spot_img
24.7 C
New York
Saturday, April 20, 2024
HomePhân Tích Kỹ ThuậtIndicatorsHướng dẫn phân tích kỹ thuật cơ bản: đường xu hướng, mức...

Hướng dẫn phân tích kỹ thuật cơ bản: đường xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự là gì?

Bắt đầu series bài viết hướng dẫn phân tích kỹ thuật cơ bản sẽ giới thiệu cho các bạn về thuật ngữ rất quan trọng và được xử dụng thường xuyên trong phân tích kỹ thuật trading: đường xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự. Đây là 3 khái niệm hết sức cơ bản nhưng nó sẽ quyết định rất nhiều trong việc bạn đưa ra quyết định khi giao dịch.

Đường xu hướng trong phân tích kỹ thuật

Trong phân tích kỹ thuật, đường xu hướng hay còn được gọi là Trend line là một hướng điển hình của một đồng tiền đang hướng tới. Khi bạn xác định được xu hướng này thì bạn đang có một lợi thế rất lớn khi bắt đầu giao dịch đồng tiền đó.

Các tài sản tiền điện tử có thể biến động đáng kể và việc xem biểu đồ chuyển động giá Bitcoin hoặc tiền điện tử có thể sẽ tiết lộ một lựa chọn các mức cao và thấp tạo thành một mô hình tuyến tính. Với ý nghĩ đó, Kỹ thuật viên hiểu rằng họ có thể bỏ qua sự biến động và tìm thấy xu hướng tăng khi nhìn thấy một loạt các mức cao hơn và ngược lại – họ có thể xác định xu hướng giảm khi nhìn thấy một loạt các mức thấp hơn.

Lúc định hình được xu hướng cụ thể, bạn sẽ có được cho mình quyết định “long” hay “short” một cách đúng đắn.

Ngoài ra, khi bạn phân tích kỹ thuật sẽ có một số trường hợp đường xu hướng đi ngang. Những trường hợp này, một đồng tiền không di chuyển đáng kể theo cả hai hướng. Bạn nên lưu ý rằng các xu hướng có nhiều dạng, bao gồm các đường xu hướng trung gian, dài hạn và ngắn hạn.

Cách vẽ đường xu hướng trong phân tích kỹ thuật

Có một điều bạn cần phải biết trước khi áp dụng phướng pháp phân tích theo đường xu hướng. Đó chính là, nó là hình thức phân tích kỹ thuật phổ biến nhất. Nếu được vẽ chính xác, nó có thể chính xác như bất kỳ phương pháp nào khác.

Tuy nhiên, hầu như các trader đều không vẽ một cách chính xác vì họ cố gắng làm cho Trendline phù hợp với thị trường thay vì vẽ đúng theo bản chất của nó.

Vậy làm sao để vẽ được đường xu hướng một cách chính xác nhất?

Điều kiện để vẽ đường xu hướng chính xác

Điều kiện cần là ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy để vẽ đường xu hướng hợp lệ, nhưng điều kiện đủ là phải 3 đỉnh hoặc đáy để xác nhận đường xu hướng.Đường xu hướng bạn vẽ có càng ít đỉnh hoặc đáy thì sẽ càng kém tin cậy và càng có nhiều khả năng nó sẽ bị phá vỡ.

Quan trọng nhất, KHÔNG BAO GIỜ vẽ đường xu hướng bằng cách buộc chúng phù hợp với thị trường. Nếu chúng không phù hợp, thì đường xu hướng đó không phải là hợp lệ.

Vẽ đường xu hướng

Khi vẽ đường xu hướng, bạn sẽ có 3 dạng đường xu hướng cụ thể:

  • Xu hướng tăng giá (Uptrend): đáy sau sẽ cao hơn đáy trước.
  • Xu hướng giảm giá (Downtrend): đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
  • Đường xu hướng Sideway (đi ngang): các trường hợp khác.

Lúc bắt tay vào vẽ đường xu hướng, bạn cần xác định hai đỉnh hoặc đáy chính và kết nối chúng. Nghe thật đơn giản phải không nào? Nhưng để vẽ đúng là cả một quá trình quan sát và nhận định.

Như phần trên mình đã viết, bạn nên xác định tối thiểu 2 đỉnh hoặc đáy, nhưng tốt nhất là 3 trở lên và xác định được càng nhiều điểm đỉnh và đáy thì mức độ chính xác càng cao.

