spot_img
24.7 C
New York
Wednesday, May 1, 2024
HomeCoinsMakerDao (MKR) là gì? Những điều cần biết về nền tảng DeFi...

MakerDao (MKR) là gì? Những điều cần biết về nền tảng DeFi top 1 năm 2020

MakerDAO (MKR), nền tảng DeFi đang có tổng giá trị token được khóa đạt 1.49 tỷ $ (số liệu ngày 14/8/2020) đứng đầu trong danh sách các nền tảng DeFi và con số này hiện không có dấu hiệu giảm xuống. Vậy…

  • MakerDAO là gì? MKR token là gì mà lại làm được điều như vậy?
  • Mua MKR token ở đâu?
  • Có nên đầu tư MakerDAO không?
  • Ví MKR token nào nên dùng?

Với việc MakerDAO đang dẫn đầu các nền tảng DeFi về giá trị token được khóa và Maker Dominance đạt mức 29.02 %, tại sao chúng ta lại không bỏ ra chút ít cùng với bài viết này để tìm hiểu chi tiết về nó cùng với tiềm năng đầu tư MKR token nhỉ. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy cùng bắt đầu bài viết để giải đáp những câu hỏi ở trên thôi nào!

Có thể bạn quan tâm:Bitcoin là gì? Hướng dẫn đầu tư Bitcoin cho người mới bắt đầu?

MakerDao là gì? MKR token là gì?

MakerDAO là một nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) được phát triển trên blockchain Ethereum để hỗ trợ và duy trì giá stablecoin DAI luôn có một mức giá ổn định 1 USD. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng MakerDAO để khóa tài sản thế chấp (như ETH hoặc bất kỳ token nào mà Maker hỗ trợ) và tạo stablecoin DAI.

Trong MakerDAO, với MKR token, người sở hữu có thể bỏ phiếu cho các thông số kỹ thuật mạng, các sáng kiến ​​quản trị như Stability Fee (phí ổn định), collateralization rates (tỷ lệ thế chấp) và tài sản được phép sử dụng làm tài sản thế chấp,…

Tại sao MakerDAO ra đời?

Có thể thấy, thị trường tiền điện tử thường có biến động rất lớn về giá, do đó vai trò của các đồng stablecoins là rất quan trọng. Các stablecoins này luôn cố mức giá cố định (hoặc thay đổi cực nhỏ) và được neo vào đồng tiền fiat (phổ biến là đô la Mỹ – USD). Qua đó, stablecoins giúp cho những nhà đầu tư trở nên thuận tiện hơn rất nhiều khi giao dịch hoặc rót vốn vào một dự án nào đó.

Tuy nhiên, có một thực tế là hiện tại các stablecoin phổ biến đang nằm trong tay của các tổ chức tập trung (như đồng USDT do Tether phát hành). Những vấn đề về liên quan tới tính minh bạch, cũng như bảo chứng cho lượng stablecoins được phát hành luôn khiến cộng đồng crypto dậy sóng. Vì vậy, cần một nền tảng tài chính phi tập trung cho phép bất kỳ ai thỏa điều kiện đều có thể phát hành stablecoins một cách minh bạch. Từ đó MakerDAO ra đời.

Với MakerDAO, việc thế chấp tài sản, phát hành stablecoins DAI, lấy lại tài sản thế chấp, tiêu hủy token… đều do Smart Contract vận hành. Nhờ vậy mà tính minh bạch và tính phi tập trung được đảm bảo toàn vẹn.

Cách MakerDAO hoạt động

Khi bạn tiến hành khóa tài sản thế chấp vào MakerDAO, các quy trình sẽ được vận hành thông qua Collateralized Debt Position Smart Contracts – CDPs.

 CDPs sẽ khóa tài sản thế chấp của người dùng, sau đó trả cho họ stablecoins DAI. Khi muốn rút lại tài sản đã khóa, người dùng phải trả lại số DAI được nhận, cộng với khoản phí. Cụ thể:

  1. Tạo smart contract vào nạp tài sản thế chấp:
    Ở bước này, người dùng sẽ tạo 1 giao dịch gửi tới Maker để tạo smart contract. Người dùng cần gửi tài sản thế chấp để có thể nhận DAI coin.
  2. Stablecoin DAI được smart contract tạo ra dựa vào giá trị tài sản thế chấp.
    Người dùng có thể yêu cầu số lượng DAI mà mình muốn nhận. Tuy nhiên, con số này phải nằm trong giới hạn dựa vào giá trị tài sản thế chấp. Sau khi nhận, số DAI coin này sẽ được smart contract ghi nhận là khoản vay của bạn trong hệ thống.
  3. Trả lại số DAI được nhận và phí ổn định
    Trước khi người dùng muốn nhận lại tài sản đã thế chấp, người dùng cần trả lại số DAI coin đã được nhận kèm với 1 khoản phí gọi là phí ổn định. Mức phí này sẽ được tính dựa vào thời gian mà người dùng vay. Người dùng có thể dùng MKR token hoặc là DAI để trả phí ổn định.
  4. Rút tài sản thế chấp
    Sau khi đã trả đủ DAI và phí ổn định cho hệ thống MakerDAO, tài sản thế chấp trong smart contract sẽ thuộc quyền sở hữu của người dùng. Người dùng có thể rút tài sản thế chấp bất kì khi nào họ muốn.

MKR token là gì?

MKR token là một token ERC-20 và là Utility Token cũng như Governance Token của nền tảng MakerDAO, đóng vai trò quan trọng trong việc quản trị hệ thống. Do đó, người dùng có thể dùng MKR token để bỏ phiếu cho các quyết định quản trị mạng cũng như Stability Fee (phí ổn định). Stability Fee cũng được sử dụng để mua lại MKR token từ thị trường mở, sau đó tiêu hủy giúp kìm chế lạm phát.

Có thể bạn quan tâm:ERC20 là gì? Tìm hiểu chi tiết về ERC20 token và ví ERC20

Ký hiệu tokenMKR
BlockchainEthereum
Chuẩn tokenERC20
Contract0x9f8f72aa9304c8b593d555f12ef6589cc3a579a2
Decimal18
Tổng token đang lưu thông1,005,577 MKR
Thông số cơ bản MKR token (14/8/2020)

Nếu như nhắc đến MKR token trong MakerDAO mà không nói tới stablecoin DAI thì thật là thiếu sót.

DAI coin là gì?

Như đã nói ở mục trên, DAI coin là một stablecoin được tạo ra sao khi người dùng MakerDAO thế chấp tài sản vào nền tảng.DAI coin là một stablecoin được neo vào đồng USD. Do đó, giá DAI coin luôn cố định ở mức 1 DAI = 1 USD.

Ký hiệu tokenDAI
BlockchainEthereum
Chuẩn tokenERC20
Contract0x6b175474e89094c44da98b954eedeac495271d0f
Decimal18
Tổng cung418,465,795 DAI
Tổng đang lưu thông418,065,136 DAI
Thông số cơ bản DAI coin (14/8/2020)

Nên đầu tư MakerDAO không?

MakerDAO giải quyết được các vấn đề phát hành của những stablecoin khác

  • Hiện tại có hơn 28 loại Stablecoin và Tether (USDT) chiếm tới trên 82% thị phần, một sự thống trị hầu như tuyệt đối so với các đồng tiền khác.
  • Tất cả các Stablecoin khác ra đời sau Tether để giải quyết bài toán thiếu minh bạch của Tether về lượng tiền mà họ in liên tục giai đoạn 2017 và cho đến nay vẫn tiếp tục là ẩn số. Tuy nhiên hầu hết các đồng như TrueUSD, Paxos Standard, Binance USD,… đều không làm cho người dùng tin tưởng hơn.

Vậy MakerDAO khác biệt gì ?

  • MakerDAO là một nền tảng DeFi, thông qua đó người dùng có thể tạo ra stablecoin DAI. Tức là tất cả các giao dịch, tất cả các tài sản đều được công khai, minh bạch.
  • MakerDAO đảm bảo được rằng mỗi đồng DAI được tạo ra đều có tài sản thế chấp đảm bảo giá trị. Và các tài sản này được khóa trong Smart contract. Do đó, giá DAI luôn được duy trì ở mức 1 $.

Ngoài ra, với thị trường hiện tại, DeFi đang rất hot. Hầu hết giá của những token của các dự án liên quan đến DeFi đều tăng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cùng với việc Maker Dominance đạt mức 29.02 % cho thấy nền tảng này rất có tiềm năng trong thời gian ngắn tới.

Đội ngũ Founders của MakerDAO

makerdao-team
  • Rune Christensen (Founder & CEO): Kể từ năm 2015, Christensen đã tập trung vào việc phát triển MakerDAO và các stablecoins. Trước đây, anh từng là đồng sáng lập của Try China, một công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng quốc tế. Anh học Hóa sinh tại Đại học Copenhagen và học Kinh doanh Quốc tế tại Copenhagen.
  • Steven Becker (President & COO): Steven chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro và tiếp thị. Anh ấy là một chuyên gia đầu tư với 20 năm kinh nghiệm. Steven được Hiệp hội CAIA, và được Hiệp hội chuyên gia về rủi ro toàn cầu chứng nhận là Nhà quản lý rủi ro tài chính (FRM).
  • Andy Milenius (CTO): Trước khi gia nhập nhóm, Andy đã làm việc với tư cách là Kỹ sư phần mềm trong của Amazon Web Services. Andy có bằng Khoa học Máy tính của Đại học Michigan.

Ngoài ra còn rất nhiều nhân tài khác, tham khảo tại https://makerdao.com/en/team.

Có thể thấy, đội ngũ phát triển của MakerDAO đều là những chuyên gia có kinh nghiệp từ lĩnh vực công nghệ cho đến tài chính. Điều này đảm bảo cho MakerDAO có một “nội lực” vững chắc để phát triển trong tương lai.

Giá MKR và vốn hóa thị trường

gia-mkr-token

Ở thời điểm viết bài, giá MKR token đang được giao dịch ở mức 743.01 USD. Với mức giá vốn hóa của nó đạt mức 747,154,145 USD đứng thứ 27 toàn thị trường về vốn hóa. Bên cạnh đó, mức ROI tới ở thời điểm hiện tại của MKR token là 3,262.13%.

Mua bán MKR token ở đâu?

Ở thời điểm hiện tại, đầu tư tiền điện tử cũng như mua bán tiền điện tử đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Nó được xem là một phương thức kiếm tiền online được nhiều người ưa chuộng. Chính vì vậy, việc mua MKR, bán MKR token cũng đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách mua bán phổ biến và đơn giản nhất thời điểm hiện tại.

Mua bán MKR token bằng VNĐ

Hiện tại có rất nhiều sàn hỗ trợ giao dịch tiền điện tử bằng VND, nhưng riêng mua MKR token uy tín thì mình thấy tốt nhất hiện tại đó là sàn Bitmoon.

Tham khảo thêm bài viết:

Bitmoon là gì? Hướng dẫn cơ bản về sàn bitmoon cho người mới 2020

Ưu điểm Bitmoon đó là phí thấp, thanh khoản cao, hỗ trợ cực nhiều coin và có thể trữ coin ngay trên sàn. Bên cạnh đó, Bitmoon đã hoạt động tương đối lâu và mức độ uy tín được đảm bảo.

Bitmoon có tính thanh khoản cao và uy tín nên mình tin rằng với nhu cầu giao dịch cơ bản, cash out ra VND thì Bitmoon là đã đủ áp ứng.

Sàn mua bán MKR token uy tín của quốc tế

Ưu điểm của tất cả các sàn quốc tế là đều hỗ trợ nhiều loại coins, bên cạnh đó cũng hỗ trợ các hình thức giao dịch khác như Margin, Futures.

Với những bạn nào đã giao dịch nhiều và kinh nghiệm có thể sử dụng và giao dịch thường xuyên trên những quốc tế.

Bên dưới là tên sàn và bảng so sánh mức phí giao dịch để các bạn tham khảo.

Nếu muốn tìm hiểu về sàn nào bạn có thể bấm vào tên sàn đó ở bảng, sẽ có bài viết hướng dẫn chi tiết sàn đó.

Sàn giao dịchPhí giao dịch
Binance0.015-0.100%
Houbi0.070-0.200%
Okex0.060 – 0.150%
Bitfinex0-0.2%
Bittrex0.25% ( chua nhất – không nên giao dịch )
Kucoin0.080 – 0.100%

Chủ yếu việc giao dịch MKR token của bạn trên các sàn quốc tế đều dùng đồng BTC, USDT… để tiến hành mua bán.

Ví MKR token nên dùng

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng đồng MKR của bạn mà bạn sẽ lựa chọn cho mình loại ví phù hợp.

  • Ví lạnh:

Thích hợp với những người muốn trữ đồng MKR lâu dài và ít giao dịch.

Ưu điểm của ví lạnh đó là an toàn và tối ưu cho việc lưu trữ. Ví lạnh bạn có thể tham khảo để lựa chọn là: Ledger Nano S, Ledger Nano X.

Có thể bạn quan tâm:

Ví lạnh ledger nano S là gì ? Hướng dẫn sử dụng và bảo mật mới nhất 2020
  • Ví phần mềm:

Lựa chọn tối ưu nhất cho ví dạng này là Trust Wallet, với giao diện thân thiện và dễ sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Ví Trust Wallet là gì? Cách tạo ví Trust Wallet và sử dụng chi tiết
  • Ví nền web:

Do MKR là một token ERC-20 nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng những nền web hỗ trợ phổ biến hiện tại như: MyEtherWallet hay MetaMask.

Có thể bạn quan tâm:

MyEtherWallet là gì? Hướng dẫn cách tạo ví MyEtherWallet và cách sử dụng
  • Ví sàn:

Ví dạng này phù hợp cho những bạn nào thường xuyên giao dịch.

Một số sàn giao dịch uy tín bạn có thể tham khảo đó là: sàn Bitmoon, sàn Huobi, sàn Binance

Kết luận

Bài viết này đã đúc kết những thông tin cơ bản nhất mà bạn cần biết về MakerDAO  MKR token. Với bài viết này mình mong rằng bạn đọc có thể nắm bắt được phần nào về tiềm năng đầu tư của nó.

Tuy sẽ mất chút thời gian để đọc hết bài viết nhưng mong rằng thời gian bạn bỏ ra sẽ không lãng phí.

Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè nhé.

Tất cả các nhận định về đầu tư ở trên đều mang tính chất cá nhân. Mọi quyết định đầu tư đều do bạn và bạn phải chịu trách nhiệm trước tài sản của mình. Chúc các bạn thành công!

Góc Tiền Ảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts