Chủ tịch Ngân hàng Thế Giới (WB) cảnh báo về suy thoái kinh tế toàn cầu

0
62 views

Theo nghiên cứu công bố ngày 15/9 của Ngân hàng Thế Giới (WB), sự kết hợp giữa chính sách tăng lãi suất và cắt giảm chi tiêu của các chính phủ có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.

Lạm phát đang hoành hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, từ Mỹ, Anh cho đến Úc. WB cảnh báo các biện pháp của ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế giá cả leo thang đang tiềm ẩn mối nguy hại cho chính người tiêu dùng. “Thế giới đang tiến tới một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2023”, cơ quan viết trong nghiên cứu về rủi ro suy thoái toàn cầu.

Trước hết, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chững lại đáng kể trong năm nay. Đồng thời, thế giới đang trải qua một trong những giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ và tài khóa lớn nhất sau 5 thập kỷ. Hàng loạt chính phủ và ngân hàng trung ương đều đang gồng mình chiến đấu với lạm phát.

Về mặt tiền tệ, các ngân hàng trung ương đang tăng lãi suất và rút thanh khoản khỏi thị trường để giảm giá tiêu dùng. Chẳng hạn, trong năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã tăng lãi suất 4 lần để đối phó với tỷ lệ lạm phát chạm mốc kỷ lục sau hơn 40 năm.

Theo WB, nếu tình trạng gián đoạn nguồn cung và áp lực thị trường lao động không sớm hạ nhiệt, các quan chức dự kiến tiếp tục tăng lãi suất đến năm 2023. Lãi suất trung bình toàn cầu có thể đạt gần 6% để kiểm soát lạm phát lõi.

Các nhà nghiên cứu lập luận những chính sách này là “việc cần thiết để kiềm chế áp lực lạm phát” trong dài hạn. Họ lưu ý các cuộc suy thoái trước đây đã cho thấy nguy cơ của lạm phát tăng cao trong bối cảnh kinh tế suy yếu. Trong cuộc suy thoái 1981-1982, hơn 40 quốc gia đã gặp khủng hoảng nợ, kéo theo kinh tế trì trệ suốt hơn một thập kỷ.

Chính sách lãi suất của Mỹ và châu Âu. Nguồn: WB.

Mặt khác, WB cho rằng xu hướng giảm chi tiêu của nhiều chính phủ sau đại dịch, kết hợp với lãi suất tăng, có thể gây căng thẳng tài chính đáng kể. Tồi tệ hơn, họ có khả năng “kích hoạt một cuộc suy thoái toàn cầu”.

Ayhan Kose, Phó Chủ tịch về Tăng trưởng Công bằng, Tài chính và Thể chế (EFI) của WB, nhấn mạnh chính sách tài khóa và tiền tệ thực sự giúp cải thiện lạm phát. Tuy nhiên, khi hàng loạt quốc gia cùng làm như vậy, phản ứng cộng hưởng sẽ làm suy giảm tăng trưởng toàn cầu.

Ngoài ra, không phải là quốc gia nào cũng bị tác động như nhau. David Malpass, Chủ tịch WB, lo ngại các nước đang phát triển sẽ chịu thiệt hại nặng nề.

“Tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại và sẽ còn chậm hơn nữa khi nhiều quốc gia rơi vào suy thoái. Tôi lo lắng những hậu quả dài hạn sẽ đánh vào người dân ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển”, ông nói.

Đọc thêm:

GócTiềnẢo

Tham gia thảo luận cùng GTA team và săn kèo Gem, IDO, cập nhật tin tức thị trường nhanh nhất tại:
Channel News: https://t.me/goctienao
Channel Trading: https://t.me/gta_trading_channel