Phân loại crypto trader theo loại crypto/token thường xuyên trade
Dựa vào loại coin/token trader hay giao dịch có thể chia crypto trader ra thành: trader Bitcoin và trader altcoin.
Thông thường khi mới bắt đầu việc trading, các trader sẽ thường tập trung vào cặp BTC/USDT hoặc cặp BTC/USD. Đây là cặp có khối lượng giao dịch lớn trên các sàn giao dịch đồng thời cũng khó bị làm giá vì vấn đề vốn hóa lớn hơn các cặp khác. Đồng thời sự lên xuống của giá Bitcoin cũng ảnh hưởng đến phần lớn thị trường, do đó dù là trader altcoins cũng sẽ có sự đầu tư nghiên cứu liên quan đến đồng Bitcoin để việc trade đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên có nhiều trader tiếp xúc với các dự án và nghiên cứu vào một vài loại coin/token khác nhau hoặc có thời gian lâu trong thị trường, ngoài Bitcoin họ chọn giao dịch với các altcoins khác nhau.
Đối với việc trade altcoins, có hai trường phái giao dịch là trade cặp altcoins với BTC như ETH/BTC, ETC/BTC, EOS/BTC hoặc có trường phái giao dịch altcoins với USDT hoặc USD
Các sàn giao dịch margin tài sản phái sinh dựa trên crypto hiện nay với mức đòn bẩy lớn thường tập trung vào các cặp trade BTC hoặc một số coin top với USD hoặc USDT như BitMEX, SnapEx, DueDEX, Bybit
Sàn SnapEx hiện tại có tám cặp trade BTC/USDT, ETH/USDT, XRP/USDT, EOS/USDT, BCH/USDT, LTC/USDT và ADA/USDT.
Một trader Bitcoin thường xuyên vẫn có những lệnh trade với altcoins nhưng thông thường theo cách tiếp cận là trade với USD/USDT và chọn những coin đang ở xu hướng giá lên.
Phân loại crypto trader theo cách thức phân tích ra vào lệnh
Một crypto trader có thể set-up việc trade theo day trade hoặc swing trade.
Một day trader có thể ra vào lệnh nhiều lần trong một ngày, trong khi một swing trade sẽ tập trung ra vào lệnh theo xu hướng phân tích hơn là nhất thiết bắt buộc có lệnh giao dịch trong ngày.
Thông thường các day trader hoặc swing trader bên cạnh việc trade theo xu hướng chính trong ngày hoặc thiếp lập theo hướng giá cũng có thể giao dịch để có thể scalp vốn (giao dịch ở sóng hồi hoặc các khung thời gian nhỏ hơn để gia tăng lợi nhuận).
Phân loại crypto trader theo thời gian dành cho giao dịch
Có hai cách dành thời gian cho việc trade hàng ngày là part-time trader và full-time trader.
Thông thường những người làm trong một ngành nhất định, yêu thích giao dịch có thể chọn việc dành một khoảng thời gian để học trade cùng với làm công việc khác. Các trader chuyên nghiệp bên cạnh việc trade tài khoản của mình thông thường cũng làm việc trong một quỹ, một sàn giao dịch hoặc các tổ chức phân tích tài chính.
Các trader bán thời gian thường dùng thời gian nhàn rỗi của mình để học tập thêm kiến thức và bắt đầu các giao dịch và tăng dần các mức độ tham gia trên thị trường cùng với quyết định có đi tiếp trên con đường giao dịch của một thị trường nào đó hay không.
Thông thường, các trader bán thời gian để có thể trở thành trader chuyên nghiệp là cả một câu chuyện dài. Một trader với các kiến thức về tài chính và kế toán toán có thể là một điểm cộng trong quá trình hiểu các phân tích kỹ thuật và các vấn đề liên quan đến quản lý giao dịch.
Một số lưu ý mà crypto trader cần lưu ý khi giao dịch Margin
Phân bổ vốn trong các giao dịch margin
Khi có các vị thế mở với các giao dịch margin, sàn sẽ yêu cầu bạn một số tiền ký quỹ, số tiền này gắn với các rủi ro cho các vị trí giao dịch đang được mở của bạn.
Thông thường có hai kiểu lệnh được mở là lệnh độc lập (isolated) và lệnh toàn bộ (cross) được đảm bảo với tài khoản một phần trên sàn giao dịch với toàn bộ tài khoản trên sàn giao dịch.
Tùy theo chiến thuật trade và cách phân tích tiếp cận khi vào lệnh, trader có thể chọn chế độ phân bổ vốn cho khoản trade của mình. Việc chọn chế độ cross có thể đảm bảo tài khoản không bị thanh lý khi có một vài cây nến với râu nến dài tăng/giảm bất ngờ nhưng rủi ro là có thể khiến toàn bộ tài khoản của bạn bị thanh khoản nếu như giá đi ngược lại phân tích hoặc tại mức giá thanh khoản đã vượt qua được mức giá dự trù có thể điều chỉnh của lệnh.
Hiện tại các lệnh giao dịch trên Bingbon là các lệnh độc lập, với một loại coin thậm chí bạn có thể mở nhiều lệnh nếu như trong tài khoản vẫn còn tiền (Available).
Cảnh báo thanh lý tài khoản
Việc có cảnh báo thanh lý tài khoản hay không này tùy thuộc vào sàn giao dịch crypto mà chúng ta đang giao dịch để cảnh báo tài khoản của bạn sắp bị thanh lý.
Theo mình biết thì không có nhiều sàn giao dịch gửi email cảnh báo về việc tài khoản của bạn sắp bị thanh lý. Sàn Huobi thì khi số tiền đang vào lệnh nhỏ hơn số tiền đã mượn của sàn ở tỷ lệ từ 121% trở xuống, nếu đang không có thao tác trên sàn giao dịch, bạn sẽ nhận được email của sàn thông báo về việc tài khoản giao dịch đang có nguy cơ bị thanh lý và đề nghị truy cập thay đổi chiến thuật trade.
Cắt lỗ và thay đổi đòn bẩy cho tài khoản margin
Các sàn giao dịch margin đều cho phép đặt mức cắt lỗ, việc này là cần thiết để hạn chế các mức thua lỗ, đặc biệt khi không có nhiều thời gian xem xét các khoản trade.
Tùy theo sàn mà có cách đặt mức cắt lỗ khác nhau. Các sàn giao dịch như BitMEX, Huobi, DueDEX, bạn sẽ được chọn mức cắt lỗ sau khi đặt lệnh long hoặc short, tuy nhiên với sàn giao dịch Bingbon thì mức cắt lỗ gần như là mức thanh lý tài sản của bạn vì sàn set mức cắt lỗ 80% giá trị của khoản tiền thế chấp khi vào lệnh chưa kể tiền phí nếu như bạn không điều chỉnh. Cùng với tiền phí, nếu như bạn chọn mức đòn bẩy quá cao trên Bingbon thì điểm cắt lỗ càng gần với điểm vào lệnh của bạn.
Tùy theo sàn giao dịch mà bạn có được thay đổi mức đòn bẩy của mình đã chọn hay không hay nạp tiền nhiều hơn thông qua mức ký quỹ để duy trì khoản . Tại sàn giao dịch Bingbon , khi vào lệnh, bạn gần như không thể thay đổi được gì ngoại trừ việc thoát lệnh bằng tay. Việc cung cấp mức đòn bẩy từ x10 trở lên cũng có thể gây mạo hiểm với các râu nến dài do đó cần cẩn trọng trong các giao dịch và các mức stop loss của giao dịch.
Tham gia ngay group Margin để được hướng dẫn chi tiết: https://t.me/GTAmargin
Góc Tiền Ảo