riêng có tên là Stellar Consensus Protocol. Từ đó trở đi, Stellar là Stellar, không còn liên quan gì đến Ripple nữa.
Đồng Stellar – XLM coin là gì?
Đồng Stellar (hay XLM coin) là đồng tiền cơ sở của nền tảng Stellar. Nó chịu trách nhiệm đảm bảo và duy trì tính ổn định, giao dịch trong mạng.
Không giống như phần lớn dự án tiền điện tử được phát hành qua các đợt ICO, đồng XLM được phát hành ra cộng đồng chiếm tới 95% chủ yếu qua các chương trình airdrop Stellar.
Với tổng cung ban đầu là 100 tỷ token, XLM được Stellar Development Foundation phân bổ theo từng phần như sau:
- 50% được đưa ra thị trường thông qua các chương trình Direct Sign Up.
- 25% dành cho các chương trình Partnership.
- 20% dùng để airdrop cho những người nắm Bitcoin.
- 5% do Stellar Development Foundation nắm giữ.
Thông số kỹ thuật đồng Stellar:
Tên token | Stellar Lumens |
Ký hiệu token | XLM |
Blockchain chính | Stellar |
Giao thức đồng thuận | Stellar Consensus Protocol (SCP) |
Thời gian tạo khối | 5 giây |
Tổng cung token ban đầu | 100,000,000,000 XLM |
Tổng cung token hiện tại | 50,001,803,906 XLM |
Tổng token đang lưu thông | 20,205,027,122 XLM |
Cách kiểm tra giao dịch đồng XLM
Để kiểm tra giao dịch XLM coin bạn có thể vào các trang:
Việc kiểm tra này yêu cầu bạn phải có một trong những thông tin cơ bản như: địa chỉ ví chuyển XLM, ví nhận XLM hoặc là txid của giao dịch.
Tiềm năng đầu tư XLM coin
Chú ý: không có khoản đầu tư nào an toàn 100% và mỗi quyết định đều có rủi ro. Trong mọi trường hợp, đó là tùy thuộc vào bạn để quyết định. Tuy nhiên, dưới đây là một số thông tin hữu ích có thể tác động tới lợi nhuận từ việc đầu tư XLM coin của bạn.
Đồng XLM được dùng để làm gì?
Giống như đa số đồng tiền điện tử hiện tại, đồng XLM được dùng để trả phí giao dịch (chuyển XLM) trong mạng Stellar.
Bên cạnh đó, để có quyền voting trong mạng bạn phải sở hữu tối thiểu tầm 50 triệu XLM.
Ngoài ra, nền tảng Stellar còn được ứng dụng để thực hiện chuyển tiền xuyên biên giới. Trong quá trình này, đồng XLM đóng vai trò là đồng tiền trung gian chuyển đổi.
Vậy mục đích sử dụng XLM coin thì tác động gì tới tiềm năng đầu tư XLM?
Thực sự mục đích sử dụng của đồng Stellar sẽ quyết định một phần tới phía cầu trong cán cân cung-cầu. Khi XLM được sử dụng nhiều, nó đồng nghĩa với cầu XLM sẽ tăng phần nào kích thích giá XLM tăng trưởng.
Lộ trình phát triển Stellar và tiềm năng thị trường
Để tham khảo lộ trình phát triển, bạn đọc có thể truy cập qua đường link: https://www.stellar.org/roadmap#stellar-core
Việc nắm bắt được lộ trình phát triển, bạn sẽ biết được Stellar hiện tại đã đạt được bao nhiêu phần trong mục tiêu của họ. Qua đó biết được khoản đầu tư của mình liệu có khả năng tăng trưởng hay không.
Bên cạnh đó, nền tảng Stellar có cho mình nhiều khả năng phát triển là lấn sân qua nhiều lĩnh vực. Như dApps (thị trường tiềm năng được định giá khoảng 189 tỷ đô vào năm 2020), sàn giao dịch phi tập trung, và cả thị trường chứng khoán.
Tỷ giá Stellar hiện tại
Tại thời điểm viết bài, giá XLM đang giao dịch ở mức 0,059048 USD, vốn hóa đạt mức 1,193,069,424 USD. Volume giao dịch trong 24h đạt mức 424,378,553 USD.
Mức vốn hóa như hiện tại thì đồng XLM đang xếp hạng thứ 14 theo vốn hóa thị trường, theo Coinmarketcap.
Các cặp giao dịch XLM chủ yếu là XLM / USDT, XLM / BTC, XML / ETH
Mua bán XLM ở đâu uy tín
Ở thời điểm hiện tại, đầu tư tiền điện tử cũng như mua bán tiền điện tử đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Nó được xem là một phương thức kiếm tiền online được nhiều người ưa chuộng. Chính vì vậy, việc mua bán XLM cũng đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách mua bán phổ biến và đơn giản nhất thời điểm hiện tại.
Mua bán XLM bằng VNĐ
Hiện tại có rất nhiều sàn hỗ trợ giao dịch tiền điện tử bằng VND, nhưng riêng mua bán XLM uy tín thì mình thấy tốt nhất hiện tại đó là sàn Bitmoon.
Tham khảo thêm bài viết: Bitmoon là gì? Hướng dẫn cơ bản về sàn bitmoon cho người mới 2020
Ưu điểm Bitmoon đó là phí thấp, thanh khoản cao, hỗ trợ cực nhiều coin và có thể trữ coin ngay trên sàn. Bên cạnh đó, Bitmoon đã hoạt động tương đối lâu và mức độ uy tín được đảm bảo.
Bitmoon có tính thanh khoản cao và uy tín nên mình tin rằng với nhu cầu giao dịch cơ bản, cash out ra VND thì Bitmoon là đã đủ áp ứng.
Sàn mua bán XLM uy tín của quốc tế
Ưu điểm của tất cả các sàn quốc tế là đều hỗ trợ nhiều loại coins, bên cạnh đó cũng hỗ trợ các hình thức giao dịch khác như Margin, Futures.
Với những bạn nào đã giao dịch nhiều và kinh nghiệm có thể sử dụng và giao dịch thường xuyên trên những quốc tế.
Bên dưới là tên sàn và bảng so sánh mức phí giao dịch để các bạn tham khảo.
Nếu muốn tìm hiểu về sàn nào bạn có thể bấm vào tên sàn đó ở bảng, sẽ có bài viết hướng dẫn chi tiết sàn đó.
Sàn giao dịch | Phí giao dịch |
Binance | 0.015-0.100% |
Houbi | 0.070-0.200% |
Okex | 0.060 – 0.150% |
Bitfinex | 0-0.2% |
Bittrex | 0.25% ( chua nhất – không nên giao dịch ) |
Kucoin | 0.080 – 0.100% |
Mặc dù sàn quốc tế có lợi thế về volume giao dịch cũng như tính thanh khoản cao nhưng nhược điểm là bạn không thể giao dịch được bằng VND. Hầu như mọi giao dịch mua bán XLM của bạn đều sử dụng đồng USDT để giao dịch.
Tạo ví Stellar
Hiện tại, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và đầu tư đồng XLM của bạn mà bạn sẽ lựa chọn cho mình loại ví phù hợp.
- Ví lạnh:
Thích hợp với những người muốn trữ đồng XLM lâu dài và ít giao dịch.
Ưu điểm của ví lạnh đó là an toàn và tối ưu cho việc lưu trữ. Ví lạnh bạn có thể tham khảo để lựa chọn là: Ledger Nano S, Ledger Nano X.
Có thể bạn quan tâm: Ví lạnh ledger nano S là gì ? Hướng dẫn sử dụng và bảo mật mới nhất 2020
- Ví nền web (ví online):
Bạn có thể lựa chọn một ví nền web có hỗ trợ XLM coin như: ví Blockchain
- Ví phần mềm:
Lựa chọn tối ưu nhất cho ví dạng này là Trust Wallet, với giao diện thân thiện và dễ sử dụng.
Có thể bạn quan tâm: Ví Trust Wallet là gì? Cách tạo ví Trust Wallet và sử dụng chi tiết
- Ví sàn:
Ví dạng này phù hợp cho những bạn nào thường xuyên mua bán XMR do tối ưu cho việc giao dịch.
Một số sàn giao dịch uy tín mà bạn có thể tham khảo đó là: sàn Binance, sàn Bitmoon, sàn Huobi,…
Kết luận
Bài viết này đã đúc kết những thông tin cơ bản nhất mà bạn cần biết về nền tảng Stellar. Với bài viết này mình mong rằng bạn đọc có thể nắm bắt được phần nào tiềm năng đầu tư của đồng XLM.
Tuy sẽ mất chút thời gian để đọc hết bài viết nhưng mình mong rằng thời gian bạn bỏ ra sẽ không lãng phí.
Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè đọc nhé.
Chúc các bạn thành công!
Góc Tiền Ảo