spot_img
24.7 C
New York
Saturday, April 20, 2024
HomeKiến thứcSo sánh công nghệ của của Polkadot (DOT), Cosmos (ATOM) và Avalanche...

So sánh công nghệ của của Polkadot (DOT), Cosmos (ATOM) và Avalanche (AVAX)

Polkadot, CosmosAvalanche đều đã được tạo ra để giải quyết cùng một vấn đề — tốc độ giao dịch và các vấn đề về khả năng mở rộng đang gây ra cho Ethereum. Tuy nhiên, mỗi blockchain lại có một cách tiếp cận khác nhau để cải thiện Ethereum. Chúng tôi khám phá sự khác biệt cơ bản giữa chúng và giải pháp đặt ra để cải thiện vấn đề.

Multiple-chain Networks sẽ hình thành vào năm 2021

Multiple-chain Networks: Mạng đa chuỗi.

Mở rộng quy mô công nghệ blockchain đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất mà ngành công nghiệp phải đối mặt ngày nay. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp tiền điện tử trong vài năm qua, cả về vốn hóa thị trường và số lượng người dùng, là chưa từng có trong lịch sử của nó và đã đẩy một số vấn đề cốt lõi của blockchain trở nên cấp bách.

Việc mở rộng quy mô là một vấn đề lớn như vậy nhưng không có nghĩa là không có bất kỳ giải pháp khả thi nào cho nó — có rất nhiều giải pháp Lớp 2 (Layer-2) đang được phát triển, tất cả đều sử dụng các công nghệ và ý tưởng khác nhau để tạo ra các mạng hiệu quả hơn.

Một vấn đề lớn là việc triển khai các giải pháp này — việc giới thiệu ngay cả những thay đổi nhỏ nhất đối với một mạng lớn như Ethereum là một quá trình chậm và tẻ nhạt, thường đòi hỏi sự đồng thuận giữa hàng trăm, nếu không phải là hàng nghìn người tham gia mạng. Và trong khi Ethereum 2.0 gần như đã hoàn thành, thì có rất ít niềm tin rằng chỉ riêng những giải pháp này sẽ có thể cung cấp cho thị trường một mạng lưới thực sự phi tập trung và hiệu quả.

Chính sự thiếu niềm tin này đã dẫn đến việc tạo ra các mạng đa chuỗi, tất cả đều nhằm giải quyết vấn đề thiếu khả năng mở rộng của Ethereum. Hiện tại có hàng chục mạng như thế này trên thị trường, nhưng rất ít mạng có được sự đầu tư và sự công nhận mà Polkadot, Cosmos và Avalanche đang có.

Với tất cả các mạng đa chuỗi này hiện đang được phát triển, không thể chọn người chiến thắng rõ ràng hoặc dự đoán mạng nào sẽ trở thành giải pháp mở rộng quy mô phù hợp cho phần lớn thị trường. Tuy nhiên, chúng ta có thể đào sâu hơn một chút và phân tích các nguyên tắc cơ bản đằng sau mỗi dự án để giúp thị trường hiểu rõ hơn về chúng.

Polkadot

Để giải quyết vấn đề thiếu khả năng mở rộng của Ethereum, Polkadot đã áp dụng mô hình sharding với nhiều chuỗi. Điều này chủ yếu là do giao thức đồng thuận của Polkadot không thể mở rộng đến nhiều node trên một chuỗi duy nhất. Tuy nhiên, việc vận hành nhiều chuỗi đòi hỏi nhiều “coordinators” (điều phối viên) để đảm bảo hoạt động trơn tru điều kiện tạo thuận lợi cho các giao dịch.

Polkadot đã giải quyết vấn đề của các coordinators bằng cách thiết lập hai loại chuỗi khác nhau – relay chain (chuỗi chuyển tiếp) và parachains. Relay chain là Primary chain (chuỗi sơ cấp của mạng), nhưng nó chỉ hỗ trợ chuyển DOT, native token (token gốc) của mạng và một số giao dịch hoạt động khác như Slashing. Relay chain không hỗ trợ hợp đồng thông minh, mà các parachains mới là nơi thực hiện hợp đồng thông minh.

Parachains là tất cả các chuỗi khác bắt nguồn từ Polkadot nhưng độc lập về các chức năng mà chúng cung cấp. Mạng giải quyết vấn đề bảo mật bằng các validator trên chuỗi chính để chạy parachain. Sau khi stake đủ để trở thành validator của relay chain, một nhà điều hành node sẽ được đặt ngẫu nhiên để trở thành validator của một trong các parachains — tạo ra một loại hệ thống “chia sẻ bảo mật” (shared security) tương tự như những gì sẽ được sử dụng trong Ethereum 2.0.

Cosmos

Về cơ bản, giống với Polkadot hơn là Ethereum, Cosmos là một mạng lưới các blockchain hỗ trợ phát triển các ứng dụng phi tập trung.

Cũng giống như Polkadot, mạng được chia thành hai loại blockchain khác nhau – hub (trung tâm) và các zones (khu vực). Hub là chain Cosmos chính, nơi chứa tất cả các validators của mạng, trong khi Zones là tất cả các chuỗi khác được thêm vào hub sử dụng khung Cosmos SDK. Tuy nhiên, không giống như Polkadot, nơi các nhà khai thác node cần phải là trình validators trên relay chain mới có quyền xác thực trên bất kỳ parachains nào, validators trên Cosmos là độc lập.

Các Zones có thể tương tác với nhau bằng cách sử dụng giao thức Inter-Blockchain Communication (IBC) của Cosmos, được thiết lập để đi vào hoạt động trong năm nay. Hub không có quyền kiểm soát các Zones, có nghĩa là không có gì đảm bảo rằng bất kỳ Zone nào xuất phát từ nó là an toàn. Mức độ bảo mật được thấy ở bất kỳ Zone nào cũng không bao giờ ảnh hưởng đến an ninh tổng thể của Hub, có nghĩa là người dùng của mạng phải chịu mọi rủi ro khi tương tác với các Zone.

Cách tiếp cận này cho phép Cosmos trở thành một mạng có độ trễ thấp. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng có một số nhược điểm, điều quan trọng nhất là việc trở thành validators là khá tốn kém. Blockchain cũng không hỗ trợ các hợp đồng thông minh và không sử dụng khóa token như một biện pháp bảo mật.

Avalanche

Cũng giống như hai đối thủ của mình, Avalanche là một mạng bao gồm nhiều mạng. Tất cả các mạng trên Avalanche được gọi là Subnets, viết tắt của “subnetworks” (mạng con), nhưng hơi khác về chức năng mà chúng cung cấp. Theo Kevin Sekniqi, người đồng sáng lập Avalanche, mạng chính của blockchain được gọi là Primary subnet là một chuỗi riêng biệt, trông rất giống Ethereum. Nó có hầu hết các chức năng như Ethereum, chẳng hạn như hợp đồng thông minh, giao dịch và là subnet an toàn nhất trên Avalanche. Với 700 validators, nó vượt trội so với các subnets khác về mặt phi tập trung.

Nếu chức năng được cung cấp bởi Primary subnet không đủ, Avalanche cho phép người dùng khởi chạy một subnet khác, giống như Cosmos. Subnet đó có thể có validator của riêng nó giống như Cosmos, nhưng không hoàn toàn giống Cosmos. Nó yêu cầu chúng phải là validator của Primary subnet. Sekniqi giải thích rằng điều này buộc bảo mật phải gộp chung vào Primary subnet, về cơ bản ngăn người dùng khởi chạy các subnet một cách tùy ý.

Tuy nhiên, trao đổi chéo giữa các subnet (cross-subnet) vẫn chưa có trên Avalanche và mạng vẫn chưa nhận thấy sức hút lớn giữa người dùng và nhà phát triển.

Xem thêm: Liệu NFT có trở thành xu hướng tiền điện tử lớn nhất năm 2021?

Sàn giao dịch tiền điện tử: Bạn có thể mua bán tiền điện tử bằng VNĐ tại đây.

Hãy follow kênh bên dưới để nhận được tin tức nhanh nhất từ chúng tôi!!!

Channel News: https://t.me/goctienao

Theo Cryptosolate
Góc Tiền Ảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts