Thời gian vừa qua chắc hẳn các bạn không còn quá xa lạ với dự án Axie Infinity rồi đúng không? Đây cũng là một trong những các dự án hàng đầu làm về game blockchain gây được tiếng vang lớn trên thị trường crypto. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của game blockchain thời gian gần đây.
Như chúng ta cũng biết rằng đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Ngành công nghiệp game thời gian vừa qua cũng vì thế mà thu hút được khá nhiều người dùng ( do những tác động của Covid-19). Ngành công nghiệp game trên blockchain cũng không ngoại lệ, doanh thu của game blockchain đã tăng trưởng rất mạnh trong năm nay.
Dưới đây là các số liệu tăng trưởng của thị trường game:
Thị trường game hiện tại có market cap khoảng 180 tỷ đô la, cao hơn so với thị trường điện ảnh toàn cầu với 100 tỷ đô la và các môn thể thao ở Bắc Mỹ với 73 tỷ đô la.
Các chuyên gia trên thế giới đang ước tính lượng streamer sẽ khoảng 1 tỷ người cho đến năm 2025.
Top 3 các sự kiện thể thao được xem nhiều nhất trong năm 2018 tại Hoa Kỳ không phải là các sự kiện thể thao truyền thống mà chính là Esport ( thể thao điện tử).
Travis Scott đã live trực tiếp tựa game Fortnite vào cuối tháng 4 năm ngoái và đã có được hơn 12,3 triệu lượt xem và Travis Scott thu về được hơn 20 triệu đô la.
Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất ở đây là sự tăng trưởng này đến từ đâu?
Chúng ta có thể hiểu theo một cách đơn giản ở đây là do sự phát triển không ngừng của công nghệ. Công nghệ liên tục phát triển và hầu như đã thay đổi hầu hết các hoạt động của con người hiện nay.
Howard Shultz, cựu CEO của Starbucks đã phổ biến ý tưởng “third physical space (không gian vật lý thứ 3)” với quán cafe của mình. Ông tin rằng con người cần một “third space” để có thể gặp nhau ở ngoài văn phòng hoặc ở nhà.
Ngày nay chúng ta cũng đã thấy được concept này đang khá phổ biến đối với giới trẻ, đặc biệt là thời gian gần đây mới nổi lên một concept có tên là Metaverse. Đây sẽ là mảng giới trẻ sẽ tập trung vào nhiều hơn. Đây là nơi để các bạn có thể giao lưu, gặp gỡ và trải nghiệm nhiều các dịch vụ khác nhau. Nó có thể so sánh với các cộng đồng lớn nhất trên toàn cầu như Facebook.
Lịch sử của Gaming
Trò chơi điện tử đầu tiên được tạo ra vào cuối những năm 50 – từ một trò chơi quần vợt đơn giản tương tự như game Pong. Sau đó, Atari 2600- Một máy chơi game tại nhà được phát hành thành công vào năm 1977. Nintendo bắt đầu phát hành các game giải trí phổ biến như : Donkey Kong, Mario Bros,… vào những năm 80 của thế kỷ trước. Và các trò chơi sau này như The Legend of Zelda được phát hành độc quyền trên Nintendo.
Điều quan trọng cần lưu ý là mô hình kinh doanh đã thay đổi đáng kể trong những năm qua. Người dùng đã từng phải trả 60 đô la cho một trò chơi trên GameStop, và sau đó họ đã phải từ bỏ. Đó là khoản phí trả một lần để có thể chơi thoải mái vào các lần sau. Game ngày xưa hoạt động như cách một bộ phim Hollywood hoạt động. Đa phần doanh thu ( khoảng 90%) đến trong 2 tuần đầu tiên và sau đó giảm dần.
Hiện nay mô hình này đã không còn được hoạt động, và thay vào đó có mô hình freemium. Người dùng hiện này có thể chơi game hoàn toàn miễn phí và được khuyến khích thanh toán các vật phẩm trong game như skill, trang phục, avatar,…Điều này đang rất phổ biến trên các tựa game hàng đầu hiện nay như Roblox, Fortnite và các game hàng đầu khác.
Đây là một mô hình mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho các nhà sản xuất game vì nó giữ cho người dùng luôn sẵn sàng chi trả cho các hoạt động trong game để cạnh tranh với bạn bè, đối thủ của mình. Giờ đây chúng ta biết đến một nền tảng mới có tên là Metaverse, đây là tương lai, một thế hệ mới cho ngành công nghiệp game.
Lý do tại sao Gaming sẽ trở thành tương lai
Tài sản trong game do người dùng sở hữu:
Mảng gaming hiện nay chủ yếu trên các mạng walled-off data. Điều này có nghĩa rằng người dùng sẽ không hoàn toàn sở hữu tài sản trong game của họ ( skins, avatars, abilities,…) mà là nền tảng sở hữu chúng. Axie Infinity đã đi tiên phong cho lĩnh vực này và đã làm thay đổi mô hình game truyền thống. Người dùng sẽ có thể hoàn toàn sở hữu những tài sản của họ theo định dạng NFTs và có thể bán chúng trên các marketplace để thu về lợi nhuận. Dưới đây là doanh thu của người dùng trên Axie Infinity kiếm được:
Doanh thu hàng năm theo thống kê của Token Terminal đã lên đến 2,7 tỷ đô la cho một blockchain game. Điểm quan trọng ở đây là công nghệ blockchain là phương tiện mà thông qua đó người dùng có thể nắm giữ các tài sản của mình. Đây là một điểm vượt trội mà chỉ riêng công nghệ blockchain làm được.
Có game economics riêng:
Công nghệ Blockchain cho phép nền kinh tế trong game được hình thành một cách tự nhiên. Người dùng có thể paid to play. Hiện nay thì Axie Infinity vẫn đang dẫn đầu cho mảng này. Người dùng có thể đầu tư vào Axie NFT hoặc native token của Axie là AXS để có thể bắt đầu chơi. Từ đó người dùng sẽ có thể kiếm được token SLP thông qua việc chơi game, sau đó họ có thể quy đổi token đó thành token của các tài sản crypto khác hoặc quy đổi ra tiền fiat… Người dùng ở Philippines đã kiếm được tiền nhiều hơn so với mức lương hàng tháng của họ thông qua việc chơi Axie Infinity, trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn đây là một khoản lợi nhuận hết sức tuyệt vời. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Nếu các bạn trả phí và chơi một tựa game non-blockchain mà không thu được lợi nhuận và chơi một game blockchain mà các bạn thu được lợi nhuận cao hơn nhiều so với mức lương hàng tháng của mình thì các bạn chọn chơi game như thế nào? Như nhà đầu tư huyền thoại Charlie Munger nói: “Show me the incentives and I’ll show you the outcome.” ( Hãy cho tôi thấy những ưu đãi và tôi sẽ cho bạn thấy kết quả).
Public:
Công nghệ blockchain là public và mọi người hoàn toàn có thể check được các thông tin mà không cần sự cho phép. Điểm tiện lợi là bạn chỉ cần có một thiết bị smartphone có kết nối Internet là các bạn có thể tham gia. Điều này khó có các công ty làm được khi hầu hết các dữ liệu của họ người dùng không thể truy cập một cách tự do. Khi các smartphone ngày càng được cải tiến và các công nghệ mạng mới như 4G và 5G chúng ta có thể trông đợi vào một lượng người dùng rất lớn trong tương lai.
Open protocol:
Các công nghệ blockchain đa phần là các giao thức mở cho nên nó hỗ trợ rất nhiều về chi phí sản xuất. Người dùng hoàn toàn có thể xây dựng game trên các nền tảng hàng đầu như Ethereum, Binance Smart Chain,…. Do đó các nhà phát triển có thể giảm được rất nhiều chi phí phát triển cho sản phẩm của mình.
Decentralization:
Bởi vì blockchain là một nền tảng mở, bất kỳ ai cũng có thể tham gia phát triển game bằng công nghệ blockchain. Chúng ta hoàn toàn có thể mong đợi một tương lai có nhiều các dự án Gaming được xây dựng trên nhiều nền tảng khác nhau như Ethereum, Binance Smart Chain, Cosmos,… Người dùng hoàn toàn có thể chuyển đổi các trò chơi khác nhau mà vẫn sở hữu tài sản của mình. Đây là điều mà các nền tảng game hiện tại chưa làm được. Hơn nữa người dùng hoàn toàn có thể giao dịch những NFT đó để kiếm lợi nhuận.
Gaming đang và sẽ là một tương lai mới bằng việc áp dụng blockchain.