spot_img
24.7 C
New York
Thursday, April 25, 2024
HomeLayer 0Layer 0 là gì? Cách hoạt động của Layer 0 và khắc...

Layer 0 là gì? Cách hoạt động của Layer 0 và khắc phục hạn chế của Layer 1

Layer 0 là gì?

Các protocol Layer 0 là nền tảng cho tất cả các protocol blockchain khác. Trong khi các dự án Layer 1 cho phép các ứng dụng phi tập trung (dApps) được xây dựng trên blockchain, giống như việc Uniswap và Aave được xây dựng trên Ethereum, thì các dự án Layer 0 cho phép xây dựng toàn bộ trên nền tảng blockchain của chúng.

Ví dụ: Binance Chain (Layer 1) được xây dựng bằng cách sử dụng Cosmos SDK, tại Cosmos SDK, các blockchain có thể tiếp tục build một bộ khung tuỳ chỉnh, hoạt động dễ dàng hơn bởi sự kết hợp với Layer 0 (Cosmos SDK).

Đọc thêm:
Layer 1 là gì? Các giải pháp Layer 1 ở thời điểm hiện tại

Layer 0 không chỉ cho phép các blockchain được xây dựng bên trên chúng mà còn cho phép khả năng tương tác chuỗi chéo (cross-chain) giữa các dự án Layer 1. Điều này có nghĩa là các blockchain khác nhau có thể giao tiếp với nhau thông qua Layer 0, tính năng này hiện không có trên các Layer 1 hiện tại.

Sử dụng các protocol Layer 0, các miners cũng có thể nhanh chóng deploy trên các network với một số node, bao gồm cả Bitcoin và Ethereum. Điều này cung cấp cho các miners một cách tiếp cận độc đáo để giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan về khả năng mở rộng phạm vi kiếm lợi nhuận của họ.

Cách thức Layer 0 hoạt động

Layer 0 bao gồm một loạt các kênh trạng thái xác thực dữ liệu (validate data) dựa trên các chức năng do người dùng xác định, cùng với hardware, severs, và systems, các nodes và bất kỳ thiết bị nào được kết nối với các nodes này cũng là một phần của Layer 0.

Nó hỗ trợ bởi một số thuật toán đồng thuận (consensus algorithms), hệ thống P2P, chẳng hạn như proof-of-work (PoW), proof-of-stake (PoS), proof-of-activity (PoA), proof-of-reputable (PoR), directed acyclic graphs (DAG) và nhiều hơn nữa để tối ưu hoá cấu trúc liên kết giữa các network.

Token gốc (native tokens) đóng vai trò là yếu tố cốt lõi, cung cấp các động lực kinh tế để thúc đẩy người dùng đóng góp và duy trì hệ sinh thái trong HGTP network. Do đó, điều này tương đương với việc thiết lập một môi trường đôi bên cùng có lợi, trong đó tất cả những người tham gia đều nhận được reward như đền những nỗ lực của họ.

Nếu một dự án nào đó muốn xây dựng mở rộng phát triển hệ sinh thái của họ bằng cách sử dụng protocol layer 0, họ sẽ phải stake, hoặc mua token native của nền tảng layer 0 đó. Khi dự án đó đã có được các token navite và hoàn tất thủ tục thành công, họ có thể sử dụng token native của layer 0 đó, để có thể mint các token duy nhất của họ, hoặc tạo businness logics, cấu trúc hoá phần thưởng, xác thực dữ liệu,…

Có thể nói, các layer 0 có các trường hợp sử dụng gần như không giới hạn, chúng có thể được sử dụng cho bất kỳ điều gì mà các developer nghĩ đến, cho dù đó là validate data, mint token, hay xây dựng blockchain…

Những điểm hạn chế của Layer 1 và cách Layer 0 khắc phục

  • Hạn chế về việc mở rộng quy mô (scaling):
    • Các dApps được xây dựng dựa trên các proof-of-work (PoW) Layer 1, phải cạnh tranh cho các tài nguyên của blockchain, và điều này dẫn tới việc gây ra tốc độ xử lý giao dịch chậm hơn.
  • Hạn chế về khả năng sử dụng (usability):
    • Các developers trên các protocol Layer 1 phải thoả hiệp về vấn đề thiết kế và hiệu quả của các dApps của họ. Họ phải làm như vậy vì các dApps bên dưới được tối ưu hoá cho trường hợp sử dụng trung bình hơn là trường hợp sử dụng bởi các developers.
    • Ngoài ra, các developers cũng bị giới hạn trong một số ngôn ngữ lập trình. Việc nâng cấp bởi các Layer 1, thông thường đòi hỏi phải forking network, điều này thường mất nhiều tháng làm việc và các fork này diễn ra có thể sẽ dẫn tới những cuộc tranh cãi đặc biệt, có thể phá vỡ niềm tin của một cộng đồng.
  • Hạn chế về tính chủ quyền (sovereignty):
    • Về cơ bản, các dApps nằm dưới sự quản lý của chính protocol Layer 1 mà chúng được xây dựng (build) trên đó. Điều này có nghĩa là nếu có lỗi trong protocol Layer 1 đó, thì không thể làm gì được cho đến khi protocol Layer 1 đó chấp thuận bản sửa lỗi (fixing). Điều này có nghĩa la các dApps hoàn toàn phụ thuộc vào Layer 1 mà chúng được xây dựng trên đó.

Bằng cách cho phép tạo các blockchains tuỳ chỉnh, Layer 0 cho phép các developers xây dựng các protocol blockchain theo các thông số kỹ thuật chính xác của họ. Các developers có thể quyết định xem liệu blockchain phát triển gồm có staking, governance (quản trị) on-chain hay off-chain, giao tiếp xử lí với các blockchain khác có chặt chẽ hay không.

Họ có thể chọn xem họ muốn bảo mật hơn bằng cách loại bỏ một số phân quyền hoặc khả năng mở rộng hơn bằng cách loại bỏ một số bảo mật và phân quyền. Thông qua khả năng tương tác với cross-chain, các Layer 1 có thể giao tiếp xử lí với nhau, điều này cho phép khả năng giao dịch inter-chain không tin cậy và bảo mật tổng hợp.

Kết luận

Sự khác biệt giữa các layer blockchain chủ yếu liên quan đến khả năng mở rộng và sự tương tác với các dApps. Tuy nhiên, khi tất cả các layer được xem xét việc mở rộng hơn nữa so với ban đầu, chúng sẽ đóng vai trò là các mức cải tiến độc lập, tạo dựng nên sự phát triển nhanh chóng trên hệ thống blockchain.

Qua bài viết này, anh em đã có cái nhìn cơ bản về Layer 0. Việc này rất quan trọng khi anh em nắm được các khái niệm cơ bản, việc hiểu cấu trúc và kiến ​​trúc tổng thể sẽ trở nên dễ dàng hơn trong quá trình đầu tư. Như vậy qua bài viết trên, GTA Team đã giúp anh em hiểu rõ hơn về layer 0. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp anh em hiểu được rõ hơn về layer 0 cũng như vai trò của nó trong blockchain.

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts