Solidly (SOLID) là gì? Nền tảng AMM với giải pháp hoàn thiện DeFi

0
360 views

Gần đây, 2 developer nổi tiếng trong giới DeFi là Andre Cronje và Daniele Sestagalli đã hợp tác với nhau để tạo ra bộ sản phẩm mới bao gồm Solidly và ve(3,3). Sau khi ra mắt 2 sản phẩm này liên tục thu hút đông đảo sự chú ý và quan tâm của cộng đồng, những người chơi giàu kinh nghiệm trong thị trường crypto và thậm trí cả các quỹ đầu tư.

Vậy, Andre Cronje và Daniele Sestagalli là ai ? Solidly, ve (3,3) là gì? Mời anh em tìm hiểu qua bài viết sau đây !

Andre Cronje là ai? (bên phải ảnh)

Andre Cronje được mệnh danh là “Bố già DeFi”, người đứng sau nhiều dự án trụ cột trên Ethereum như Yearn Finance và blockchain mới nổi Fantom.

Tìm hiểu thêm về Blockchain Fantom: Fantom (FTM) là gì ? Những điều cần biết về hệ sinh thái Fantom

Daniele Sestagalli là ai? (bên trái ảnh)

Daniele Sestagalli là gương mặt đại diện cho cộng đồng #frognation; đồng thời là người đứng sau rất nhiều các dự án nổi bật.

Danh tiếng của Daniele được biết tới với màn ra mắt của dự án Wonderland – một bản fork của Olympus DAO trên nền tảng Avalanche. Bên cạnh đó, Daniele cũng vô cùng thành công với giao thức phát hành stablecoin Abracadabra, dự án đã từng vượt mặt được MakerDAO về doanh thu.

Đầu tiên, để hiểu về dự án Solidly thì anh em cần phải nắm được một vài thông tin cơ bản về "ve(3,3)"

ve (3,3) là gì?

Thuật ngữ “ve(3,3)” được đặt ra từ sự kết hợp của 2 cơ chế: Curve FinanceOlympusDAO.

  • Đầu tiên, “ve” được gọi là “ký quỹ bỏ phiếu”. Điều này có nghĩa là khi bạn lock token vào pool thì giao thức trả về token biểu quyết có dạng veToken. Cơ chế giao thức này tương tự như dự án Curve.

Ví dụ: veCRV là token nhận lại từ giao thức sau khi lock CRV

  • Tiếp theo, “(3,3)” ký hiệu đề cập đến một lý thuyết trò chơi được sử dụng trong hệ sinh thái OlympusDAO để tối đa hóa tính thanh khoản của dự án trong khi cũng tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu mã token.

ve(3,3) áp dụng các quy tắc tiêu chuẩn như Curve DAO (veCRV)

Mục đích chính của mã token veCRV là khuyến khích các nhà cung cấp thanh khoản trên nền tảng Curve Finance cũng như thu hút càng nhiều người dùng tham gia càng tốt trong việc quản trị giao thức.

Hiện tại, veCRV có 3 ứng dụng chính: voting, staking và boosting. Để nhận được 3 điều đó bạn sẽ cần khóa CRV của bạn và nhận về veCRV.

Staking (phí giao dịch)

CRV hiện có thể được staked (khoá) để nhận phí giao dịch từ giao thức Curve. 50% tất cả các khoản phí giao dịch sẽ được phân phối cho veCRV holders.

Voting

Sau khi người dùng khóa CRV để sở hữu veCRV, họ bắt đầu có quyền bỏ phiếu cho các đề xuất DAO khác nhau trong giao thức. Tuy nhiên, việc veCRV được nhận tới 50% phí giao dịch khiến họ lạm dụng quyền voting vào những pool nhận được ít phí giao dịch, điều này gây khó khăn cho việc khuyến khích voting vào đúng pool.

Boosting

Một trong những động lực chính để thúc đẩy người dùng cung cấp thanh khoản bằng CRV là khả năng tăng phần thưởng trên tính thanh khoản được cung cấp. veCRV cho phép bạn có được quyền biểu quyết để tham gia vào DAO và kiếm được mức phần thưởng tăng lên đến 2,5 lần đối với tính thanh khoản bạn đang cung cấp trên Curve.

Những đổi mới ở cơ chế ve(3,3)

Lượng emissions hàng tuần được điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm của “circulating supply”

Điều này có nghĩa là, nếu 0% token Ve bị khóa thì hàng tuần emisstions sẽ là 2.000.000. Nếu 50% token Ve trong lượng token lưu hành bị khóa, emissions hàng tuần sẽ là 1.000.000. Nếu 100% token Ve bị khóa, lượng emissions hàng tuần sẽ là 0. Khi có càng nhiều token được lưu hành trong thị trường thì tác động của emissions càng giảm xuống.

Ve lockers sẽ được tăng lượng token nắm giữ tỷ lệ thuận với tỷ lệ emission hàng tuần

Giả sử có 1.000.000 token emissions hàng tuần, total supply 20.000.000 và locked supply là 10.000.000. 

Điều này có nghĩa là lượng token mới được tạo ra chiếm 5% tổng cung, vì vậy để đảm bảo lượng token của ve lockers không chịu ảnh hưởng của lạm phát, các ve lockers sẽ được tăng thêm 5% token dựa trên lượng token emission hàng tuần.

Ve locks sẽ trở thành NFTs

Token ve bị khoá sẽ trở thành các NFT và có thể tiếp tục được giao dịch trên thị trường thứ cấp như NFT marketplace, cũng như cho phép bạn tận dụng token ve để tham gia vay trên các nền tảng Lending trong tương lai.

Điều này sẽ giải quyết vấn đề không hiệu quả về vốn của các tài sản ve, cũng như giải quyết những lo ngại về tính thanh khoản trong tương lai (nếu cần).

Tìm hiểu thêm về NFT: NFT là gì? Tại sao nó lại có thể trở thành xu hướng trong thời gian tới

Solidly (SOLID) là gì?

Solidly là một AMM dựa trên Uniswap v2, được xây dựng trên mạng Fantom. Nó cho phép hoán đổi giữa 2 token trong một nhóm thanh khoản (liquidity pool) theo cách hoàn toàn phi tập trung.

Người dùng cung cấp tính thanh khoản của họ có trong danh sách cho phép của Solidly sẽ nhận được phần thưởng khai thác thanh khoản ở dạng SOLID, token quản trị và doanh thu cho giao thức Solidly.

Dự án chính thức ra mắt vào tháng 1 năm 2022

Một số tính năng cốt lõi của Solidly:

  • Hỗ trợ việc hoán đổi giữa các tài sản một cách ổn định.
  • Phí giao dịch 0,01%.
  • Giao diện tương thích với Uniswap v2 (cho phép hỗ trợ tất cả các công cụ và giao diện phân tích hiện có).
  • Tạo pools một cách dễ dàng.
  • Hỗ trợ cho Gauges & Bribes.
  • Sử dụng emissions làm incentives thay vì thanh khoản.
  • Hỗ trợ riêng để thêm mã thông báo và incentives của bên thứ ba.
  • ve(3,3) lockers được nhận tất cả các khoản phí cho các nhóm mà họ bỏ phiếu.
  • ve(3,3) lockers tăng lượng nắm giữ tỷ lệ thuận với emissions, tránh pha loãng.
  • ve (3,3) lockers bỏ phiếu về lượng emissions và nguồn cung tuần hoàn
  • ve(3,3) hỗ trợ uỷ quyền.
  • ve(3,3) locks được biểu thị dưới dạng các mã thông báo không thể thay thế (NFT) để cho phép tận dụng hiệu quả vốn bị khoá.
  • Không có DAO.

Điểm nổi bật của Solidly

Solidly ra đời như một sự đổi mới cho nền tảng AMM nói riêng và các dự án DeFi nói chung ở các điểm nổi bật như:

– Mức phí thấp, trượt giá gần như bằng 0 (low slippage) giữa các tài sản cố định như stablecoin.

– Tập trung mạnh vào thị trường thứ cấp cho các token khóa dưới dạng NFT (veToken = lpNFTs).

– Mang tới nhiều lợi nhuận hơn cho các dự án DeFi và người dùng bởi việc sử dụng cơ chế tokenomics ve(3,3) và hoạt động dựa trên mô hình tương tự như Olympus và Curve Finance. 

– Solidly và ve(3,3) giải quyết một số vấn đề của AMM bởi các giải pháp:

  • Dễ dàng thêm các token incentives vào thanh khoản.
  • Dễ dàng điều phân phối token emissions vào thanh khoản.
  • Tích lũy phí từ thanh khoản được incentivize.
  • Cung cấp thanh khoản một cách dễ dàng không cần sự cho phép.

Roadmap

Updating…

Team

Updating…

Backer

Updating…

Tokenomic

Token Use Cases

Token của Solidly tồn tại ở 2 dạng: 

  • SOLID: có thể giao dịch được nhưng không cấp cho bạn quyền biểu quyết hoặc doanh thu. 
  • veSOLID: là trạng thái bị lock của SOLID.

Nếu bạn sở hữu token SOLID và muốn tham gia vào quản trị Solidly và nhận được một phần doanh thu từ giao thức, bạn cần khoá SOLID của mình để nhận về token veSOLID. 

Việc khoá có thể kéo dài từ 1 tháng đến 4 năm và có thể được gia hạn bất cứ lúc nào. Thời gian khoá khác nhau sẽ nhận được lượng veSOLID khác nhau:

  • 1 SOLID bị khóa trong 4 năm = 1 veSOLID
  • 1 SOLID bị khóa trong 2 năm = 0,5 veSOLID
  • 1 SOLID bị khóa trong 6 tháng = 0,125 veSOLID

Số dư veSOLID của bạn giảm tuyến tính theo thời gian nếu bạn không gia hạn. Khi thời gian khóa của bạn hết hạn, bạn có thể rút SOLID.

Sau khi khóa của bạn được tạo, bạn sẽ nhận được phí giao dịch (doanh thu từ giao thức).

Thông tin cơ bản về token

  • Token Name: Solidly
  • Token Ticker: SOLID
  • Blockchain: Fantom
  • Contract: Updating…
  • Token Standard: Updating…
  • Token Type: Utility
  • Total Supply: Updating…
  • Circulating Supply: Updating…

Token Allocation

Dự án hiện chưa có phân bổ token. Tuy nhiên, lượng token ban đầu sẽ được airdrop cho top 20 dự án có TVL cao nhất trên Fantom. 

Đáng chú ý, các dự án nhận được các token này sẽ sở hữu 25% doanh thu giao thức Solidly vĩnh viễn và tỷ lệ phần trăm này là cố định.

Token Release Schedule

Token sẽ được phát hành sau 2 tuần sau khi khởi chạy giao thức.

Tỷ giá SOLID hiện tại

Updating…

Mua – Bán SOLID ở đâu

Updating…

Cộng đồng

Website: https://solidly.exchange/

Twitter: https://twitter.com/solidlyexchange

Kết luận

Trong bối cảnh DeFi đang dần bão hào, việc giải quyết tất cả các vấn đề đang còn vướng mắc của AMM bởi cơ chế ve(3,3) có mặt trên Solidly sẽ nhanh chóng đưa dự án trở thành “GÃ KHỔNG LỒ” trong thế giới DeFi.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà GTA Research Team đã nghiên cứu về dự án Solidly và đây không phải lời khuyên đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được các thông tin cần thiết và đưa ra được nhận định cá nhân của mình về dự án.

Tham gia thảo luận, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại các kênh cộng đồng của GTA:

Facebook | Twitter | Channel Telegram | Group Chat  | Research | Youtube