spot_img
24.7 C
New York
Friday, March 29, 2024
HomeTin tứcCuộc tàn sát của thị trường tiền điện tử đẩy Three Arrows...

Cuộc tàn sát của thị trường tiền điện tử đẩy Three Arrows Capital đến nguy cơ “vỡ nợ”

Thời gian qua, sự im lặng đáng sợ của Three Arrows Capital (mình gọi tắt là 3AC) đã dấy lên nhiều nghi ngại trong giới cryptocurrency. Những nghi ngại, những bằng chứng về quỹ 3AC đang có nguy cơ sụp đổ. Và sự sụp đổ của 3AC liệu có kéo theo hiệu ứng dây chuyền, làm nền kinh tế tiền điện tử vốn đã lung lay từ sau vụ LUNA-UST. Anh em cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cần đọc thêm một số bài viết liên quan:

Three Arrows Capital là gì

Three Arrows Capital (3AC) là một quỹ đầu tư dạng hedge fund, được thành lập vào năm 2012 và tập trung vào việc tìm kiếm các khoản lợi nhuận cao với ít rủi ro, được thành lập bởi Su ZhuKyle Davies.

Khởi đầu, đây không phải là một quỹ đầu tư vào crypto mà là một quỹ đầu cơ các tài sản như tiền tệ nước ngoài (dạng forex), tìm các cơ hội để buôn bán chênh lệch trong thị trường forex, cũng như tìm kiếm cơ hội trên thị trường phái sinh.

Chiến lược đầu tư của Three Arrows Capital là nhắm vào các thị trường tài sản mới nổi, đặc biệt là các thị trường tài sản xuyên biên giới. 

Trong một buổi phỏng vấn, Kyle Davies nói rằng anh rất tin vào tiềm năng của các thị trường tài chính xuyên biên giới với sự xuất hiện của các lớp tài sản mới, nhiều loại tài sản khác nhau, có khả năng tiếp cận bởi nhiều người hơn. Anh tin rằng, Three Arrows Capital có thể kiếm lợi nhuận từ sự dễ tiếp cận của các loại tài sản này, bởi các tài sản này sẽ nhanh chóng tăng trưởng vượt lên các loại tài sản khác.

Khoảng năm 2013, họ bắt đầu để ý tới thị trường crypto và trở thành một quỹ đầu cơ trong thị trường để tìm kiếm các cơ hội giao dịch chênh lệch giá. Dần dần, họ không chỉ arbitrage nữa mà cũng tham gia đầu tư dài hạn và đầu tư sớm vào các dự án trong thị trường.

Tổng quan về Portfolio của Quỹ 3AC

Anh em có thể xem qua portfolio của quỹ 3AC qua hình ảnh bên trên nhé. Và có thể thấy rằng, 3AC hiện đang đầu tư khá nhiều vào các dự án Layer-1. Nổi bật trong đó là các dự án như:

  • Avalanche: Vào tháng 6/2021, 3AC và Polychain dẫn đầu vòng đầu tư trị giá 230 triệu đô vào hệ sinh thái Avalanche, để thúc đẩy sự phát triển DeFi trên hệ sinh thái này. Họ không phải là những nhà đầu tư quá sớm vào nền tảng này.
  • Solana: Một blockchain phi tập trung được xây dựng để cho phép các ứng dụng thân thiện với người dùng có thể mở rộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chưa tìm thấy thông tin về 3AC đã đầu tư vào Solana.
  • Polkadot: Một nền tảng multi-chain framework, tương tự như Cosmos được thiết kế để tạo điều kiện cho khả năng tương tác và khả năng mở rộng của các blockchain. Mình cũng chưa tìm được thông tin về 3AC đầu tư vào Polkadot.
  • StarkWare: 3AC đầu tư vào dự án từ Series B, và tham gia cả Series C. Đây là một dự án Layer 2 sử dụng giải phải ZK-rollups, đã hoàn thành gọi vốn 50 triệu đô ở định giá 2 tỉ đô. Thương vụ Series C này được dẫn đầu bởi Sequoia Capital, được tham gia bởi nhiều quỹ bao gồm 3AC vào giữa tháng 11/2021.
  • Axie Infinity: Three Arrows Capital đã đầu tư vào Axie Infinity với mức chiết khấu 20% so với giá thị trường trong một vòng gọi vốn của dự án cùng nhiều quỹ khác. Ở vòng gọi vốn này, Axie chỉ gọi được 860,000 đô ở mức giá AXS là 0.08. Su Zhu cũng thú nhận rằng, đây là thương vụ đầu tư “hên xui” của 3AC, bởi đa số các nhà đầu tư không đặt kỳ vọng lợi nhuận gì mà đầu tư một số tiền nhỏ để hỗ trợ dự án.
  • Nyan Heroes: Tiếp nối sự thành công của Axie, đây là dự án số hai trong mảng gaming được 3AC công bố. Thương vụ mới chỉ diễn ra gần đây.
  • Avocado Guild: Một guild game trên Solana, vừa gọi vốn thành công 18 triệu đô ở định giá 200 triệu đô, vào cuối tháng 11/2021. Dự án hiện mới hoạt động được vỏn vẹn 6 tháng.
  • Solice: Một dự án Metaverse trên Solana đã gọi vốn 4.36 triệu đô vào cuối tháng 11/2021 cho seed round của họ. Các quỹ tham gia bao gồm 3AC, Animoca Brands, và DeFiance Capital.

Đánh giá và nhận xét Portfolio của 3AC

Nhìn vào toàn bộ các dự án mà Three Arrows Capital (3AC) đã và đang đầu tư thì có thể thấy rằng, họ hiện đầu tư khá nhiều vào các dự án nằm trên nền tảng Ethereum. Trong hơn 20 dự án mà họ đầu tư thì có tới 17 dự án hiện đang nằm trên Ethereum.

Layer 1, AMM DEX và Derivatives là 3 lĩnh vực họ có nhiều thương vụ đáng chú ý nhất, trong đó đặc biệt mảng Derivatives họ đầu tư vào rất nhiều player dẫn đầu.

Các dự án Layer-1 mà 3AC hiện đang đầu tư có rất nhiều cái tên nổi bật. Nếu 3AC đầu tư thật sự vào các dự án đó thì có thể thấy đây là những Layer-1 thực sự chất lượng trong thị trường.

3AC không đầu tư thành công vào các dự án Game. Mà chủ yếu họ đầu tư vào các dự án về AMM DEX. Họ đều đầu tư vào các DEX trên Ethereum, ngoài ra còn đầu tư vào các dự án DEX trên các chain khác như Solana, Avalanche…

Quỹ Three Arrows Capital huy động vốn từ đâu

3AC sẽ vay vốn từ một số tổ chức CeFi lớn, sau đó đầu tư vào thị trường Crypto. Nói một cách đơn giản đó là đặt cược với số tiền đã vay. ( Dạng được ăn cả, ngã về 0 ). 

Mô hình này chỉ đúng khi vào thị trường tăng giá, còn trong thị trường giá giảm nếu ko có đủ số tiền để gồng thì sẽ bị thanh lý các khoản vay đó.

Các lý do mà 3AC sụp đổ

Trước khi tìm hiểu các nguyên nhân & lý do khiến 3AC sụp đổ, mình điểm lại một số nội dung chính đã góp phần đẩy 3AC đến giai đoạn sụp đổ, cũng như việc khiến toàn bộ thị trường tiền điện tử chao đảo

  • Những tin đồn về việc 3AC vỡ nợ bắt đầu rộ lên sau khi 3AC di chuyển tài sản sang các quỹ deposit trên các nền tảng tài chính phi tập trung (AAVE,…) để giảm rủi ro bị thanh lý.
  • Co-founder 3AC – Kyle Davies nói với WSJ, họ sẽ giải quyết vấn đề và tìm ra một giải pháp công bằng cho tất cả “các thành viên” của 3AC.
  • Davies thừa nhận rằng 3AC đã bị thiệt hại nặng nề từ sự sụp đổ của LUNA, trước đó quỹ này đầu tư hơn 200 triệu đô vào token LUNA vào hồi tháng hai.
  • 3AC nợ ít nhất 6 triệu đô la đối với sàn giao dịch BitMEX.
  • Thị trường tiền điên tử giảm mạnh, các khoản lỗ quá cao so với lợi nhuận và các tài sản được định giá cao trước đó cũng kém thanh khoản.
  • Sự việc vỡ lẽ cơ bản như trên khiến 3AC đã bước thêm một bước tới gần hơn bờ vực sụp đổ của họ.

Tiếp theo, mình và anh em sẽ cùng tiếp tục đi tìm hiểu sâu hơn về các nguyên nhân & lý do khiến 3AC sụp đổ tại phần bên dưới nhé.

Vay mượn quá mức, không biết điểm dừng

3AC đã vay mượn quá nhiều để đầu tư vào các dự án. Chưa kể là việc họ đã sử dụng đòn bẩy quá mức đã khiến họ không có khả năng thêm thanh khoản dẫn đến việc bị thanh lý tài sản.

Đầu tư vào token dự án nhưng đang bị lock

Đầu tiên là việc quỹ Three Arrows Capital đã đầu tư rất nhiều vào các dự án trong thị trường Crypto ở các vòng sớm nhất như Seed Round, Serries A, B … Dẫn đến khi thị trường biến động mạnh, thiếu thanh khoản trầm trọng, không thể thanh lý các tài sản này. Vì các token đang bị lock này không thể được thêm vào các vị thế để gia tăng giá trị thế chấp nhằm giảm mức giá thanh lý xuống. 

Thua lỗ từ LUNA – UST

Tối 17/06, báo Wall Street Journal đưa tin rằng quỹ đầu tư tiền mã hóa Three Arrows Capital (3AC) đã bị thiệt hại nặng bởi sự sụp đổ của LUNA-UST vào tháng 5, dẫn đến tình hình hiện tại khi thị trường tiếp tục chuyển xấu.

Thông tin này được xác nhận bởi Kyle Davies, đồng sáng lập của quỹ cùng với CEO Zhu Su.

Davies tiết lộ tổng tài sản do 3AC quản lý tính đến tháng 04/2022 là khoảng 3 tỷ USD. Quỹ cũng đầu tư 200 triệu USD vào đồng LUNA qua vòng gọi vốn 1 tỷ USD xây dựng Luna Foundation Guard, song số tiền này đã trở về bằng 0 khi giá LUNA đổ sập. Three Arrows Capital còn tham gia đợt bán 1,5 tỷ USD Bitcoin cho Luna Foundation Guard chỉ ít ngày trước khi LUNA-UST khủng hoảng. Những biến động tiêu cực của thị trường crypto trong quãng thời gian kế tiếp càng khiến danh mục đầu tư của quỹ bị bào mòn.

Điều đáng nói là CEO Zhu Su đã nhiều lần quảng bá và ca ngợi về mô hình LUNA-UST trên trang Twitter cá nhân, kết cục là phải đăng bài xin lỗi cộng đồng về những phát ngôn của mình sau khi dự án sập. Ông Zhu Su cũng nhận sai cho dự đoán giá Bitcoin tăng lên mức 2,5 triệu đô của mình.

Về hướng giải quyết trước mắt, ông Davies tuyên bố với Wall Street Journal rằng đã thuê các luật sư tư vấn pháp lý và tài chính phục vụ kế hoạch bán tháo tài sản hoặc được mua lại bởi một công ty khác.

Phương án được ai đó mua lại và “giải cứu” thì không được đánh giá cao, bởi ít tổ chức nào sẵn lòng “gánh nợ” cho 3AC số tiền mà được cho là có thể lên đến “9 chữ số”.

stETH mất peg

Một trong những nguyên nhân chính của việc thị trường tiền điện tử sập thời gian qua và Ethereum (ETH) xuất phát từ việc đồng stETH bị trượt giá so với ETH từ ngày 10 tháng 6.

Lý do của biến động trên xuất phát từ việc quỹ Three Arrows Capital (3AC) tiến hành xả kho stETH và swap lấy ETH. Theo dữ liệu trên chuỗi từ Etherscan hiển thị địa chỉ ví, được gắn nhãn là 3AC trong một tweet từ PeckShield, bán hơn 56.000 stETH sang Ether (ETH). Cụ thể một giao dịch bao gồm 17.780 stETH swap lấy 16.625 ETH, được chuyển đổi thành stablecoin dai (DAI) với giá 20 triệu USD.

Kế tiếp, một đợt xả khác liên quan đến 38,900 stETH đã chuyển sang 36,718,64 ETH. Giao dịch này đã xảy ra từ một ví khác có nhãn là 3AC. Ví được đề cập vẫn giữ hơn 19.600 stETH trị giá hơn 21,8 triệu USD tính đến thời điểm viết bài.

3AC đầu tư lên đến hơn 660 triệu USD giá trị ETH token và để gia tăng lợi nhuận như bao quỹ khác (ví dụ: Alameda Research) ⇒ 3AC deposit vào Lido nhằm nhận lãi và lấy stETH.

Sau đó để tận dụng tính thanh khoản của stETH, 3AC đã thế chấp vào Aave để vay ra ETH và chuyển ETH lên Lido để lấy stETH ⇒ tạo ra vòng lặp nhằm tối ưu lợi nhuận. 

Tuy nhiên, thị trường đã không ủng hộ kế hoạch này của 3AC và nó đã khiến stETH mất peg nghiêm trọng. Lo ngại vấn đề này, 3AC cũng dump hơn 88k stETH để bảo vệ tài sản của mình và kéo theo sự mất peg càng nghiêm trọng hơn. 

Khoản vị thế vay ETH trên Aave của 3AC có thể đã bị thanh lý. Điều này sẽ khiến Aave buộc phải bán stETH ⇒ dẫn đến mất peg khi so với ETH ⇒ Aave càng bán càng lỗ vì chênh lệch giá cao. 

Phản ứng của các bên liên quan

Drama giữa 8Block Capital và 3AC

Vào tháng 11/2020, 8Blocks Capital thỏa thuận với 3AC trong việc trả phí sử dụng account trading của 3AC vì muốn tránh mất quá nhiều phí giao dịch do con số giao dịch lên đến hàng tỉ đô la.

Trong thỏa thuận có nêu rõ rằng 8BC có thể withdraw tiền ra bất cứ lúc nào và 100% lợi nhuận hoặc khoản lỗ sẽ do 8BC hoàn toàn chịu trách nhiệm. Cùng với đó là họ sẽ không bao giờ được quyền đụng đến funds của chúng tôi (điều này đồng thời làm tăng rủi ro trong việc quản lý khoản quỹ tức thời, nghĩa là tài khoản thì 3AC giữ nên nếu có một biến động nào bất thường cũng không được ứng biến).

Mối quan hệ này đã diễn ra trong vòng 1 năm rưỡi, và 8BC đã biết họ từ 2018 nhưng không ngờ được việc 3AC quá thiếu chuyên nghiệp trong việc quản lý rủi ro cơ bản.

Vào ngày 12 tháng 6 vừa rồi, với sự sụt giảm rất mạnh của thị trường, 8BC mong muốn được rút tiền khỏi Ops team cho việc quản lý rủi ro đối với các khoản đầu tư trước đó của 8BC, và đã được chấp nhận ngay lập tức.

Vào ngày 13 tháng 6, với sự sụt giảm còn mạnh hơn, thì 8BC cần một lượng tiền lớn hơn thế nhưng đã không được phản hồi, và 8BCcũng không quá quan tâm (và nghĩ có thể do 3AC bận) vì lúc đó thị trường đã bắt đầu ổn định trở lại.

Và trong 24 giờ qua, một sự cố bất ngờ xảy ra khi 1 triệu đô trong quỹ của 8BC do 3AC nắm giữ đã bất ngờ bị thất thoát. Và 8BC đã liên hệ đến cho Co-Founder của 3AC là Kyle L. Davies, nhưng không thấy phản hồi tuy đang trực tuyến.

Sau khi nhận được các tin đồn không tốt về việc mất khả năng thanh toán của 3AC, 8BC quyết định phải công bố sự việc này để tất cả các nhà đầu tư khác chú ý đến, và được rất nhiều người có mối quan hệ với 3AC tìm hiểu.

Những gì tìm hiểu được là 3AC đang bị margin called do giao dịch ký quỹ ở vị thế mua trên rất nhiều sàn giao dịch, điều này dẫn đến việc vị thế của họ đang có nguy cơ bị thanh lý hoàn toàn.

Tuy nhiên, 3AC vẫn có còn rất nhiều tài sản trên các nền tảng khác nhau, và 8BC mong muốn các nền tảng này đóng băng số tiền của 3AC để phục vụ cho việc trả tiền lại cho các nhà đầu tư nếu có vấn đề xấu diễn ra.

8BC cho rằng 1 triệu đô của họ đã bị sử dụng cho mục đích riêng của 3AC.

Chi tiết drama anh em có thể đọc tại đây.

Finblox

Nền tảng staking Finblox cũng đã thông báo ngừng nạp rút và giới hạn mức này xuống 1,500 USD một tháng do có liên quan đến quỹ 3AC. Họ có hành động như trên vì lo ngại liên quan đến một trong những đối tác của Finblox là 3AC – quỹ đang bị cáo buộc không đủ khả năng trả nợ với giá trị lên đến hơn 400 triệu USD. 

Các nhà đầu tư khác

3AC đã có buổi thuyết trình cho các nhà đầu tư nhằm rót vốn vào kế hoạch đầu cơ chênh lệch giá giữa GBTC và BTC thuộc dịch vụ của Grayscale. 3AC sẽ lock tài sản của người dùng trong 1 năm trong quỹ và sẽ tiến hành gửi giấy ký gửi tài sản.

3AC chính thức sụp đổ

Xét về lượng tài sản đang nắm giữ của 3AC rơi vào khoảng 18 tỷ USD (theo The Block) và 1 đến 1.5 tỷ USD tài sản nợ thực.

Sau một loạt các tin tức xấu đặc biệt là vụ Terra và stETH, tâm lý cộng đồng đang rơi vào trạng thái hoảng loạn. Sự kiện quỹ “3AC chính thức sụp đổ” đã khiến cho toàn bộ thị trường giảm sâu.

Thêm một yếu tố cực kỳ quan trọng khác là các lệnh thanh lý của các bên cho vay (lenders) của 3AC sẽ khiến thị trường giảm với biên độ lớn. 

3AC là một trong 5 quỹ đầu tư “lớn nhất” thị trường crypto, nên lượng tiền mà họ vay mượn từ các quỹ, các công ty tài chính là rất lớn.

Sự kiện 3AC vỡ nợ ảnh hưởng đến các nền tảng lending, anh em có thể hiểu đơn giản như sau:

“Nếu bạn vay $100k USD và bạn không thể trả, thì bạn sẽ gặp rắc rối

Nếu bạn vay $100 triệu USD và bạn không thể trả, thì chủ nợ sẽ gặp rắc rối”.

Vì 3AC là quỹ rất thích vay mượn sử dụng đòn bẩy, hiểu đơn giản là nếu 3AC muốn mua 10 tỷ USD BTC với đòn bẩy 5x, họ có thể vay 8 tỷ USD BTC từ các lenders và sử dụng 2 tỷ USD của mình. Khi 3AC mở vị thế long: 

  • Nếu giá BTC tăng 10% ⇒ 3AC có thêm 2 tỷ USD.
  • Nếu giá BTC giảm 10% thì vị thế 3AC bị 3AC mất 2 tỷ đô ⇒ Còn 8 tỷ.

Nếu 3AC lỗ vượt khoản tiền họ deposit vào ban đầu (trừ khoản vay) tức là mức lỗ trên 10% ⇒ Lúc này những bên cho 3AC vay sẽ chịu áp lực. 3AC chắc chắn sẽ mất 2 tỷ và họ cần phải trả nợ khoản còn lại. Điều này sẽ được các bên cho vay theo dõi rất kĩ và sẽ yêu cầu bên đi vay (3AC) bơm thêm tài sản như một phần bảo chứng thêm vì dụ trù khi giá BTC giảm mạnh. 

Ví dụ:

  • Nếu giá BTC giảm mạnh quá mức ban đầu 3AC deposit vào thì lenders sẽ yêu cầu 3AC trả một phần khoản nợ để đảm bảo an toàn cho bên cho vay không mất tiền.
  • Nếu giá BTC giảm quá mạnh và vượt mức nhất định ⇒ 3AC sẽ bị margin call, nghĩa là bên lenders sẽ gọi và yêu cầu gia tăng thêm tài sản thế chấp/trả nợ một phần để bảo đảm an toàn cho bên cho vay. 
Các bên đã cho 3AC vay

3AC có những lựa chọn như sau:

  • Nếu họ đồng ý trả nợ : tình hình thị trường sẽ tạm ổn định => 3AC sẽ gỡ bỏ phần nào áp lực.
  • Nếu họ không đồng ý trả nợ ⇒ Lenders sẽ lấy lượng BTC của 3AC deposit vào ban đầu để bán ra ⇒ Yếu tố gây sập thị trường nếu lượng BTC của bên đi vay lớn ⇒ Trả lại 3AC phần còn lại nếu dư (thường sẽ có quy tắc cho vay là tỉ lệ LTV- Loan to Value không được lớn hơn 70-85% tuỳ lenders). 
  • Nếu 3AC không đồng ý trả nợ và bên lenders có thoả thuận, trao gửi niềm tin cho nhau ⇒ Cho phép 3AC duy trì thêm một thời gian. 

Lời kết

Về sự việc của 3AC có thể sẽ chưa kết thúc ngay khi mà quỹ này sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về pháp lý.

Đây là điều đáng tiếc, nhưng việc thiết lập thị trường là điều cần thiết để đảm bảo tính bền vững lâu dài của Crypto, qua thời điểm này, chúng ta sẽ biết công ty / project nào là trụ cột của thị trường.

Các sự kiện cũng sẽ dẫn đến chính phủ ra luật, nhìn góc cạnh lạc quan hơn, nó cũng góp phần tăng tốc để thị trường có khuôn khổ pháp lý tốt hơn.

Trong thị trường giảm giá, bong bóng vay mượn xếp chồng lên nhau “đã liên tiếp nổ”. Tuy nhiên, sự kiện này xảy đến dù không mong muốn nhưng là sự thanh lọc cần thiết để khiến cho thị trường crypto trở nên trong sạch và hứa hẹn tiến tới một thị trường bền vững hơn. 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts