Chính phủ và Ngân hàng trung ương Nga xem tài sản tiền điện tử là tiền tệ

0
30 views

Chính phủ và ngân hàng trung ương Nga đã đạt được thỏa thuận xem các tài sản tiền điện tử, như Bitcoin, là một loại tiền tệ. Tin tức này được công bố bởi Kommersant, một tờ nhật báo được phát hành trên toàn quốc được xuất bản ở Nga dành cho chính trị và kinh doanh.

Theo như báo cáo, chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đã đồng ý về một chế độ tương lai cho việc lưu hành tiền điện tử ở Nga. Một dự thảo luật về lưu thông tiền kỹ thuật số sẽ được chuẩn bị trước ngày 18 tháng 2, trong đó, tiền điện tử sẽ được công nhận là một loại tiền tệ tương tự, chứ không phải tài sản tài chính kỹ thuật số.

Việc lưu thông của crypto trong lĩnh vực pháp lý sẽ chỉ có thể được thực hiện khi có đầy đủ giấy tờ và thông qua hệ thống ngân hàng hoặc các tổ chức trung gian được cấp phép, với mức giao dịch quy định tương đương hơn 600.000 rúp ( khoảng 7967.69 USD). Thực hiện giao dịch bên ngoài lĩnh vực pháp lý trên và trốn tránh báo cáo sẽ là một hành vi phạm tội, đồng thời bị phạt khi chấp nhận tiền điện tử làm phương tiện thanh toán.

Song, có thể thấy rằng, Nga không có lập trường rõ ràng liên quan đến tiền điện tử. Chỉ trong tháng 9, Ngân hàng Trung ương đã ra lệnh cho các ngân hàng địa phương chặn các giao dịch tiền điện tử. Vào giữa tháng 1 năm nay, Anatoly Aksakov tại Quốc hội Nga đã bày tỏ sự lo lắng của mình đối với tiền điện tử và khẳng định dân số sở hữu tiền điện tử phải khai báo tài sản kỹ thuật số của họ.

Ngay sau đó, ngân hàng trung ương đã kêu gọi một lệnh cấm tiền điện tử hoàn toàn bằng cách vạch ra những mối đe dọa mà nó mang lại cho sự ổn định tài chính, phúc lợi của công dân và chủ quyền chính sách tiền tệ của nó. Bên cạnh đó, một lệnh cấm khai thác cũng đã được đề xuất.

Tuy nhiên, các chi tiết về “thời kỳ chuyển tiếp” cũng như việc khai thác, đã không được thảo luận bởi khái niệm mới nhất, theo báo cáo của Kommersant.

Xem thêm:

GócTiềnẢo

Tham gia thảo luận cùng GTA team tại:

Facebook | News | Fanpage | Twitter | Game | Trading | Research | Youtube