spot_img
24.7 C
New York
Thursday, March 28, 2024
HomeTin tứcPhân tích chuyên sâu về Peer Metaverse Coin (PMC)

Phân tích chuyên sâu về Peer Metaverse Coin (PMC)

Peer Metaverse Coin (PMC) là gì?

Peer là một mạng xã hội Web3 và hệ sinh thái metaverse dựa trên blockchain. Là ứng dụng phi tập trung đầu tiên, Peer đang cố gắng xây dựng mạng xã hội Web3 thành công, tiếp bước Deso, Lens và Steem với mục tiêu trở thành người chiến thắng trong cuộc đua xây dựng phiên bản Web3 với Facebook.

Đọc thêm:
Web3.0 là gì? Tại sao nó lại quan trọng trong tương lai

Tiền điện tử gốc của Peer có tên là Peer Metaverse Coin(PMC), được ra mắt vào thứ hai ngày 27/6/2022.

Trong khi “token” hoạt động trên một blockchain có sẵn (ví dụ UNI trên Ethereum), “coin” là đồng tiền gốc trên blockchain của chính nó ( ví dụ ETH trên Ethereum). Peer Metaverse Coin là đồng tiền gốc được sử dụng cho mọi giao dịch và tặng thưởng trên Peer blockchain, nên nó là một đồng tiền điện tử gốc duy nhất. 

Kể từ ngày 27/6/2022, các nhà đầu tư trên toàn thế giới hiện đã có thể mua những đồng coins khác trên nền tảng dapps ICX của Peer.

Đồng PMC sẽ được sử dụng cho các giao dịch trong blockchain của Peer, dùng để tiếp cận các tính năng và sản phẩm, góp vốn để xây dựng và bỏ phiếu cho các quyết định quản trị của mạng xã hội.

Peer đã thiết kế blockchain này theo dựa theo trải nghiệm của người dùng, và tham khảo tốc độ truyền dữ liệu của các đối thủ như Avalanche và Solana để tăng sức mạnh cho mạng xã hội Web3 và các ứng dụng của metaverse trong tương lai.

Bài viết liên quan:
Solana Recap W24 | Solana đặt cược lớn vào Web3

Như chúng tôi đã phân tích về Peer, sự xuất hiện của họ vào mùa hè này được đánh dấu bằng một mạng xã hội Web3, nơi mà người dùng sẽ được tự đọc, viết, sở hữu nội dung của mình và các kết nối với bạn bè. Người dùng có thể nhìn được các kết nối trên mạng xã hội của họ.

Không như Facebook, nơi mà dữ liệu người dùng bị bán cho nhà quảng cáo, Peer sẽ tặng thưởng coins cho các nhà sáng tạo nội dung và người dùng nhằm thúc đẩy các nội dung tốt.

Người dùng sẽ không bị giới hạn chỉ chia sẻ nội dung như bài đăng trên bảng tin. Mạng xã hội của Peer sẽ nâng tầm các khía cạnh cơ bản của blockchain như tính bất biến, sự khan hiếm, và tính vô hình.

Một ví dụ thể hiện điều này là nếu có 1 ban nhạc phát hành bài hát mới của họ ở Chicago và biến nó thành một NFT( tài sản không thể thay thế), họ có thể giới hạn nó chỉ có thể nghe được bởi những người đang có mặt tại Chicago. Những NFT này có thể sẽ được sử dụng như một vé mời đến buổi trình diễn bí mật cho các fan trung thành của ban nhạc. Peer gọi đây là “ambient web” – web không gian, nơi mà thông tin kỹ thuật số và thực tại vật lý gặp nhau.

Ngoài ra, anh em có thể tìm hiểu thêm về Peer và quá trình ICX làm việc thông qua website chính thức:

peer.inc

Hoặc cũng có thể theo dõi Peer qua Twitter tại địa chỉ @peerpmc

Thông tin về việc phát hành PMC coins

Peer sẽ mở bán đồng PMC (Peer Metaverse Coin) qua quá trình ICX đối với các nhà đầu tư chính thức tại Mỹ theo Điều lệ 506(c) của Quy định D của Đạo luật Chứng khoán năm 1933, và với các nhà đầu tư có quốc tịch khác theo Quy định S của Đạo luật này. Tổng lượng PMC sẽ được cố định ở mức 2,100,000,000(2.1B) và mục tiêu là bán 10% hoặc 250M trong vài năm tới.

Hiện tại, Peer đang chào bán PMC theo Quy định D và S với sự miễn trừ đăng ký với chính phủ theo đạo luật dành cho tài sản kỹ thuật số được phân loại là chứng khoán( thường được gọi là tokens).

Người dùng khi truy cập vào trang web của Peer phải xác nhận rằng họ là (1) nhà đầu tư chính thức của Mỹ hoặc (2) người không phải công dân Mỹ đang truy cập trang web từ nước khác.

Anh em cũng có thể xem đề nghị từ phía Peer tại đây

Nền tảng ICX là một ứng dụng phi tập trung xây dựng trên blockchain của Peer. Peer dự định sẽ mở nền tảng ICX này cho khác dự án khác có mong muốn gọi vốn theo quá trình ICX cho giai đoạn sau.

Ảnh: ICX cho ứng dụng phi tập trung trên Blockchain của Peer, là hệ thống cho các dự án blockchain để chào bán tokens. Nguồn: Peer

Toàn cảnh về hệ sinh thái của PMC

PMC là đồng tiền chính thống của trên blockchain của Peer và sẽ được sử dụng để thanh toán cho các tính năng trên nền tảng Web3 của Peer – được xây dựng trên blockchain. Mọi phí giao dịch sẽ được trả bằng coin PMC. Hơn nữa, PMC coin sẽ là nhân tố cần thiết trong lộ trình phát triển phần cứng của Peer.

Hệ sinh thái này được thiết kế song song giữa nhà phát triển và người dùng. Nói cách khác, nhà phát triển sẽ lấy PMC từ người dung, đồng thời người dùng sẽ lấy PMC từ nhà phát triển (ví dụ: xảy ra khi nhà phát triển cần dữ liệu từ người dùng).

Ảnh: Giao diện cho giao dịch BTC, USD, và tài sản khác cho PMC – Nguồn: Peer

Một vài sản phẩm sẽ cần nhiều PMC hơn những cái khác, nhưng Peer dự định hạn chế phí các giao dịch ở mức dưới $0.01 (1 cent) giống Solana. Peer đảm bảo lượng PMC được cung cấp mới sẽ giao động ở mức 1-5% mỗi năm.

Peer dự kiến phát hành lượng coins với những allocation như sau:

Công ty cũng dự định sẽ phát hành stable coin( đồng tiền ổn định) có tên Peer USD( $USP) vào tháng 8 năm nay. Người dùng có thể mã hóa USP dựa trên tổng số lượng dollars được bán trong đợt ICX để bảo toàn giá trị ban đầu. Gía trị của nó sẽ được giữ ổn định qua quá trình đốt mã hóa thuật toán cân bằng và sẽ được hỗ trợ bởi cả dòng tiền chung và tiền dự trữ của Peer.

Hướng đi của Peer tới Ambient Web và Metaverse

Ambient Web được định nghĩa là web không gian, nơi mà bảng tin và những cuộc gọi video không bị hạn chế ở màn hình trên điện thoạt/ laptop mà sẽ được tương tác kĩ thuật số với thế giới xung quanh.

Peer đang xây dựng một cấu trúc hoàn toàn mới cho thế hệ máy tính tiếp theo. Để bắt đầu dự án này, Peer sẽ xây dựng giao diện cho người dùng trên mạng xã hội Web3 của họ, nơi mà nhà phát triển cũng như người dùng sẽ được trải nghiệm môi trường phi tập trung.

Môi trường này sẽ cũng cấp nhà xuất bản, trình duyệt, và người xem cho nội dung của Web3. Cách hiển thị sẽ giống như giao diện trên màn hình máy tính, cung cấp môi trường cho nhà phát triển có thể phục vụ người dùng, và người dùng có thể sáng tạo nội dung dựa trên thuộc tính của blockchain.

Peer – Blockchain cho web không gian

Roadmap của Peer – Nguồn: Peer – Unlocking the metaverse.

Không giống như các blockchain layer 1( blockchain ban đầu) khác đang tập trung cải thiện tốc độ giao dịch hoặc phát triển ứng dụng phi tập trung(hay nói cách khác là tính thanh khoản quỹ đầu tư), Peer hướng đến dẫn đầu một thế hệ công nghệ tiếp theo với hệ sinh thái công nghệ đầu cuối, chính là hệ điều hành Web3 cho môi trường web xung quanh.

Peer nhắm tới đưa blockchain đến với công chúng bằng cách phát triển ứng dụng phi tập trung dễ sử dụng với giao diện cho người dùng đẹp mắt.

Sau đó Peer sẽ mở rộng sang các sản phẩm phần cứng có khả năng tương tác với metaverse qua trải nghiệm VR/AR (thực tế ảo/ thực tế tăng cường).

Blockchain cơ sở(Layer 1) của Peer được xây dựng với một tính năng mới: Bằng chứng Cổ phần Đề cử (nPoS) cho phép chuỗi thích ứng, mở rộng tốc độ giao dịch, và bảo mật để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nhà phát triển.

Peer đã phát triển blockchain của họ trong ba năm qua. Peer dự định thiết kế một mô hình hỗn hợp cho phép cơ chế đồng thuận phân tán nhưng tất cả đều ở thiết kế cấp cao và quyết định về phát triển sẽ được quyết định bởi công ty.

Trong quá trình phát triển mô hình lai, họ đã dành ra 2 năm để nghiên cứu và phát triển blockchain phù hợp với mong muốn. Cuối cùng, họ đã có thể phát triển một chuỗi dựa trên Bằng chứng cổ phần đề cử (nPOS) và khởi chạy mạng chính thức của họ vào tháng 3.

Blockchain của Peer được xây dựng cùng với một nhóm chuỗi phụ, liên kết bằng các cầu nối sau đó được lưu trữ vào một bản ghi chuỗi chính (MCR), tạo thành xương sống tham chiếu cho tất cả các hoạt động.

Peer tập trung vào khả năng truyền thông tin cao hơn. Họ thấy 3 cách khác nhau để tăng tốc Giao dịch mỗi giây (TPS) của blockchain khi nhu cầu tăng lên: thêm chuỗi phụ, tăng giao dịch trên mỗi khối hoặc cắt giảm thời gian khối.

Bằng cách tăng tốc TPS của họ qua các phương pháp trên, Peer có khả năng mở rộng chuỗi của mình để phù hợp nhất với trải nghiệm của người dùng và nhu cầu của nhà phát triển.

Peer ưu tiên trải nghiệm của người tiêu dùng hơn tất cả, đó là lý do họ thấy cần phải tự phát triển blockchain ban đầu( Layer 1). Tony Tran đã nhận xét về sự phát triển của chuỗi của mình so với các chuỗi khác trên thị trường.

“Có quá nhiều dự án được thiết kế với những hạn chế được định sẵn, nhưng điều đó không tập trung vào người dùng. Đó là bởi vì họ tập trung vào việc bán tiền ảo và thổi phồng công nghệ bằng một con số — chính là lý do khiến ICO gặp khó khăn.

Nếu blockchain thực sự là tương lai, chúng ta cần thiết kế để có tính linh hoạt và khả năng mở rộng vì nếu công nghệ phát triển theo cách chúng ta đang hình dung, chúng ta sẽ cần hàng trăm triệu giao dịch mỗi giây. Tốc độ sẽ phải tự điều chỉnh được theo thời gian. Chúng ta chưa nên vội vã ngay lúc này.

Tóm lại: Điều mà Peer muốn làm là phát triển một hệ sinh thái Web3 có sản phẩm và dịch vụ, bao gồm cả phần cứng và phần mềm.

Ngoài ra, đặc tính, tầm nhìn, và lộ trình dự án của Peer là khác hoàn toàn với các blockchain ban đầu(Layer 1) hiện có. Chúng tôi muốn kiểm soát chính xác sự tăng trưởng của nó và cách ly nó khỏi sự biến động của thị trường ở giai đoạn hình thành.”

Ngôn ngữ lập trình của Peer: Rust

Đội ngũ Peer đã quyết định không sử dụng Solidity làm ngôn ngữ lập trình của mình và thay vào đó chọn sử dụng Rust.

Nhóm phát triển của Peer tập trung vào lượng truyền tải thông tin và thời gian để đạt được kết quả cuối cùng – chính là những đặc tính Rust được biết đến: sự đơn giản, tính tương đồng và tốc độ. Đây là lý do tại sao Anatoly Yakovenko từ Solana cũng chọn Rust làm ngôn ngữ lập trình của Solana.

Rust có hiệu suất cao trong khi nó vẫn đảm bảo an toàn cho bộ nhớ và cũng hỗ trợ lập trình đồng thời. Rust là một ngôn ngữ tương thích ngược và nhiều người cho rằng nó sẽ được sử dụng nhiều trong tương lai vì sự phổ biến của nó trong các nhóm phát triển hiện nay.

Mặc dù chuỗi vốn không tương thích với các chuỗi EVM(Ethereum Virtual Machine) khác như Ethereum và Avalanche, Peer vẫn chào đón ý tưởng về phát triển công nghệ chuỗi chéo nếu có nhu cầu (tương tự như Neon trên Solana).

Mô hình đồng thuận của Peer

Blockchain của Peer được củng cố bằng cơ chế Bằng chứng cổ phần đề cử (nPoS) – một dạng mở rộng của cơ chế đồng thuận (Proof of Stake/PoS).

Trong nPoS, những người đề cử hỗ trợ người xác thực bằng cách ký quỹ(còn hiểu là đặt cọc coin) như một minh chứng cho sự tin tưởng vào hành vi đúng đắn của người xác thực.

Blockchain của Peer là một trong những dự án dựa trên PoS, nghĩa là phân quyền cho tất cả những người xác thực được chọn – những người sẽ tham gia vào giao thức đồng thuận. Để thể hiện giá trị này, những người đề cử vẫn có thể bảo đảm quyền lợi của họ trong khi phân tán quỹ một cách đồng đều với các người xác thực đã được chọn.

Mục tiêu của nPoS là đảm bảo sự phân cấp và sự đại diện đồng đều thông qua tỷ lệ đại diện hợp lý cũng như bảo mật tốt với hỗ trợ tối đa.

Với tỷ lệ đại diện hợp lý, các vị trí được chỉ định cho người xác thực tỷ lệ thuận với số lượng người đề cử của họ. Do đó, càng nhiều đề cử có nghĩa là càng nhiều coins sẵn sàng cho trình xác thực, dẫn đến khả năng người xác thực được chọn vào nhóm hoạt động càng cao.

Vào cuối mỗi giai đoạn, người xác thực được bầu chọn (một giai đoạn = một giờ). Vì vậy, tập hợp các trình xác thực thay đổi theo từng khoảng thời gian của giai đoạn.

Mô hình ký quỹ và tặng thưởng của Peer

Dự kiến Peer sẽ yêu cầu người xác thực phải ký quý tối thiểu 1000 PMC để bắt đầu. Hiện tại phần thưởng đặt ở mức 200 PMC tokens cho mỗi giai đoạn và tỷ lệ tặng thưởng ở mức 10%.

Các khoản tặng thưởng cho người ký quỹ sẽ được xử lý ngay sau khi một giai đoạn (1 giai đoạn = 1 Giờ) kết thúc. Tổng phần thưởng cho mỗi giai đoạn được tính bằng cách chia tổng nguồn cung cấp tokens cho tổng tokens được ký quỹ bởi những người đề cử trong một giai đoạn.

Mô hình quản trị của Peer

Trong blockchain của Peer, ba nhóm phụ trách quản lý trên chuỗi. Chúng bao người đề cử, hội đồng và ủy ban kỹ thuật.

Nếu chủ sở hữu tokens trong hệ thống đưa ra một ràng buộc (bond), thì họ có thể đề xuất và bỏ phiếu công khai trong cuộc trưng cầu dân ý.

Bất cứ khi nào ai đó đưa ra một đề xuất, điều đó đơn giản có nghĩa là họ đồng ý với nó và sẵn sàng ủng hộ nó với với lượng tokens được ký quỹ ban đầu

Khi thời gian ra mắt kết thúc, đề xuất được bình chọn nhiều nhất trong số các đề xuất được ủng hộ sẽ chuyển sang trưng cầu dân ý. Trong giai đoạn này, mọi người có thể bỏ phiếu tán thành hoặc phản đối đề xuất. Người dùng cũng có được sự linh hoạt để đặt cọc tokens của họ trong một thời gian dài hơn để phiếu của mình tăng giá trị ảnh hưởng.

So sánh Peer (PMC) & Ethereum (ETH)

Ethereum là nền tảng hợp đồng thông minh gốc. Quỹ Ethereum và sự phát triển Ethereum blockchain đã xúc tác cho cuộc cách mạng hợp đồng thông minh.

Ethereum lần đầu tiên được đề xuất vào cuối năm 2013 và sau đó được đưa vào thực tế vào năm 2014 bởi Vitalik Buterin, thời điểm đó là đồng sáng lập của Tạp chí Bitcoin.

Nền tảng Ethereum có hàng nghìn các máy tính chạy độc lập, nghĩa là nó được phân quyền hoàn toàn. Sau khi một chương trình được triển khai trên mạng Ethereum, các máy tính này, còn được gọi là các nodes, sẽ đảm bảo nó thực thi như đã dự định.

Ethereum hiện đang sử dụng mô hình đồng thuận tương tự như Bitcoin được gọi là Proof of Work(Bằng chứng công việc).

Trong một mô hình đồng thuận Bằng chứng công việc, có những người khai thác xác thực các giao dịch bằng cách giải quyết các phương trình toán học.

Nhược điểm của mô hình đồng thuận này là nó phụ thuộc nhiều vào điện, vì bạn sẽ cần card đồ họa cao cấp để xử lý các giao dịch. Đây là một trong nhiều lý do tại sao ETH sẽ chuyển sang Proof of Stake(Bằng chứng cổ phần) trong tháng 9/ 2022.

Được gọi là “The Merge“, Blockchain của Ethereum sẽ trở nên có dễ dàng mở rộng hơn, an toàn, và thân thiện với môi trường. Điều này sẽ được thực hiện bằng cách chuyển từ mô hình đồng thuận Bằng chứng Công việc(Proof of Work) sang Bằng chứng Cổ phần(Proof of Stake).

Trong Proof of Stake, bất kỳ ai cũng có thể xác thực giao dịch miễn là họ chạy trình xác thực hoặc ký quỹ cho trình xác thực bằng cách sử dụng dịch vụ như Lido hoặc Rocket Pool. Liên quan đến khả năng mở rộng, Ethereum chỉ có thể xử lý khoảng 15 giao dịch mỗi giây khi hệ thống xử lí nhiều. Ethereum 2.0 nên có các cơ chế cho phép nó hoạt động đến 100.000 giao dịch mỗi giây và thậm chí có thể nhiều hơn.

Ethereum 2.0 cũng sẽ có khả năng chống lại nhiều hơn 51% các cuộc tấn công do cách thức hoạt động của nó. Nói cách khác, việc tấn công mạng hoặc gây tổn hại sẽ khó hơn nhiều.

Cuối cùng, bằng cách chuyển sang mô hình đồng thuận Proof of Stake, việc sử dụng năng lượng trên toàn cầu của Ethereum sẽ giảm ở mức đáng kinh ngạc: 99,95%. Do chi phí năng lượng cần thiết để chạy chuỗi rất cao, Peer đã bầu chọn để sử dụng mô hình đồng thuận Proof of Stake và tiết kiệm tương đối năng lượng tiêu thụ trên mỗi giao dịch.

Mặc dù Ethereum hiện là vua khi nói đến nền tảng hợp đồng thông minh, blockchain của họ vẫn có những sai sót, đó là lý do tại sao luôn có một thế hệ mới, “Những kẻ giết ETH” đến với thị trường hàng năm.

Hiện tại, Ethereum sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity – một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được xây dựng đặc biệt để phát triển các hợp đồng thông minh.

So sánh Peer (PMC) & Solana (SOL)

Solana được xây dựng bởi công ty phần mềm Solana Labs. Người sáng lập Solana, Anatoly Yakovenko, mô tả Solana như một hệ điều hành bởi vì đó là kiểu kỹ thuật mà anh ấy được sinh ra để làm trong suốt sự nghiệp của mình tại Qualcomm.

Ban đầu, anh ấy đã xây dựng Solana và thiết kế nó với các kỹ sư ở Qualcomm. Họ nghĩ rằng một trường hợp sử dụng thiết yếu là dành cho thông tin tài chính.

Nó cần có sẵn, rẻ để sửa đổi và độ trễ thấp nhất có thể hoặc được được định nghĩa: “Blockchain với tốc độ NASDAQ.” Ngay từ đầu, tầm nhìn của Anatoly là phát triển nền tảng dành cho các nhà phát triển với tiềm năng hầu như không giới hạn, vì vậy tốc độ, khả năng mở rộng và phí thấp đã trở thành trọng tâm chính khi thiết kế giao thức Solana.

Solana hiện là blockchain ban đầu( layer 1) chạy nhanh nhất trên thị trường hiện nay và điều này là do cơ chế đồng thuận Bằng chứng Lịch sử (Proof of History) của nó đánh dấu thời gian giao dịch.

Bằng chứng Lịch sử sử dụng một hàm đệ quy, có thể xác minh chức năng trì hoãn để băm các sự kiện và giao dịch đến. Mọi sự kiện đều có hàm băm và số đếm duy nhất, cùng với cấu trúc dữ liệu này như một hàm của thời gian thực.

Thông tin này cho người dùng biết sự kiện nào phải đến trước sự kiện khác, giống như một dấu thời gian mật mã cho thứ tự có thể xác minh của các sự kiện như một hàm của thời gian.

Mỗi node nhận được một đồng hồ mật mã giúp mạng lưới đồng ý về thời gian và thứ tự của các sự kiện mà không cần phải chờ đợi phản hồi từ các node khác.

Mạng chính của Solana đã hoạt động vào tháng 3 năm 2020 và về mặt kỹ thuật, blockchain của nó vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm, rõ ràng bởi số lần ngừng hoạt động mà chuỗi đã trải qua trong năm qua.

Khoảng thời gian của thời gian gián đoạn ngắn nhất là 75 phút trong khi thời gian ngừng hoạt động lâu nhất kéo dài 18 giờ 12 phút dựa nào sự kiểm tra của Solana. Hiện vẫn chưa rõ khi nào blockchain của Solana sẽ chuyển sang giai đoạn chính.

Peer và Solana có rất nhiều điểm giống nhau. Cả hai đều có TPS cao nhất khi so sánh với các chuỗi EVM(Ethereum Virtual Machine) khác. Cả hai đều sử dụng một ví duy nhất không cần phải thay đổi mạng liên tục.

Cả hai đều được viết bằng Rust và được nhiều nhà phát triển chấp nhận do đây là ngôn ngữ mà hầu hết các nhà phát triển đã sử dụng. Sự khác biệt giữa hai chuỗi là các mô hình đồng thuận của chúng và tính bền bỉ để xử lý các thời điểm lượng truy cập cao.

Sự cố ngừng hoạt động gần đây nhất của Solana, khiến mạng ngừng hoạt động trong 4 giờ 10 phút, là kết quả của việc thiếu các khối mới được sản xuất – điều quan trọng để duy trì blockchain Solana hoạt động.

Không giống như Solana Labs (công ty phát triển duy trì chuỗi Solana), Peer sẽ tạo ra các ứng dụng phần mềm cho blockchain Peer cũng như duy trì chuỗi. Peer nhắm tới học hỏi từ những người đi trước và thay vì khởi chạy một dự án thử nghiệm. Peer mất ba năm qua để hoàn thiện kiến ​​trúc nền của nó để xử lý lượng giao dịch từ người dùng.

So sánh Peer (PMC) & Avalanche (AVAX)

Nguồn: Medium

Avalanche là một nền tảng mã nguồn mở để khởi chạy các ứng dụng phi tập trung và doanh nghiệp triển khai blockchain. Người sáng lập của Avalanche, Emin Gün Sirer, đã phát triển giao thức trong khi còn là giáo sư tại Đại học Cornell.

Sirer và nhóm nghiên cứu của anh ấy đã phát triển một công nghệ blockchain khác cho mảng tài chính, không lâu sau khi xuất bản nghiên cứu vào năm 2013.

Các nguyên tắc cơ bản cho cơ chế đồng thuận của Avalanche đến từ một sách trắng có tên “Snowflake to Avalanche: A Novel Metastable Consensus Protocol Family for Cryptocurrencies” được phát triển bởi một nhóm có tên là Team Rocket vào tháng 5 năm 2018.

Bài cáo đề xuất giao thức đồng thuận “Gia đình Snow” và đã chứng minh rằng nó có thể hoạt động. Nó kết hợp những gì tốt nhất của cả Cổ điển và đồng thuận Nakamoto. Trong khi các giao thức đồng thuận Snow là không cần xin phép, không có hoạt động khai thác hoặc sử dung năng lượng cao với các hệ thống đồng thuận.

Một trong những đột phá kỹ thuật mà Avalanche đã thực hiện là phát triển Mạng ban đầu, xác thực ba blockchain tích hợp của Avalanche:

  • Chuỗi trao đổi: X-Chain – X-Chain là một nền tảng phi tập trung cho phép tạo ra các tài sản mới, trao đổi tài sản và chuyển giao giữa các mạng con, như một phiên bản của Máy ảo Avalanche (AVM).
  • Chuỗi nền tảng: P-Chain – P-Chain là chuỗi siêu dữ liệu trên Avalanche và điều khiển người xác thực, theo dõi các mạng con đang hoạt động và cho phép tạo mạng con.
  • Chuỗi hợp đồng: C-Chain – Chuỗi hợp đồng Avalanche (hoặc Chuỗi C) ứng dụng Máy ảo Ethereum (EVM) (Ethereum Virtual Machine) cho phép các nhà phát triển chuyển qua Ethereum các ứng dụng một cách liền mạch, giống như công cụ quan trọng đã thúc đẩy sự phát triển của DeFi tới nay. (ví dụ: MetaMask và Web3.js)

Tương tự như Ethereum, AVAX có một loạt các vấn đề mặc dù là blockchain ban đầu hàng đầu của chuỗi EVM(Ethereum Virtual Machine). Hiện tại, tốn 2.000 tokens AVAX để trở thành người xác thực trong chuỗi mà hiện tại tương đương ~ $ 33k (33 ngàn đô).

Với Peer, chi phí để trở thành người xác thực hiện được đặt thành 1000 tokens PMC. Trong ICX của Peer, các nhà đầu tư được công nhận ở Hoa Kỳ và những người không phải công dân Hoa Kỳ ở nước khác sẽ có khả năng mua tokens với giá 1 đô la, chi phí ban đầu để thiết lập trình xác thực $ 1k so với $ 33k.

Avalanche sử dụng 3 chuỗi riêng biệt để xử lý giao dịch điều này tốt cho những người hâm mộ tiền điện tử trung thành, nhưng thực tế là người tiêu dùng bình thường không nhớ sự khác biệt giữa chuỗi X, P hoặc C, khi mà họ chỉ muốn lật một file ảnh, chơi một trò chơi, đăng nhập vào ứng dụng xã hội hoặc vay tiền.

Kết luận

Bài viết này là một bài đánh giá chuyên sâu về Peer và PMC tokens từ Coinstack và không phải là một lời đề nghị bán PMC hay một lời mời chào mua PMC. Việc cung cấp PMC sẽ được thực hiện độc quyền bằng cách cung cấp một Bản ghi nhớ (PPM) do Peer Inc. trực tiếp thực hiện. PPM của Peer chứa các thông tin cho người mua tiềm năng, bao gồm cả rủi ro của khoản đầu tư.

Để tìm hiểu thêm về Peer và quá trình ICX, bạn có thể truy cập trang web https://www.peer.inc/. Các nhà đầu tư chính thức tại Mỹ, và công dân các nước khác có thể xem đề nghị chào bán từ 27 tháng 6. Bạn cũng có thể theo dõi Peer qua Twitter @peerpmc.

Đọc thêm:

>> Đăng ký ngay tài khoản giao dịch sàn Bybit để nhận bonus 20$ cho người mới tại đây.

Xuất bản bởi Coinstack

Tham gia thảo luận cùng GTA team và săn kèo Gem, IDO, cập nhật tin tức thị trường nhanh nhất tại:
Channel News: https://t.me/goctienao
Channel Trading: https://t.me/gta_trading_channel

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts