Phân tích mô hình hoạt động của Uniswap V3

0
259 views

Thông tin cơ bản về Uniswap V3

Uniswap hiện đóng vai trò là cơ sở hạ tầng quan trọng cho tài chính phi tập trung, trao quyền cho các nhà phát triển, nhà giao dịch và nhà cung cấp thanh khoản tham gia vào một thị trường tài chính an toàn và mạnh mẽ.

Uniswap V3 được coi là bước cải tiến lớn giúp Uniswap trở thành AMM vượt trội hơn hẳn so với các AMM thế hệ thứ 2. Uniswap V3 là bản cập nhật mới nhất của Uniswap được công bố vừa cuối tháng 3/2021.

Các thay đổi trong Uniswap V3 đều mở ra những tính năng mới trong Uniswap như Tối đa hóa nguồn vốn, giảm rủi ro khi cung cấp LP, đặt lệnh limit order, …. Đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội đầu tư trong tương lai

Uniswap V3 giới thiệu:

  • Tính thanh khoản tập trung, cho phép các LP riêng lẻ kiểm soát chi tiết đối với phạm vi giá mà vốn của họ được phân bổ. Các vị trí riêng lẻ được tổng hợp lại với nhau thành một nhóm duy nhất, tạo thành một đường cong kết hợp để người dùng giao dịch
  • Nhiều mức phí, cho phép các LP được đền bù một cách thích hợp để chấp nhận các mức độ rủi ro khác nhau

Những tính năng này làm cho Uniswap v3 trở thành AMM linh hoạt và hiệu quả nhất từng được thiết kế.

Phân tích mô hình hoạt động của Uniswap V3

Thanh khoản tập trung trong Uniswap V3

Thanh khoản tập trung là tính năng nổi bật nhất trong Uniswap V3, xuất phát từ sự kém hiệu quả trong mô hình AMM x*y=k hiện nay (đây là 1 mô hình khá phổ biến và được áp dụng trong nhiều AMM hàng đầu hiện nay như Uniswap V2, SushiSwap, Bancor, DODO, Pancake, Raydium, Quickswap,…..)

Mô hình AMM x*y=k

Đặc điểm của mô hình AMM này là giúp tạo thanh khoản từ 0 – vô cực, anh em có thể swap ở bất cứ giá nào với bất kì khối lượng nào.

Trong Uniswap V3, LP có thể tập trung vốn của mình trong phạm vi giá tùy chỉnh, cung cấp một lượng lớn hơn khả năng thanh khoản với giá mong muốn Theo đó, đường cong giá sẽ phản ánh sở thích cá nhân của họ. Uniswap V3 cho phép họ tự tạo đường cong cho chính mình, không chỉ 1 đường cong, họ có thể tạo bao nhiêu đường cong tùy thích.

Thay vì bạn phải đem tài sản của mình cung cấp thanh khoản trên đoạn giá từ 0 đến vô cực, giờ đây bạn có thể chỉ cần cung cấp thanh khoản trong một đoạn giá nhất định tùy chọn. Ví dụ như cặp Stablecoin DAI/ USDC chỉ chạy trong khoảng từ 0.95-1.05 ⇒ Vậy nên thanh khoản nằm ngoài vùng đó, nhỏ hơn 0.95 và lớn hơn 1.05 là vô nghĩa.

 Biểu đồ thanh khoản

Người dùng giao dịch dựa trên tính thanh khoản trong Pools sẽ bằng tổng của tất cả các đường cong riêng lẻ, chồng lên nhau mà không tăng chi phí gas cho mỗi nhà cung cấp thanh khoản. Phí giao dịch thu được ở một phạm vi giá nhất định được chia tỷ lệ theo LP tỷ lệ với lượng thanh khoản mà họ đã đóng góp cho phạm vi đó.

Các lợi ích của thanh khoản phi tập trung

 Nhìn chung, điều này có 1 số lợi ích sâu:

  • Đối với User: Thanh khoản sẽ dồi dào hơn ở những đoạn giá hội tụ, vì vậy ít trượt giá hơn. Đặc biệt là với những cặp stablecoin mà điểm hội tụ của chúng là quanh mức 1$.
  • Đối với Liquidity Provider (LP): Tập trung vốn vào một đoạn giá nhất định, nhìn chung thì vốn sẽ được sử dụng tốt hơn, chiếm nhiều  ở 1 đoạn giá hơn so với việc cung cấp thanh khoản dàn trải, từ đó mà kiếm được nhiều fee giao dịch tại đoạn giá đó.

Với sự cải tiến này thì người được hưởng lợi nhất chính là User – vì họ là người sử dụng sau cùng, và có quyền chủ động trong các quyết định của mình đối với sự di chuyển của thị trường. Còn với vài trò là người cung cấp thanh khoản, bạn sẽ cần nhiều thông tin hơn để biết rằng mình cần phải làm gì. Có thể nói, Uniswap V3 sẽ là cuộc đọ trí giữa các LP.

Phát triển chiến lược

Có 2 chiến lược đặt ra cho anh em:

  •  Đa dạng hóa chiến lược cung cấp thanh khoản: Anh em có thể chia thanh khoản làm nhiều phần nhỏ, nếu đa phần người chơi tập trung thanh khoản ở phần giữa, thì anh em có thể chọn những phần ở ngoài rìa chút. Khi giá biến động mạnh, anh em sẽ là 1 trong số ít người cung cấp thanh khoản ở phần rìa, số phí nhận được sẽ tăng gấp bội.
  • Đa dạng hóa danh mục cung cấp thanh khoản: thanh khoản tập trung sẽ cho anh em thêm nhiều tài sản dư để làm việc khác, qua đó anh em có thể chọn cung cấp thanh khoản trên nhiều Pools giảm rủi ro khi làm LP.

Hiệu quả sử dụng vốn

Với việc tính thanh khoản được tập trung, LP có thể cung cấp lượng thanh khoản tương tự như V2 trong phạm vi giá cụ thể với hiệu quả sử dụng vốn lên đến 4000 lần so với Uniswap v2, thu được lợi nhuận cao hơn từ vốn của họ và rủi ro vốn được giảm xuống.

Ví dụ (Nguồn: Uniswap)

Bob và Alice cùng có $1 Triệu USD, và cùng muốn cung cấp thanh khoản cho cặp ETH/DAI trong Uniswap V3. Tỉ lệ lúc này 1ETH = 1,500 DAI.

Alice chọn cung cấp thanh khoản trong tất cả vùng giá, từ 0 – vô cực (tương tự như việc cung cấp thanh khoản trong Uni V2). Vậy nên Alice sẽ chia tài sản làm 2 phần và deposit vào Pool ETH/ DAI: 500,000 DAI + 333.33 ETH (Tổng $1 Triệu USD).

Bob tin rằng giá sẽ chỉ đi sideway trong vùng từ 1000-2250, vậy nên anh ấy cung cấp thanh khoản tập trung ở vùng đó.

Anh ấy deposit 91,751 DAI + 61.17 ETH (tổng là $183,500 USD) và nhờ cung cấp thanh khoản tập trung, dù số tiền anh ấy bỏ ra chưa bằng 1/5 số tiền của Alice, nhưng thanh khoản anh ấy cung cấp trong vùng 1000 – 2250 là tương đương với Alice.

Vậy có thể kết luận rằng nếu giá đi quanh vùng dự đoán của Bob, từ 1,000 – 2,250, cả 2 sẽ thu được cùng 1 lợi nhuận nhưng Bob sử dụng ít chi phí hơn. ⇒ Thanh khoản của Bob xài hiệu quả hơn Alice gấp x8 lần.

Giảm thiểu rủi ro khi cung cấp thanh khoản

 Theo ví dụ trên, trong trường hợp giá ETH giảm mạnh, chẳng hạn như ETH về $0, lúc đó 100% LP token của Alice và Bob là ETH, với giá trị $0.

Alice mất toàn bộ tài sản, nhưng Bob chỉ mất 1/5 số đó.

Range orders

Range orders là tính năng được phát triển từ tính năng thanh khoản tập trung. LP có thể gửi một token duy nhất trong một phạm vi giá tùy chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn giá hiện tại: nếu giá thị trường đi vào phạm vi được chỉ định của họ, họ sẽ bán một tài sản này cho một tài sản khác theo một đường cong trơn tru trong khi kiếm được phí hoán đổi trong quá trình này.

Ví dụ sau đây sẽ giúp anh em hiểu hơn về điều đó.

  •  Giá ETH hiện tại đang là $2,400, và Alex có thể chọn cung cấp thanh khoản 1 ETH trong vùng giá 2,500$ – $2,600.

Việc đặt thanh khoản như vậy cũng giống như việc Alex đang đặt 1 lệnh bán limit 1 ETH ở vùng giá đó.

Nếu giá ETH vượt lên $2,700, điều đó có nghĩa là toàn bộ ETH ở vùng giá $2,500 – $2,600 đều đã được swap sang DAI ⇒ Alex đã thành bán ETH và nhận về DAI.

Giá ETH mà Alex bán là trung bình giá của đoạn cung cấp thanh khoản: (2,500+2,600)/2 = $2,550. Như vậy, Alex cũng sẽ nhận được phí giao dịch vì cung cấp thanh khoản trong khoảng đó.

Như vậy, với việc ETH vượt lên trên mức giá $2,600, Alex đã thành công bán ETH với giá $2,550 và nhận thêm phí giao dịch.

  • Nhưng để hoàn tất quá trình bán, Alex phải rút thanh khoản. Bản chất, Alex vẫn đang là người cung cấp thanh khoản trong vùng giá $2500- $2600

Sau khi bán tài sản của Alex lúc này toàn là DAI, điều đó có nghĩa Alex đang đặt mua ETH ở vùng giá 2500- 2600 DAI.

  • Trong trường hợp giá không vượt lên trên $2,600 mà giá nằm trong vùng từ $2,500 – $2,600, lệnh của Alex sẽ được thực hiện 1 phần, như vậy Alex vẫn sẽ nhận phí giao dịch trong phần đó.

Từ ví dụ trên, anh em có lẽ cũng đã thấy Range Order cho phép đặt các lệnh Limit. Điều đó giúp anh em vừa cung cấp thanh khoản bằng 1 token, vừa nhận được phí giao dịch, vừa cùng lúc thực hiện được một số việc như:

  • Đặt lệnh sell, take profit
  • Đặt lệnh buy the dip.
  • Bán token trên Uniswap, ra mắt token lần đầu đến cộng đồng.

Phí giao dịch

Đa phần sự thay đổi của Uniswap V3 đều mang theo hướng tích cực, giúp Uniswap trở thành 1 protocol đa dạng hơn, phù hợp với nhu cầu người dùng nhiều hơn. Việc Uniswap Treasury bắt đầu thu phí là tín hiệu tích cực đối với các UNI-holder. Duy nhất có 1 điều tiêu cực trong việc thay đổi cơ chế phí, đó là khoản phí giao dịch khá lớn, sẽ không được tái đầu tư. Tuy nhiên, đó là sự đánh đổi do Uniswap lựa chọn,  hãy cùng mình đi tìm hiểu chi tiết hơn về những sự thay đổi đó.

Uniswap V3 có 4 sự thay đổi trong cơ chế phí đó là:

  • Nhiều mức phí giao dịch.
  • Uniswap Treasury đã bắt đầu được hưởng phí.
  • Cách chia phí cho các LP.
  • Cách LP nhận phí giao dịch.

Nhiều mức phí giao dịch

Uniswap V3 có 3 mức phí giao dịch linh hoạt cho anh em lựa chọn để cung cấp thanh khoản, phục vụ cho nhiều loại Pools và nhiều loại tài sản, bao gồm: 0,05%, 0.3%, 1%. Các mức phí phù hợp với nhiều trường hợp cung cấp thanh khoản, ví dụ:

  • Mức phí áp dụng cho các cặp Stablecoin Assets, những cặp giao dịch cần sự ổn định sẽ là 0,05% (bởi mức phí cao sẽ ảnh hưởng đến giá của các cặp này).
  • Mức phí áp dụng cho phần lớn các Pools thông thường như ETH/DAI là 0,3%
  • Mức phí áp dụng cho các cặp giao dịch hiếm, nguồn cung ít mà nhu cầu giao dịch cao là 1%

Uniswap Treasury đã bắt đầu được hưởng phí.

 Uniswap bắt đầu thu phí giao dịch, điều đó đồng nghĩa với việc LP sẽ không được hưởng 100% phí như trước. Bây giờ Uniswap sẽ thu từ 10 – 25% doanh thu của các LP.

Cách chia phí cho các LP.

Các LP không còn cung cấp đều như nhau từ 0 đến vô cực như trước, mà phân chia theo từng đoạn. Giao dịch xảy ra ở giá nào, thì phí giao dịch sẽ được chia theo tỉ lệ cho các LP token cung cấp thanh khoản trong khoảng đó.

Ví dụ, trong cặp ETH/DAI:

  • A cung cấp thanh khoản $1,000 trong khoảng giá 2,000 – 4000 DAI / 1 ETH.
  • B cung cấp thanh khoản $1,000 trong khoảng giá 2,500 – 3.500 DAI/ 1 ETH.
  • C cung cấp thanh khoản $1,000 trong khoảng giá 4,000 – 6,000 DAI/ 1 ETH.

Nếu Alex đến Pool và giao dịch với giá 3000 DAI/ETH, phí giao dịch sẽ được chia như sau:

  • A và B sẽ chia nhau khoản phí, tuy nhiên với cùng 1 số tiền, B chọn tập trung cung cấp thanh khoản cho phạm vi nhỏ hơn A. Vì Số tiền mà B bỏ ra để cung cấp thanh khoản trong phạm vi 3000 DAI/ETH nhiều hơn A nên B sẽ nhận phí cao hơn A, cụ thể là cao hơn gấp đôi.
  • C sẽ không được nhận phí vì không có cung cấp thanh khoản ở mức giá 3000 DAI/ETH.

Cách LP nhận phí giao dịch.

Với Uniswap V3, phí giao dịch không thể chuyển đến LP như Uniswap V2, vì LP token bây giờ là NFT, không phải ERC 20 như trước, mà NFT là token không thể thay đổi, không có tính compound lên. Vì thế, Uniswap đã chuyển phí đến 1 Vault, LP sẽ claim phí tại đó.

Ưu nhược điểm của cách này:

  • Ưu điểm: LP bây giờ có thể claim phí giao dịch của mình bất cứ lúc nào, không cần chờ đến lúc rút thanh khoản
  • Nhược điểm: Phí bây giờ sẽ không được tái đầu tư, giảm mức độ hiệu quả vốn của các LP. Đó là sự đánh đổi của Uniswap, tuy phí không được tái đầu tư, nhưng qua tính năng thanh khoản tập trung, LP cũng đã tăng mức độ hiệu quả vốn của mình lên rất nhiều lần.

Mô hình phí giao dịch

Uniswap V3 capture value cho UNI-token như thế nào?

UNI token có 2 chức năng chính:

  • Governance: chức năng quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong cộng đồng lớn như Uniswap
  • Cung cấp thanh khoản: Anh em có thể mua UNI token để cung cấp thanh khoản.

Có thể thấy trong mô hình hoạt động của Uniswap V3, bên cạnh phần phí giao dịch được chia cho LP, Uniswap đã bắt đầu có doanh thu cho bản thân dự án, từ 10%- 25% phí giao dịch. Phần doanh thu này có thể được Uniswap được sử dụng để: phát triển dự án Uniswap V3, chia lại cho UNI-holder, mua UNI và đốt. Đó là những dự đoán của mình. Và dù kết quả có theo hướng nào thì nó cũng sẽ điều tích cực cho các UNI-holder.

Cho tính đến hiện tại, Uniswap capture value cho UNI token theo 3 cách:

  • Governance: UNI-holder được quyền tham gia quản trị dự án.
  • Tạo ra lợi nhuận gián tiếp: Phí đã được chia lại cho Uniswap Treasury, quỹ sẽ sử dụng số tiền này hợp lí để tối ưu hóa lợi nhuận cho UNI-token.
  • Tạo ra Buy Demand: Thông qua việc cung cấp thanh khoản các cặp UNI trên Uniswap.

Flywheel của Uniswap : Triển vọng của Uniswap V3

Có thể thấy, Uniswap không tập trung phát triển tokenomics của UNI, dự án không tạo thêm nhiều use case cho native token của mình. Bên cạnh đó, Uniswap tập trung phát triển sản phẩm chính là AMM Uniswap .Khi AMM phát triển => TVL volume càng nhiều => Phí giao dịch càng nhiều => UNI sẽ có thể được hưởng phí nhiều và Uniswap cũng sẽ lại có thêm tiền để phát triển

Đó chính là chiến lược mà Uniswap capture value cho UNI-token

Nhận xét về mô hình hoạt động của Uniswap V3

  • Uniswap tiếp tục tập trung phát triển sản phẩm chính của mình là AMM Uniswap V3, lần này dự án phát triển theo hướng “tối ưu hóa nguồn vốn” (Capital Efficiency).
  • Thay đổi nổi bật trong bản cập nhật lần này là cho phép “Thanh khoản tập trung”, giúp mở ra 1 loạt tính năng mới trong Uniswap.
  • Mô hình hoạt động thay đổi làm cho phí giao dịch trong Uniswap cũng thay đổi theo, mang lại nhiều điều tích cực cho UNI- holder, LP và users
  • Các tính năng mới đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng yêu cầu LP token làm nhiều, gây ra một số khó khăn cho các bên liên quan.
  • Rất nhiều dự án đang được xây dựng để giải quyết các vấn đề của Uniswap.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà GTA Research team đã phân tích về mô hình hoạt động của Uniswap V3 và không phải là lời khuyên đầu tư. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có được các thông tin cần thiết và đưa ra được nhận định cá nhân của mình về dự án.