Để dễ hình dung, bạn có thể nhìn hình minh họa dưới nhé.

duong-xu-huong
Vẽ đường xu hướng trên mô hình lý thuyết

Mô phỏng đường xu hướng trong biểu đồ giá thực tế.

mo-phong-duong-xu-huong
Mô phỏng đường xu hướng trong biểu đồ giá thực tế

Xem thêm: Sàn giao dịch Margin SnapEx là gì? Hướng dẫn đăng ký tài khoản chơi Margin sàn SnapEx

Mức hỗ trợ và kháng cự

Như hình ảnh được minh họa trong việc vẽ đường xu hướng khi phân tích kỹ thuật thì chúng ta sẽ thấy thuật ngữ hỗ trợ và kháng cự. Đây chính là 2 thuật ngữ cơ bản trong giao dịch và chúng song hành cũng với nhau.

Hãy hình dung một cách đơn giản, phương pháp này xác định các ngưỡng mà giá trong quá khứ đã từng đảo chiều hoặc ít nhất đã chậm lại và tin rằng các hành vi giá đó sẽ lặp lại trong tương lai.

Có nhiều cách để xác định các ngưỡng này và áp dụng trong giao dịch. Các ngưỡng Hỗ trợ và Kháng cự có thể trùng nhau tại các điểm đảo chiều, các vùng nghẽn hoặc các ngưỡng tâm lý (những mức giá làm tròn mà các nhà giao dịch thường để ý tới).

Tại các khung thời gian càng cao, các ngưỡng này càng có liên quan chặt chẽ với nhau.

Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật

Các mức hỗ trợ và kháng cự là một phần không thể thiếu của phân tích kĩ thuật. Nó được dùng để xác định xu hướng và đưa ra các quyết định giao dịch. Chúng giúp xác nhận xu hướng chuyển động của giá.

Mỗi trader sử dụng phân tích kĩ thuật đều được khuyến cáo ứng dụng các mức này.

Mức hỗ trợ là đường nối các điểm đáy giá. Tùy vào đường xu hướng chính mà mức hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng trend tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
  • Xu hướng giá ổn định đường hỗ trợ nằm ngang.

Mức kháng cự là đường nối lần lượt các đỉnh giá. Tùy vào đường xu hướng chính mà mức này có dạng đường nghiêng góc hay đường nằm ngang.

  • Với xu hướng trend giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
  • Xu hướng giá ổn định, đường kháng cự nằm ngang.

muc-khang-cu-ho tro

Đảo chiều mức hỗ trợ và mức kháng cự

Trong phân tích kỹ thuật, không phải bao giờ mức hỗ trợ và mức kháng cự cũng giữ nguyên vai trò của mình. Chúng hoàn toàn có thể thay đổi vị trí cho nhau.

Khi trend tăng giá chuyển thành trend giảm giá, mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ. Và ngược lại, mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự khi trend giảm chuyển thành trend tăng giá.

Để dễ hiểu, khi giá vượt qua mức kháng cự và tiếp tục duy trì đà tăng, thì mức kháng cự sẽ chuyển thành mức hỗ trợ. Và tương tự khi giá tụt qua mức hỗ trợ và tiếp tục đà tụt thì mức hỗ trợ sẽ chuyển thành mức kháng cự.

Sự chuyển đổi mức hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kĩ thuật gọi là “rally”, “correction” hay “đảo chiều trend”.

Xu hướng được giữ cho tới khi giá tài sản ở giữa các mức kháng cự và hỗ trợ.

Ứng dụng mức hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch

Cơ sở của chiến lược này là nguyên tắc: giá càng gần mức hỗ trợ thì càng có lợi cho việc mở vị thế “long”. Tuy nhiên, mức hỗ trợ không phải lúc nào cũng giữ giá. Nếu có đột phá qua mức hỗ trợ, có thể khuyến cáo trader mở vị thế “short”.

Đối với các nhà phân tích và người tham gia thị trường, sự biến đổi một mức thành mức khác có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn chiến lược giao dịch.

Kết luận

Bài viết này là bài viết mở đầu cho chuỗi bài viết hướng dẫn phân tích kỹ thuật cơ bản của Góc Tiền Ảo, vì vậy mình mong rằng nó sẽ cung cấp cho người mới những kiến thức bổ ích. Nếu bạn thấy bài viết có ích hãy để lại 1 like và 1 share để tạo động lực cho Góc Tiền Ảo ra thêm bài viết nhé.

Trade thực chiến tại:

Group telegram: https://t.me/GTAmargin

Group facebook: https://www.facebook.com/groups/tradecryptovietnam

Góc Tiền Ảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts