spot_img
24.7 C
New York
Saturday, April 20, 2024
HomeCoinsPrivate Shards: Cơ sở hạ tầng giành cho doanh nghiệp của Near...

Private Shards: Cơ sở hạ tầng giành cho doanh nghiệp của Near Protocol

Vấn đề về bảo mật quyền riêng tư luôn luôn được đề cao, nhưng lại gặp phải nhiều khó khăn trong bối cảnh nhiều công ty cùng phối hợp xây dựng nên một hệ sinh thái blockchain. Họ gặp khó khăn trong việc chuyển giao thông tin bí mật cho đối tác, bảo vệ dữ liệu của khách hàng, và giải pháp là private blockchain (blockchain riêng tư) đã ra đời.

Tuy nhiên, private blockchain lại khiến các nhà phát triển đau đầu trong việc tìm cách di chuyển dữ liệu từ hệ thống công nghệ thông tin của một công ty – thường được xây dựng trên các phần mềm độc quyền – sang blockchain theo cách mà phần mềm độc quyền của công ty khác vận hành. Ngoài ra vấn đề về thông lượng, chi phí liên quan tới việc lưu trữ dữ liệu trên blockchain cũng là câu hỏi hóc búa.

Chính vì vậy, Near Protocol đã ra mắt một giải pháp được xem là hoàn hảo để giúp các doanh nghiệp nắm bắt công nghệ blockchain và Open Web. Đội ngũ phát triển Near gọi đó là Private Shards.

Private Shards là gì? Tại sao cần Private Shards

Kể từ khi Near Protocol được phát hành vào năm 2019, nền tảng này luôn được thiết kế để trở thành một sharded network: một hệ thống toàn cầu được giúp kết nối người dùng, doanh nghiệp và nhà cung cấp cơ sở hạ tầng với nhau. Một phần trong thiết kế của Near Protocol là khả năng sharding để phù hợp với các trường hợp sử dụng khác nhau.

mo-hinh-lien-hop-va-blockchain
Trong những mô hình liên hợp, các blockchains không thể tương tác với nhau.

Ví dụ: dữ liệu y tế của bệnh viện, thông tin về sinh viên tại một trường đại học hoặc dữ liệu nhạy cảm của một công ty sản xuất. Tất cả các bộ dữ liệu này đều có những yêu cầu và nhu cầu sử dụng khác nhau. Trên Near Protocol, một shard có thể được tạo ra để phù hợp với tất cả các nhu cầu này mà mỗi doanh nghiệp trong số đó không cần phải xây dựng một blockchain từ đầu.

Ngược lại hoàn toàn với Near, trong mô hình liên hợp (các công ty cùng phối hợp xây dựng một hệ sinh thái) mỗi trường hợp sử dụng đó sẽ cần một hệ thống riêng biệt phục vụ cho các yêu cầu khác nhau.

Blockchain Near cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng xây dựng các private shards mà vẫn có thể được kết nối với public blockchain (blockchain công khai). Tại sao một doanh nghiệp lại muốn có một tính năng như vậy? Hãy cùng xem xét các trường hợp sử dụng sau.

Giả sử một bệnh viện lưu trữ hồ sơ của bệnh nhân trên một private shard, trong trường hợp một bệnh nhân bị bệnh ở nước ngoài và một bác sĩ cần truy cập vào hồ sơ của bệnh nhân đó. Trong ví dụ này, ở trên blockchain Near, một bác sĩ – đóng vai trò người có thể được xác minh danh tính – có thể đưa ra yêu cầu đối với private shard để truy cập vào các tệp dữ liệu đó một cách đơn giản và an toàn.

Trong ví dụ về nhà máy, có những khâu sản xuất cần được bảo mật, nhưng sau đó có những khâu khác cần được công khai. Giả sử một khách hàng muốn biết khi nào một sản phẩm đã được sản xuất và vận chuyển. Một private shard có thể xuất dữ liệu đó lên blockchain công khai một cách liền mạch.

Để việc áp dụng một cách rộng rãi trên mọi lĩnh vực, blockchain cần phải có khả năng kết hợp giữa tính public (công khai) private (bí mật) một cách liền mạch nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn. Private Shard là giải pháp của NEAR cho thách thức đó và nó đơn giản như bắt đầu một node trên AWS hoặc AliCloud.

Vậy Private Shard vận hành và giải quyết vấn đề như thế nào?

Cách Private Shards vận hành

Với các private shards hoạt động như một shard trên Near, điều đó có nghĩa là các contracts (hợp đồng) trên public chain có thể gọi các contracts trên private shards và ngược lại. 

Điều này được thực hiện thông qua một cơ chế xử lý định tuyến cross-shard, hoàn toàn minh bạch với người dùng và nhà phát triển. Nó không yêu cầu bất kỳ hành động nào khác (các public contracts không cần biết nó đang tương tác với các private contracts). Hãy cùng xem xét một trường hợp sử dụng: cách hai private shards muốn tương tác với nhau mà không cần điều hướng thông qua các public shards.

private-shards-tren-near-protocol
Với Private Shards, các blockchain có thể chia sẻ thông tin mà không ảnh hưởng đến bảo mật.

Mỗi Private Shards sẽ có tên riêng, tương tự như các tên miền của website. Ví dụ: nếu Đại học Harvard và Góc Tiền Ảo đang sử dụng hệ thống này, sẽ có tài khoản dạng “harvard.edu” và “goctienao.com”. 

Bên trong các private shards, các ứng dụng cụ thể sau đó sẽ có một tài khoản phụ, chẳng hạn như nếu cả hai đều đang sử dụng một số ứng dụng để theo dõi quyền sở hữu: “property.harvard.edu” và “property.goctienao.com”. Việc trao đổi tài sản giữa hai thực thể này sẽ yêu cầu một giao dịch chéo giữa hai private shard với khả năng xác minh của public chain.

Các ứng dụng mà những công ty này sử dụng sẽ được xây dựng giống hệt như các ứng dụng khác trên Near Protocol: smart contract (hợp đồng thông minh) được xây dựng bằng Rust hoặc Typescript. Điều này cho phép người sáng tạo xây dựng giao diện người dùng có thể tương tác với các hợp đồng thông minh, bao gồm cả việc gửi các giao dịch của private shard và public shard.

Kết luận

Sứ mệnh của Near Protcol từ lúc ra đời là thu hẹp khoảng cách giữa Internet ngày nay và các blockchain sẽ tạo ra sức mạnh cho tương lai.

Private Shards là một phần cốt lõi của sứ mệnh đó. Nó giúp tạo ra một hệ sinh thái nơi các doanh nghiệp, người dùng và đối tác có thể tương tác với nhau. Đội ngũ phát triển của Near luôn sẵn sàng chào mừng bất kỳ ai tham gia cùng họ trong sứ mệnh đó để tạo ra một thế giới web rộng mở và toàn diện hơn.

Góc Tiền Ảo

Tham gia thảo luận cùng GTA team tại:
Website Facebook | Fanpage | Twitter | Trading | Research | Youtube

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts