spot_img
24.7 C
New York
Sunday, May 5, 2024
HomeTin tứcSự đặc biệt, lỗ hổng và thành công gần đây của dự...

Sự đặc biệt, lỗ hổng và thành công gần đây của dự án Skyward Finance

Skyward Finance là một trong những nền tảng IDO đầu tiên được triển khai trên mạng lưới của Near Protocol và nhiệm vụ của nó là đưa ra các giải pháp để phân chia token cho các nhà đầu tư một cách tối ưu nhất.

Skyward giúp cho việc huy động vốn trên Near một cách dễ dàng, giúp cho người dùng có thể dễ tiếp cận được với các hình thức huy động vốn hơn và tạo cho người dùng những cơ hội để có thể kiếm được lợi nhuận từ việc này.

Đọc thêm: Skyward là gì? Có nên đầu tư vào Skyward không?

Sự đặc biệt của dự án Skyward Finance

Skyward Finance là nền tảng IDO đầu tiên được xây dựng trên nền tảng NEAR, nó tận dụng các mảnh ghép DeFi hiện có của Hệ sinh thái NEAR Protocol (Ref Finance, Sputnik DAO, NEAR Web Wallet, Token Farm,…).

Khác với các dự án IDO thông thường, IDO của Skyward Finance hoạt động theo cơ chế đấu giá liên tục. Để hiểu rõ hơn, chúng ta đi tìm hiểu 2 cụm từ “đấu giá” và “liên tục”.

Với “đấu giá”, có lẽ chúng đã không còn xa lạ với cơ chế đấu giá truyền thống và cơ chế đấu giá token thông qua sự kiện IEO trên các sàn như Binance, FTX hay Prime ở Huobi.

Hoạt động Đấu giá rất đơn giản, nghĩa là trong một thời gian mở bán cố định, vào cuối phiên đấu giá, người trả giá cao nhất cho sản phẩm sẽ là người được mua sản phẩm đó. Tuy nhiên, nhược điểm của cách bán đấu giá này đó là sản phẩm chỉ có một số lượng người rất ít có thể mua được và điều này không hề phù hợp với tiêu chí phân chia token của các dự án tiền điện tử, bởi token nếu tập trung quá nhiều vào tay cá mập thì rất nguy hiểm cho sự phát triển của dự án.

Để khắc phục điều này, các nền tảng hoặc các sàn Binance, FTX hay Huobi thông thường đặt ra mức đặt giá tối đa cho từng người. Tuy nhiên, Skyward Finance không sử dụng giải pháp này.

Giải pháp của Skyward Finance đó là “Đấu giá liên tục” trong đó cụm từ “liên tục” được họ định nghĩa là: họ sẽ không chỉ có 1 phiên đấu giá như hình thức đấu giá truyền thống, mà sẽ chia thành rất nhiều phiên đấu giá nhỏ, mỗi phiên đấu giá kéo dài 1 giây. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư có thể tham gia đấu giá bao nhiêu phiên tùy thích, và cũng có thể nâng dần mức đặt cược vào sản phẩm của mình dựa theo mức cược của thị trường qua các phiên đấu giá trước đó.

Lỗ hổng của việc Đấu giá liên tục của Skyward Finance

“Đấu giá liên tục” là một cơ chế vô cùng sáng tạo của đội ngũ Skyward Finance. Nó khác biệt với các dự án trước đây và khắc phục được nhược điểm token bị phân chia không đồng đều dẫn tới có thể bị các “cá mập crypto” thao túng dẫn tới bất lợi cho dự án sau này.

Tuy nhiên, về bản chất của cách bán token này vẫn không thoát khỏi một vòng luẩn quẩn đó là là ai trả nhiều tiền hơn thì sẽ mua được token. Chính vì vậy nó không khác là mấy những dự án đưa thẳng liquidity lên một AMM DEX nào đó. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới ROI của dự án sau khi IDO của Skyward Finance hoàn thành và sau đó list sàn.

Thành công gần đây của dự án Skyward Finance

Skyward Finance mở public sale theo cơ chế đấu giá của dự án. Kết thúc đợt mở bán đầu tiên này, dự án Skyward Finance đã đạt được thành công không nhỏ. Đã có Tổng cộng 1.267.167 Token NEAR được khóa giao thức và 249.106,8 Token SKYWARD trong nguồn cung lưu hành. Thêm vào đó, token REF của dự án REF Finance đã được trên Skyward Finance.

Với những thành công này, trên con đường phía trước dự án Skyward Finance sẽ còn thành công hơn nữa.

Đọc thêm: Ref Finance (REF) Là Gì? Dự Án Dex Triển Vọng Trên Near Protocol

GTA Ventures

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts