Mục lục
Lịch sử hình thành phát triển của Ripple
- Vào đầu năm 2004, ý tưởng đầu tiên của Ripple bắt đầu được nhem nhóm bởi Ryan Fugger. Ý tưởng này được phát triển với mục đích đưa Ripple trở thành một mạng thanh toán hoạt động như một hệ thống tiền điện tử phi tập trung.
- Năm 2005, hệ thống sơ khai này đi vào hoạt động và cung cấp một giải pháp an toàn cho hệ thống thanh toán toàn cầu.
- Fugger bắt đầu bàn giao dự án và kết hợp cùng Jed McCaleb, hiện tại đang là CEO của Ripple, và Chris Larsen vào năm 2012. Cả ba đã cùng bắt tay thành lập công ty công nghệ mang tên OpenCoin đặt trụ sở tại Hoa Kỳ.
- Năm 2013, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs và tới năm 2015 cái tên Ripple chính thức được ra đời sau khi Ripple Labs đổi tên. Kể từ thời điểm này nền tảng Ripple tập trung vào giải pháp thanh toán cho các tổ chức tài chính và ngân hàng.
Đồng XRP, đồng tiền cơ sở của nền tảng Ripple là gì?
Đồng XRP là một token được sử dụng để đại diện cho việc chuyển đổi giá trị trên RippleNet. Mục đích chính của XRP là trở thành một trung gian hòa giải cho các giao dịch khác — cả tiền điện tử và tiền tệ fiat với mức chi phí giao dịch chỉ là $0,00001.
Có một sự thật thú vị: sau khi giao dịch, số tiền $0,00001 sẽ “biến mất” khỏi nền tảng và không thể được bổ sung. Vì vậy, với mỗi giao dịch, thế giới trở nên nghèo hơn 0,00001 đô la. Nó được thiết kế theo cách đó để ngăn chặn các cuộc tấn công của các spammer.
Những người sáng tạo ra Ripple, họ là ai?
Như đã nêu ở trên vào năm 2012 Ripple bắt đầu được bàn giao cho Jed McCaleb và Chris Larsen và lúc này Ripple đã có những chuyển biến rõ rệt.
- Chris Larsen: là một nhà đầu tư “Angel”, giám đốc điều hành kinh doanh và một nhà hoạt động về quyền riêng tư, ông được coi là người giàu nhất trong lĩnh vực tiền điện tử. Ông nổi tiếng với việc đồng sáng lập một số công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính trực tuyến, bắt đầu với một công ty cho vay thế chấp trực tuyến E-loan vào năm 1996.
- Jed McCaleb: là một lập trình viên và doanh nhân nổi tiếng. Ông là người đồng sáng lập một số startup tiền điện tử, bao gồm Ripple (XRP), Stellar (XLM), eDonkey, Overnet và sàn Mt. Gox (ông đã bán cổ phần của mình và nền tảng đã được mã hóa lại trước khi xảy ra vụ hack), lúc đó, sàn này đã xử lý hơn 70% tất cả các giao dịch Bitcoin trên toàn thế giới.

Thuật toán đồng thuận của nền tảng Ripple là gì?
Nền tảng Ripple không sử dụng một blockchain để thực hiện xác nhận các giao dịch, điều này khác hoàn toàn với những đồng tiền điện tử lớn như đồng Bitcoin và đồng Ethereum.
Điều này có vẻ rất kỳ lạ trong không gian tiền điện tử, khi mà không sử dụng một blockchain thì làm sao để xác minh một giao dịch.
Vì vậy Ripple đã cho ra mắt thuật toán đồng thuận của riêng mình: thuật toán đồng thuận giao thức Ripple (RPCA).
Với thuật toán này, một giao dịch phải đạt được sự “gật đầu” của tất cả các node thì mới có thể hoàn thành. Nếu có bất kỳ 1 node nào đó không đồng thuận thì sẽ không có gì xảy ra đến khi vấn đề được giải quyết.
Ripple và đồng XRP được ứng dụng vào việc gì?
Giảm chi phí giao dịch tài chính
Việc chuyển đổi trực tiếp giữa các loại tiền tệ khác nhau đôi khi diễn ra rất khó khăn và hiện tại hầu như phần lớn các ngân hàng trên thế giới đều lựa chọn đồng đô la Mỹ (USD) làm đồng tiền trung gian.
Chính vì vậy khi bạn chuyển đổi sẽ có thể bị mất 2 lần phí qua trung gian. Thông thường mức phí này không hề thấp.
Nhưng với RippleNet và đồng XRP bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi tiền tệ một cách dễ dàng, nhanh chóng và mức phí thấp.
Giao dịch xuyên biên giới nhanh chóng
Hiện tại nếu bạn sử dụng đồng XRP để thực hiện một giao dịch thì chưa tới 4s giao dịch đó đã được hoàn thành. Một tốc độ kinh hoàng khi đem so sánh với Bitcoin (mất gần 1h đồng hồ hoặc vài giờ nếu số lượng lớn), Ethereum (thông thường tầm 5 phút).
Lợi ích mang lại của Ripple là gì?
- Ripple được thiết kế với mục đích là một nền tảng, hệ thống thanh toán chặt chẽ như Bitcoin nhưng với mức phí thấp và tốc độ nhanh hơn nhiều.
- Ripple là một tổ chức, công ty rõ ràng và là một đối tác với nhiều ngân hàng, có tiềm năng ứng dụng và gia tăng giá trị trong tương lai.
- Sử dụng Ripple để chuyển đổi tiền tệ sẽ chỉ chịu mức phí cực thấp.
Liệu đầu tư Ripple có phải là một khoản đầu tư tốt
Chú ý: không có khoản đầu tư nào an toàn 100% và mỗi quyết định đều có rủi ro. Trong mọi trường hợp, đó là tùy thuộc vào bạn để quyết định. Tuy nhiên, dưới đây là một số ưu và nhược điểm hữu ích cho bạn.
Ưu điểm:
- Như đã nhấn mạnh ở trên, Ripple là một tổ chức chính thức được nhiều ngân hàng tin tưởng — nó không phải là một startup Blockchain khác từ một công ty không tên.
- Không lạm phát. Tất cả các token đều được khai thác ngay từ đầu và đã tồn tại.
- Càng nhiều ngân hàng sử dụng nó làm nền tảng giao dịch của họ, giá trị của XRP càng cao. Nếu một ngày, tất cả các ngân hàng quyết định bắt đầu sử dụng nó như một loại tiền tệ ngân hàng thống nhất thay vì xử lý các giao dịch tiền tệ dư thừa — nó sẽ tạo ra một vận may tốt đẹp cho tất cả “early bird” (những người đầu tiên) đầu tư vào Ripple.
Nhược điểm:
- Nó mang tính tập trung cao. Toàn bộ ý tưởng bạn đầu của tiền điện tử là tránh sự kiểm soát tập trung. Vì các token đã được khai thác, các nhà phát triển Ripple có thể quyết định khi nào và bao nhiêu sẽ được phát hành, hoặc không phát hành. Vì vậy, về cơ bản giống như đầu tư vào ngân hàng.
- Ngoài việc hợp tác hóa, ngày nay nó còn là một sự độc quyền khi Ripple Labs sở hữu 61% số coin.
- Nó là mã nguồn mở — rất thông minh, thế nhưng một khi code có thể truy cập được, rất có thể nhiều người sẽ cố gắng hack nó.
Tại sao Ripple lại bị chỉ trích?
Mặc dù có một danh sách dài các ngân hàng có uy tín đang có kế hoạch sử dụng Ripple, nhưng theo Financial Times, hầu hết trong số họ vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Một số ít người giao dịch tiền thật sử dụng nền tảng nhưng không sử dụng token. Vì vậy, có lẽ các ngân hàng “không ưa chuộng Ripple” đến thế.
Nó có thể đóng băng các giao dịch của bạn. Ví dụ lớn nhất về điều này là khi Jed McCaleb, người sáng lập Ripple Labs, đã cố gắng bán Ripple trị giá hơn 1 triệu đô la. Giao dịch đã bị đảo ngược. Có tin đồn rằng Jed đã vi phạm hợp đồng, mặc dù vậy, khả năng đóng băng một giao dịch là trái với các nguyên tắc cơ bản của tiền điện tử.
Xem thêm: Mua Ripple: 3 Bước mua Ripple đơn giản nhất cho người mới
Góc Tiền Ảo