spot_img
24.7 C
New York
Thursday, April 25, 2024
HomeTin tứcNhững sự kiện nổi bật tạo dấu ấn đưa Ethereum trở thành...

Những sự kiện nổi bật tạo dấu ấn đưa Ethereum trở thành Hoàng Hậu

Hầu hết những dự án blockchain nào cũng đều phải trải qua những giai đoạn từ sơ khai ban đầu và gắn liền với chúng là những cột mốc tạo dấu ấn đối với những người quan tâm nó.

Từ trước tới nay, Bitcoin được biết đến như một “Ngôi Vua” trong thị trường tiền điện tử, đứng sau đó có rất nhiều những dự án nền tảng khác, nhưng nổi bật nhất chính là Ethereum, một token lớn thứ hai trên thị trường tiền điện tử, cũng như một con hậu trong thị trường tiền điện tử.

Tính đến năm 2022, lịch sử hình thành và phát triển của Ethereum đã lên tới gần 10 năm. Trong bài viết này, mình và anh em sẽ cùng điểm lại những cột mốc quan trọng về sự hình thành và phát triển mang tính “vượt trội” của Ethereum nhé!

Tìm hiểu thêm:
Ethereum là gì? Tổng quan về Ethereum 2022

Ethereum (ETH) là gì?

Ethereum là một nền tảng điện toán phi tập trung (DeFi), được ứng dụng với công nghệ blockchain.

Mã nguồn của nó là mã nguồn mở. Ra đời nhằm mục đích cho phép các nhà phát triển triển khai các ứng dụng phi tập trung (dApps), hợp đồng thông minh (Smart Contract), và các tổ chức tự trị phi tập trung (decentralized autonomous organizations).

Có thể nói rằng Ethereum là một nền tảng cốt lõi thông qua đó các nhà phát triển có thể tạo nên một hệ sinh thái kinh tế phi tập trung.

Đồng tiền cơ bản của hệ sinh thái này chính là đồng Ether (ETH).

Ethereum (ETH) hiện được giao dịch trên những sàn lớn uy tín gồm: Huobi, Binance, Kucoin, MEXC, Bybit,…

Lịch sử ra đời của Ethereum

Lần đầu tiên, hạt giống cho ý tưởng tạo ra Ethereum được đề xuất bởi Vitalik Buterin vào tháng 10 năm 2013 như là một giải pháp cải tiến cho dự án Mastercoin (nay là OmniLayer). Bản đề xuất này hết sức ấn tượng nhưng nó không được Mastercoin ứng dụng.

Mặc dù vậy Vitalik Buterin vẫn tiếp tục nghiên cứu và nhận thấy rằng có thể khái quát hóa hoàn toàn các Smart Contract.

Vào tháng 11/2013, lần đầu tiên Vitalik chia sẻ bản whitepaper của Ethereum. Whitepaper chính là tài liệu giới thiệu rõ cho cộng đồng biết Ethereum là gì.

Những sự kiện nổi bật nhất của Ethereum

Whitepaper & Ethereum Frontier Network được ra mắt (2013 – 2015)

Sau nhiều ngày tháng lên kế hoạch và chuẩn bị, nền tảng Ethereum cuối cùng đã ra mắt chính thức vào ngày 30/07/2015 với việc đầu tiên, đội ngũ của Ethereum phát hành Ethereum Genesis và đánh dấu sự hình thành chính thức của blockchain Ethereum với khối (block) đầu tiên của Ethereum đã được khai thác với con số 5 ETH.

Nền tảng Ethereum, cũng như Ethereum Frontier Network được ra mắt ban đầu, được coi là sản phẩm trí tuệ của Vitalik Buterin, một lập trình viên người Canada gốc Nga, đồng thời cũng là co-founder của Bitcoin Magazine vào năm 2011 – một trang báo nổi tiếng, cập nhật các tin tức về tiền điện tử hiện nay.

Vitalik Buterin lần đầu tiên trình bày chi tiết các khái niệm đằng sau Ethereum trong whitepaper được phát hành vào năm 2013, Ethereum chính thức được giới thiệu tại hội nghị Bitcoin năm 2014, và cũng đồng thời Vitalik trình bày các khái niệm đằng sau Ethereum tại diễn đàn Bitcoin Talk.

Nền tảng này đã trải qua quá trình thử nghiệm và phát triển rộng rãi trong suốt giai đoạn 2014 đến 2015 với tên thử nghiệm ban đầu là “Olympic”. Đội ngũ phát triển của Ethereum thậm chí còn sử dụng Bitcoin để trả tiền thưởng lỗi (bounty), nhằm đánh bóng tên tuổi và sửa chữa những lỗi được phát hiện bởi các developer khác.

Mặc dù trạng thái chính thức của Ethereum lúc đó là bản Beta, nhưng bản chất mạnh mẽ của bản phát hành này tên là “Frontier” và cách tiếp cận mở để phát triển, có nghĩa là các nhà phát triển (developer) cảm thấy thoải mái khi sử dụng nền tảng này.

Vinay Gupta, một co-ordinator của Ethereum vào năm 2015, đã quảng bá mô hình của Ethereum và chi tiết cách hoạt động của “Frontier”, sự thành công của Vinay Gupta đã dẫn tới một số lượng lớn các miner nhanh chóng tham gia vào nền tảng này và các developer cũng nhanh chóng bắt đầu phát triển các Dapps và các công cụ DeFi cho hệ sinh thái Ethereum.

Ethereum tham gia sàn giao dịch Kraken và đạt ATH mới

Sau khi ra mắt thành công Ethereum vào ngày 30/07/2015, đội ngũ Ethereum đã quyết định trở thành đối tác với Kraken vào ngày 07/08/2015.

Bản phát hành ra mắt trên sàn giao dịch Kraken, một trong những nền tảng lưu trữ token ETH đầu tiên, đã đạt volume giao dịch lớn nhất trong những ngày đầu là 3 triệu Ethereum (ETH), tương tự với khoảng 15 nghìn Bitcoin vào thời điểm đó. Đây có thể nói là một con số volume giao dịch rất lớn trong khoảng thời gian đó của ETH đối với toàn bộ thị trường tiền điện tử.

Quyết định của Ethereum kết hợp với quy trình đăng ký bốn bước được đơn giản hoá của Kraken giúp người mua dễ dàng tiếp cận hơn với loại tiền điện tử mới (ví dụ: ETH).

Sàn giao dịch Kraken lúc đó được xây dựng dựa trên sự công khai được tạo ra từ thông điệp Farawell New York trong bối cảnh các vấn đề được công bố rộng rãi của họ liên quan tới BitLicense.

The DAO được ra mắt và thảm hoạ của DAO bị hacker tấn công (2016)

DAO là tổ chức tự trị phi tập trung được ra mắt vào ngày 30 tháng 4 năm 2016 trên blockchain Ethereum. DAO được thiết kế để bỏ phiếu về việc phân bổ các quỹ tập thể của The DAO cho các tổ chức, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Việc tổ chức tự trị phi tập trung, The DAO của Ethereum hoạt động theo mô hình như trên, được bắt đầu bởi công ty khởi nghiệp Stock.it của Đức thời điểm đó vẫn còn tại vị, DAO ra mắt vào ngày 30/04/2016 với thời hạn tài trợ 28 ngày.

Sự kiện bán token này sau khi hết thời hạn 28 ngày cho khoản đầu tư & tài trợ, trong đó các token này sẽ bị locked (khoá) và DAO sẽ bắt đầu triển khai hoạt động.

Ba tuần sau khi bán token, The DAO đã huy động được hơn 150 triệu đô la từ hơn 11.000 nhà đâu tư, khiến nó trở thành một trong những chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng lớn nhất trong lịch sử tiền điện tử vào thời điểm đó.

Đọc thêm:
DAO là gì? Tiềm năng thúc đẩy DAO bùng nổ

Tuy nhiên, ngay cả trước khi việc bán token Ethereum (ETH) kết thúc, một số người xem đã bày tỏ lo ngại về các lỗ hổng trong ví smart contract của The DAO, lỗ hổng này sẽ cho phép số ETH của The DAO bị rút cạn kiệt.

Trong khi các lập trình viên Ethereum cố gắng sửa lỗi, có một kẻ đã tấn công để khai thác lỗ hổng của smart contract và bắt đầu bòn rút tiền từ The DAO, số tiền mà hacker rút được là 3.6 triệu token ETH tương đương khoảng 14% tổng cung lưu hành thời điểm đó, số tiền này sau đó đã được chuyển vào ví “con” của The DAO theo smart contract và bị tạm khoá trong vòng 28 giờ.

Giá của ETH lúc đó đã giảm mạnh từ $21 xuống còn 11 đô chỉ trong một ngày kèm theo đó trong khi chờ đợi đội ngũ của Ethereum sửa chữa lỗ hổng này, cộng đồng của Ethereum cũng đã tranh luận về cách ứng phó với cuộc tấn công. Tuy nhiên nguyên nhân chính của việc giá trị của ETH giảm mạnh như vậy thì có thể nói một số lượng lớn các nhà đầu tư đã mất niềm tin vào ETH tại thời điểm đó.

Phản ứng của Ethereum đối với vụ tấn công DAO

Ban đầu, nhà sáng lập Ethereum Vitalik Buterin, đã đề xuất một soft fork của blockchain Ethereum, tuy nhiên hacker này hoặc một ai đó đã đóng giả hacker đã gửi tới Ethereum một bức thư về tuyên bố rằng số tiền này đã được nhận theo một cách “hợp pháp” bởi các quy tắc được đặt ra trong smart contract của The DAO, và trong bức thư này cũng tuyên bố rằng họ sẽ thực hiện các hành động pháp lý để chống lại bất kỳ ai cố gắng chiếm đoạt số Ethereum (ETH) này.

Sau nhiều cuộc tranh luận, cuối cùng Ethereum sử dụng một giải pháp thứ hai – một bản hark fork, bản hark fork này được diễn ra thành công vào block 192.000 vào ngày 20/07/2016.

Fork “chính thức” mới, vẫn được giữ tên là Ethereum (ETH) và nền tảng trước đó được gọi là Ethereum Classic (ETC), số ETH nắm giữ trước đó của của hacker, vào thời điểm đó đã thành token ETC, nơi hacker vẫn có thể truy cập vào token của họ.

Tổ chức Enterprise Ethereum Alliance (EEA) được thành lập (2017)

Sau nhiều tuần làm việc chăm chỉ để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng (DDoS), kể từ sau khi cuộc tấn công The DAO kết thúc, Ethereum cần một chiến thắng hoàn toàn vang dội.

Vào ngày 28 tháng 2 năm 2017, tổ chức Enterprise Ethereum Alliance (EEA) chính thức được ra đời, tổ chức này gồm một nhóm người ủng hộ thuộc những chuyên ngành khác nhau quan tâm tới việc hỗ trợ, sử dụng các công cụ và chức năng của nền tảng.

Tổ chức này ban đầu bao gồm hơn 30 thành viên và tìm cách ủng hộ những nền tảng trong lĩnh vực blockchain như một tiêu chuẩn ngành mới, để phát triển doanh nghiệp.

Các thành viên hội đồng sáng lập bao gồm những đại diện từ Accenture, Ethereum Foundation, CME Group, ConsenSys, Intel, JP Morgan, Microsoft, IC3, BlockApps, Banco Santander, ngân hàng quốc gia Canada,…

EEA cũng sẽ đóng vai trò trong việc phát triển các tiêu chuẩn cho nền tảng Ethereum và hợp tác với thiết kế hệ thống DeFi trong tương lai. Xây dựng dựa trên cách tiếp cận nguồn mở (open-source), tăng cường bảo mật & quyền riêng tư (Privacy).

Nói cách khác, tổ chức này là một chìa khoá đối với các doanh nghiệp để tiến tới mở rộng vào lĩnh vực blockchain, cũng như các doanh nghiệp này sẽ giúp nền tảng Ethereum tăng cường hệ thống bảo mật an toàn hệ thống và một môi trường riêng tư.

Nâng cấp Byzantium & giảm block reward: 3 ETH/block (2017)

Một năm trôi qua kể từ khi sự kiện The DAO bị tấn công diễn ra, nhằm giảm tỷ lệ lạm phát của ETH, Ethereum đã ra mắt bản nâng cấp của Byzantium với mục đích tiến hành giảm phát tỉ lệ số ETH cho mỗi block mà miner khai thác được từ 5 ETH/block xuống còn 3 ETH/block, bản nâng cấp này diễn ra thành công khi block thứ 4.370.000 được khai thác trên Ethereum, vào ngày 10/06/2017.

Bản nâng cấp Byzantium chỉ là một phần được phân đoạn trong hard ford Metropolis, bản nâng cấp còn lại là Constantinople tại thời điểm ngày 10/16/2017 bản nâng cấp này vẫn chưa có ngày ra mắt chính thức.

Bản nâng cấp Byzantium gồm những thay đổi chính giao thức riêng biệt giúp cải thiện hiệu quả và tính ổn định của Ethereum, gồm:

  • Bổ sung opcode “REVERT”
  • Cho phép xử lý lỗi không tốn phí gas (EIP 140)
  • Biên nhận giao dịch (EIP 658)
  • Giảm block reward từ 5 xuống 3 ETH (EIP 649)
  • Và các thay đổi khác gồm EIP197, EIP 198, EIP 211, EIP 214, EIP 100

Microsoft tiết lộ “Proof of Authority” được hỗ trợ bởi Ethereum trên Azure (2018)

Đánh dấu bước tiếp theo trong sự hợp tác của Microsoft với Ethereum, Azure đã thêm Ethereum vào nền tảng này.

Auzure là một nền tảng giải pháp điện toán đám mây dựa trên Microsoft. Được cung cấp theo mô hình phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), nền tảng này đã cung cấp các giải pháp doanh nghiệp có thể mở rộng cho một số doanh nghiệp và khách hàng ở quy mô khác nhau.

Những cải tiến công nghệ mới nhất cho phép người dùng tạo và triển khai các giải pháp blockchain “trong vòng vài phút”, giúp tiết kiệm thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Điều này cung cấp một giải pháp khuôn mẫu và phù hợp với những người dùng có kiến ​​thức từ thấp đến trung bình về việc xác định cấu hình, hoặc nghiên cứu một dự án blockchain nào đó.

Những điều trên được thêm vào bên cạnh các chức năng của Ethereum hiện có, cung cấp giải pháp đối với PoW (Proof of Work) để xác thực.

Proof of Authority (PoA) được thiết kế để sử dụng với các mạng được cấp hép, những mạng được tạo nên từ những validator và những cá nhân khác đã có hiệu lực từ trước. Nói chung, điều này làm cho việc xây dựng các Dapps trên Ethereum trở nên đơn giản và mạnh mẽ hơn.

Nâng cấp Constantinople & giảm block reward: 2 ETH/block (2019)

Vào tháng 12/2018, các nhà phát triển Ethereum đã quyết định nâng cấp mạng lưới. Bản nâng cấp có tên là Constantinople, chủ yếu giải quyết việc nâng cấp bảo trì và tối ưu hóa trong mạng lưới.

Tiếp đó, tại tháng 01/2019, hard fork được thực hiện thành công với số khối (block) 7,280,000, các tính năng có hiệu lực và người dùng được yêu cầu chuyển sang khối (block) mới để thực nghiệm.

Sau khi được kích hoạt, Constantinople giúp giảm phát hành phần thưởng khối từ 3 ETH xuống 2 ETH, việc giảm phần thưởng khối sẽ tác động một phần các thợ đào (theo nhiều đánh giá khách quan).

Xét về tổng quan, hard fork Constantinople đánh dấu cho cột mốc trong quá trình chuyển đổi của ether từ Proof of Work sang Proof of Stake.

Ethereum Constantinople áp dụng chủ yếu các EIPs như EIP-1234, EIP-145, EIP-1052, EIP-1014, EIP-1283.

Ngoài việc giảm phần thưởng khối xuống 2 ETH, hard fork này mang lại sự cải tiến về hiệu suất, tính giảm phát, tính chính xác và độ thực thi smart contract có chi phí thấp hơn, tăng hiệu suất xác minh các smart contract bên ngoài không gian chuỗi, cải thiện phí,..

London hard ford & chuyển đổi PoW sang PoS (2021)

Ethereum London là một đợt hard fork giới thiệu hai đề xuất cải tiến Ethereum (EIP) mới, với việc phát hành Ethereum 2.0 (Serenity) được lên kế hoạch vào năm 2022, bản cập nhật London chuẩn bị cho việc chuyển sang Proof of Stake.

London hard fork là một bản nâng cấp mạng lưới bao gồm năm đề xuất cải tiến Ethereum (Ethereum Improvement Proposal – EIP): Thay đổi cơ chế tính phí (EIP 1559), BASEFEE opcode (EIP 3198), Giảm hoàn lại gas (EIP 3529), Từ chối các smart contract mới bắt đầu bằng 0xEF (EIP 3541) và Difficilty Bomb bị trì hoãn (EIP 3554).

Sau London hard fork với đề xuất 1559, blockchain Ethereum sẽ đốt phí cơ bản làm giảm nguồn cung ETH tổng thể. Hiệu ứng này sẽ tạo ra áp lực giảm phát đối với ETH. Nói cách khác, nguồn cung ETH sẽ trở nên hạn chế giống như nguồn cung của Bitcoin. Nếu nguồn cung tiền điện tử bị hạn chế, nhu cầu về nó sẽ tăng lên theo thời gian, điều này có thể đẩy giá lên.

Hard fork được triển khai, mỗi khối sẽ có một khoản phí cố định, và khoản khí này sẽ bị đốt (burn) khỏi lưu thông. Sự thay đổi này là kết quả của EIP-1559.

Tổng quát, London hard fork diễn ra thành công, về lâu dài, cơ chế này sẽ đưa tới hy vọng sẽ loại bỏ phí giao dịch cao “điên cuồng” mà hầu hết chúng ta đều đã gặp phải trên mạng Ethereum.

Những sự kiện sắp tới của Ethereum

  • The Merge dự kiến sẽ được ra mắt vào cuối Q3/2022.
  • Hội nghị ETHSeattle diễn ra tại Seattle, Hoa Kỳ vào ngày 08/06/2022.
  • Metaverse Summit được diễn ra vào 16-17/07/2022, tại Paris – Pháp.
  • Hội nghị ETHCC được tổ chức hằng năm tại Châu Âu diễn ra vào 19-21/07/2022, tại Paris – Pháp.

Kết luận

Hiên tại, sự kiện The Merge đang được cộng đồng tiền điện tử quan tâm, sự kiện này cũng không rõ ràng về thời gian cụ thể, nhưng nếu không thể đạt được sự nâng cấp The Merge thành công, có lẽ sẽ ảnh hưởng tới thị trường một cách sâu sắc (ví dụ trường hợp về stETH).

Thực sự những gì mà Ethereum định hướng và phát triển, nếu được ứng dụng vào cuộc sống một cách rộng rãi sẽ thay đổi toàn bộ bộ mặt của thế giới. Nó sẽ tác động đến từng ngõ ngách, vì vậy tiềm năng của nó là rất lớn.

Trên đây là những sự kiện nổi bật về Ethereum kể từ khi phát triển cho tới nay, mình tin đây sẽ là công cụ chất lượng cho những ai quan tâm đến thị trường tiền điện tử. Hi vọng mọi người tận dụng được sức mạnh của dữ liệu để đem đến kết quả đầu tư và trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Bài viết liên quan:

GTA Team

ham gia thảo luận cùng GTA team tại:

Website Facebook | Twitter | Trading | Research | Youtube

SÀN GIAO DỊCH HÀNG ĐẦU

Sàn BybitSàn Bybit

Related Posts